Trường phi công lớn nhất Philippines mở cửa cho nữ giới
Trường đào tạo bay lớn nhất Philippines đang nỗ lực tuyển thêm nữ giới đào tạo phi công nhằm đáp ứng số lượng còn thiếu hụt.
Châu Á đang thiếu hụt phi công trầm trọng
Nếu như trước kia nữ giới không được khuyến khích lái máy bay thì nay rất nhiều nước, đặc biệt ở khu vực châu Á lại đang mời gọi thêm nhiều nữ giới tham gia lĩnh vực này.
Mới đây nhất, trường đào tạo bay lớn nhất Philippines đang nỗ lực tuyển thêm nữ giới đào tạo phi công nhằm đáp ứng số lượng còn thiếu hụt.
Người sáng lập trường đào tạo bay Alpha Aviation Group, ở tỉnh Pampanga, Philippines – ông Bhanu Choudhire cho biết: “Tại sân trường Alpha lúc này, cứ 5 học viên (trong tổng số 550 sinh viên) thì lại có một nữ giới. Con số này vượt trội hơn so với tỉ lệ 3% phi công là nữ trên toàn thế giới”.
Theo ông Choudhire, tập đoàn này đã tổ chức nhiều chương trình tuyển dụng ở một số trường đại học và mời các phi công nữ đến để chia sẻ với sinh viên, khuyến khích nữ sinh ứng tuyển.
Sáng kiến này được thực hiện nhằm xoá đi định kiến trước đây tại Philippines đó là chỉ có đàn ông mới ứng tuyển vào trường bay.
Đồng thời, nó cũng diễn ra trong bối cảnh châu Á nói chung và Philippines nói riêng đang chứng kiến cảnh thiếu hụt phi công trầm trọng.
Hãng sản xuất máy bay Boeing ước tính, châu Á sẽ cần thêm 266.000 phi công tính đến năm 2038 vì mức độ bùng nổ đi lại bằng đường hàng không trong khu vực đang tăng nhanh nhất trên thế giới.
Một số hãng hàng không thiếu nhân viên trong khu vực đã phải cắt chuyến. Nhiều hãng địa phương khắc phục bằng cách tự thành lập các học viện riêng để đào tạo thêm phi công cho mình.
Theo baogiaothong
Ít ai biết trên thế giới có nữ phi công không tay... lái máy bay
Sinh ra đã không có tay, nhưng Jessica Cox không ngừng ước mơ được trở thành phi công và cuối cùng điều ước của cô cũng trở thành sự thật.
Đôi khi chúng ta cảm thấy thất vọng vì không thành công. Chúng ta cũng có thể sẽ không đạt được một mục tiêu nào đó hay chúng ta thường đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn liên tục được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng. Dù bối cảnh của những câu chuyện đó là gì, chúng ta luôn rút ra được những bài học cần thiết để có thể đạt được những thức mà bạn đặt ra. Và Jessica Cox là bằng chứng sống cho điều đó.
Không may mắn khi ra đời đã không có cả 2 tay, nhưng Jessica không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.
Jessica Cox là nữ phi công không tay đầu tiên.
Ra đời vào ngày 2.2.1983, lần đầu tiên nhìn thấy Jessica Cox, cha mẹ cô đã thực sự bị sốc khi con gái không có cả 2 tay. Các bác sĩ đã không thể nào giải thích tại sao lại như vậy, khi tất cả các xét nghiệm trước đó đều không cho thấy có gì bất thường
Không thể làm gì để cứu vãn điều này, cha mẹ Jessica chỉ biết cố gắng cho con gái sống một cuộc sống giống như bao đứa trẻ khác. Jessica đi học bình thường và không cần bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào. Cô cũng tự tin nhảy trước trước đám đông dù ban đầu rất sợ hãi và lo lắng. Chính từ màn biểu diễn đầu đời này, Jessica đã nhận ra một điều là cô sẽ không bao giờ để nỗi sợ hãi ngăn cô làm những việc mà mình đã đặt mục tiêu.
Đó cũng là lý do tại sao một ngày trên đường đến trường, Jessica đã quyết định không bao giờ sử dụng cánh tay giả nữa. Jessica chia sẻ suốt 11 năm sử dụng tay giả, cô chưa bao giờ cảm thấy thoải mái. Cô cảm thấy kết nối với đôi chân của mình nhiều hơn là với cánh tay giả.
Câu chuyện của Jessica đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới.
Sau khi học xong trung học, Jessica đăng ký vào Đại học Arizona để học ngành tâm lý học. Đến năm 2005, cô tốt nghiệp đại học. Sau đó, cô đã trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Jessica truyền cảm hứng cho mọi người để đạt được ước mơ của họ, bất kể hoàn cảnh của họ là như thế nào. Cô đã mang thông điệp của mình đi khắp thế giới, tổ chức các hội thảo và hội nghị để truyền cảm hứng cho mọi người.
Jessica là một võ sĩ đai đen Taekwondo.
Tuy nhiên, trong tâm trí của Jessica luôn tồn tại một ý nghĩ có vẻ thật viển vông với một người như cô, đó là cô luôn muốn bay lên trời cao, ngắm nhìn thế giới.
Một cựu phi công lái máy bay chiến đấu tên Robin Stoddard, người đại diện cho một tổ chức từ thiện có tên là Chuyến bay Wright, đã trao cho Jessica cơ hội học lái máy bay. Dù rất do dự lúc đầu, nhưng Jessica đã biến những suy nghĩ tiêu cực thành điều tích cực và cô đã nhận học bổng do tổ chức từ thiện Able Flight cung cấp.
Vì thiết kế của máy bay là chỉ có thể điều khiển bằng tay, nên trong trường hợp của Jessica, cô đã phải tìm một chiếc máy bay phù hợp với hoàn cảnh của mình - một chiếc máy bay mà cô có thể lái bằng chân.
Jessica có thể chơi piano bằng chân.
Jessica từ chối sử dụng tay giả vì không cảm thấy thoải mái. Thay vào đó cô thấy dùng chân dễ dàng hơn.
Sau 3 năm, Jessica đã xuất sắc hoàn thành khóa đào tạo của mình với sự giúp đỡ của người hướng dẫn, Parrish Traweek. Jessica đã vượt qua kiểm tra vào ngày 10.10.2008 và trở thành một phi công được cấp phép đầy đủ, có thể lái máy bay thể thao hạng nhẹ.
Ngoài lấy được bằng phi công, Jessica còn khiến nhiều người thán phục khi có thể chơi piano, lái xe, đeo kính áp tròng. Đặc biệt cô là một võ sĩ đai đen Taekwondo và là nhà vô địch môn võ này tại bang Arizona năm 2014.
Bằng nỗ lực của mình, Jessica đã đạt được ước mơ trở thành phi công từ ngày bé.
Trong suốt nhiều năm, Jessica đã đặt chân tới 23 quốc gia và đưa ra những thông điệp tuyệt vời của cô về tư duy tích cực. Câu chuyện của cô là bằng chứng xác thực cho việc: Dù thế nào đi chăng nữa, bạn phải ước mơ. Bạn phải tin rằng dù có bất kể điều gì xảy ra, nếu bạn tiếp tục với việc mình đang làm, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Theo Danviet
Chuyến bay bị hoãn vì thiếu phi công, hành khách bất ngờ xung phong thay cơ trưởng cầm lái Điều mà mọi hành khách tại sân bay ghét nhất chính là việc phải nghe thông báo chuyến bay của mình bị hoãn. Michael Bradley phải đóng vai cơ trưởng "bất đắc dĩ" cho chuyến bay của chính mình (Ảnh: Birmingham Live) Tuy nhiên với những hành khách trên chuyến bay từ Manchester, Anh đến Alicante, Tây Ban Nha của hãng hàng không...