Trường phổ thông trung học thành bệnh viện dã chiến 350 giường
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 1 đặt tại Trường THPT Phú Nhuận, quy mô 350 giường, trong đó 60 giường hồi sức (ICU), hoạt động từ ngày 12/8.
Ông Nguyễn Đông Tùng, Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, cho biết quận tức tốc thiết lập bệnh viện dã chiến nhằm góp phần chăm sóc, điều trị tốt nhất cho F0, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, giảm tải cho các bệnh viện điều trị Covid-19. Đây là bệnh viện thuộc tầng 3 trong mô hình tháp 5 tầng điều trị tại TP HCM.
Bệnh viện được thiết lập chỉ trong một tuần, phân luồng chống nhiễm khuẩn, gồm cấp cứu điều trị ICU, khu điều trị F0 có bệnh nền, khu điều trị F0 có triệu chứng, khu hội chẩn… Nơi đây trang bị máy chụp X-quang, máy thở oxy dòng cao (HFNC), máy siêu âm, hệ thống oxy trung tâm với 145 đầu khí, các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao khác.
Ban đầu, 65 y bác sĩ và nhân viên từ Viện Y Dược học dân tộc TP HCM sẽ quản lý, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại đây.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Viện trưởng Y Dược học Dân tộc TP HCM, tham gia quản lý tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 1, khẳng định điều quan trọng nhất là oxy trung tâm đã có đầy đủ. Các thiết bị ở đây đáp ứng điều trị tốt cho yêu cầu tầng 3, giúp F0 chuyển nặng được xử lý nhanh ngay tại quận.
Video đang HOT
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 1 hoạt động từ ngày 12/8. Ảnh: Hà Văn Đạo.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó Viện trưởng Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, thành viên Tổ công tác Bộ Y tế tại quận Phú Nhuận, cho biết bệnh viện dã chiến này vị trí thông thoáng, xa khu dân cư. Viện có hệ thống máy móc hiện đại, oxy đầy đủ, người nhiễm Covid-19 ở mức độ vừa sẽ được điều trị tốt ngay từ tuyến quận.
Ông Thiều nhận định tthời gian qua Phú Nhuận áp dụng các biện pháp quyết liệt để phòng, chống Covid-19 mang lại hiệu quả. Ngoài bệnh viện dã chiến này, quận còn có cơ sở 2 của Bệnh viện Phú Nhuận với khoảng 80 giường, điều trị cho bệnh nhân ở quận thuộc tầng 1-2-3.
Dự kiến, khi tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát, các cơ sở cách ly, điều trị hiện có trên địa bàn đủ đáp ứng, quận Phú Nhuận sẽ tổng vệ sinh, khử khuẩn, hoàn trả hiện trạng để trường THPT Phú Nhuận đảm bảo đón năm học mới.
Từ 27/4 đến sáng 12/8, hơn 135.000 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố tại TP HCM. Hiện, hơn 32.600 F0 điều trị tại các cơ sở, trong đó 1.558 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO.
'Tây Ninh thiếu 1.000 y bác sĩ nếu số ca nhiễm lên 5.000'
Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đang lên kịch bản ứng phó với tình huống số ca Covid-19 lên 3.000, nếu tăng lên 5.000 ca thì nhân lực y tế sẽ thiếu trầm trọng.
Thông tin được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết khi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống Covid-19, ngày 10/8.
Theo ông Ngọc, đến nay Tây Ninh ghi nhận 3.078 ca Covid-19, cách ly hơn 14.000 F1. Hiện 158 doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", với khoảng 26.000 lao động. 14 cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19, hơn 900 y bác sĩ, khoảng 3.440 giường, chia thành 3 tầng (không triệu chứng, triệu chứng nhẹ - trung bình và triệu chứng nặng) điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca tăng nhanh, chủ yếu ở thị xã Trảng Bàng và huyện Dương Minh Châu. Tỉnh đang chuẩn bị kịch bản 3.000 ca, thiết lập các bệnh viện dã chiến đáp ứng yêu cầu điều trị từ 5.000 đến 10.000 ca Covid-19. Năng lực xét nghiệm toàn tỉnh hiện đạt gần 2.500 mẫu đơn mỗi ngày, thời gian tới có thể nâng lên gần 3.300 mẫu.
Theo lãnh đạo tỉnh, để đáp ứng khả năng điều trị 5.000 ca F0, Tây Ninh thiếu khoảng 1.000 y bác sĩ, 350 máy thở chức năng cao, 230 máy thở xâm nhập và không xâm nhập, 140 máu lọc máu liên tục, 17 hệ thống ECMO, 83 hệ thống oxy dòng cao (HFNC)...
"Khó khăn lớn nhất của Tây Ninh hiện nay là số bệnh nhân tăng quá nhanh, năng lực các bệnh viện dã chiến quá tải, điều trị còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên môn cũng như trang thiết bị điều trị Covid-19...", ông Ngọc nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (áo xanh nhạt) kiểm tra công tác chuẩn bị Bệnh viện Dã chiến số 1 tại Khu công nghiệp Thành Thành Công, thị xã Trảng Bàng. Ảnh: VGP
Phó thủ tướng Đam cho rằng chiến lược quan trọng hàng đầu hiện nay là phải giãn cách xã hội thật nghiêm để giảm F0, giảm tối đa tỷ lệ F0 không triệu chứng chuyển sang triệu chứng nhẹ, từ nhẹ chuyển sang nặng.
Hiện nay tỷ lệ F0 không triệu chứng chuyển sang có triệu chứng ở Tây Ninh là 36%. Tỷ lệ này được Phó thủ tướng đánh giá là quá cao. Tại huyện Củ Chi (TP HCM) tỷ lệ này khoảng 3%, một số quận khác của TP HCM cũng lên đến 30%, ở Khánh Hòa khoảng 10%...
"Tỉnh phải tổ chức lại ngay khu thu dung tầng một để giảm tỷ lệ này xuống", ông Đam nói.
Ngoài ra, Phó thủ tướng yêu cầu tại các cơ sở điều trị tầng hai, Tây Ninh phải khẩn trương lắp đặt hệ thống oxy tập trung, máy thở dòng cao (HFNC)... chứ không chỉ tăng số giường bệnh đơn thuần.
Số giường bệnh không theo kịp số ca Covid-19 tăng ở Đồng Nai Số ca Covid-19 ở Đồng Nai tăng vượt khả năng xét nghiệm, dẫn đến chậm xác định và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, theo ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh. Ông Bình đưa ra nhận định trên trong buổi làm việc với tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh, chiều...