Trường ở Trung Quốc bắt học sinh dùng búa đập điện thoại
Nhiều người bức xúc cho rằng bắt học sinh tự đập vỡ điện thoại không giúp cai nghiện di động, ngược lại sẽ gây nên ám ảnh tâm lý cho các em.
Tân Hoa Xã đưa tin ngày 11/4, một trường học tại Tín Dương ( Hà Nam, Trung Quốc) đã tổ chức cho các học sinh đập điện thoại trong buổi sinh hoạt đầu tuần. Theo video được chia sẻ trên mạng, các em lần lượt cầm điện thoại của mình lên bục, đặt lên chiếc bàn kê sẵn và tự dùng búa đập nát chúng trước sự chứng kiến của bạn bè, thầy cô.
Sau khi những hình ảnh được lan truyền, cộng đồng mạng xứ Trung đã nổ ra tranh cãi. Nhiều người cho rằng việc bắt các em đập điện thoại là hành vi phản giáo dục, không những không giúp cai nghiện điện thoại mà còn ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ.
Các học sinh dùng búa đập vỡ điện thoại trước toàn trường.
Trước nhiều chỉ trích, hiệu trưởng của trường lên tiếng giải thích rằng việc để hai học sinh lên đập vỡ điện thoại là theo yêu cầu của phụ huynh. Vị hiệu trưởng nói thêm lý do là kỳ thi THPT sắp diễn ra, nhiều phụ huynh lo lắng vì không kiểm soát được việc con cái nghịch điện thoại.
“Để giáo dục con, phụ huynh đã viết giấy cam kết và học sinh cũng đồng ý để đập vỡ điện thoại”, vị này khẳng định.
Tuy nhiên, để học sinh đập điện thoại trước mặt giáo viên và bạn bè có thể để lại ám ảnh tâm lý cho các em, Tân Hoa Xã bình luận. Trong thời đại này, việc các em nghịch điện thoại là điều không hiếm và không đáng phải ngăn cấm theo cách cực đoan đến vậy.
Trên thực tế, đây không phải là trường hợp đầu tiên học sinh bị yêu cầu đập điện thoại để tập trung học hành.
Cuối năm 2020, một giáo viên cấp 2 ở tỉnh Vân Nam cũng bắt 3 học sinh lần lượt tự đập vỡ điện thoại trong lớp. Giáo viên này sau đó đã nhận nhiều chỉ trích, bị đình chỉ dạy.
Nhiều trường học ở Trung Quốc gặp khó khăn trong quản lý việc học sinh sử dụng thiết bị di động.
Trước đó, vụ một nam học sinh ở trường Trung học Triệu Thủy (Thiểm Tây) bị đuổi học chỉ vì mang điện thoại vào lớp cùng gây nên nhiều tranh cãi. Nhiều người phản đối cách làm này, cho rằng điện thoại là phương tiện, nó không có lỗi, vấn đề cần giải quyết là hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại đúng cách, hợp lý.
Phòng Giáo dục huyện Chiêu Thủy, tỉnh Thiểm Tây cho hay sự việc trên xảy ra do trường có quy định cấm học sinh mang điện thoại vào lớp học. Trong đó, nếu học sinh vi phạm sẽ bị xử phạt buộc thôi học.
Nhà nghiên cứu Chu Zhaohui, Học viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc, cho rằng hình phạt trên của trường tương đối nặng. Ông Xiong Bingqi (Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ XXI tại Trung Quốc) phân tích trước khi đưa ra quy định về hình phạt, nhà trường nên lắng nghe ý kiến của phụ huynh và học sinh, tránh đơn phương quyết định.
Trước thực trạng học sinh sử dụng điện thoại ngày càng phổ biến, tháng 3 vừa qua, Tổng Văn phòng Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra thông báo tăng cường quản lý điện thoại di động. Theo đó, các trường cấm học sinh mang điện thoại vào lớp, phụ huynh cần tăng cường giám sát việc con dùng điện thoại, đồng thời hướng dẫn các em sử dụng thiết bị một cách khoa học.
Tranh cãi học sinh tự đập vỡ điện thoại trước trường để chuyên tâm cho kỳ thi
Để chú tâm vào kỳ thi cấp 3, một số em học sinh ở Trung Quốc đã tự nguyện đập điện thoại di động ngay giữa sân trường.
Theo một đoạn video được công bố hôm 11/4, một trường cấp 2 ở thị trấn Tín Dương thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc đã yêu cầu học sinh tự tay đập điện thoại di động cá nhân trước mặt các bạn cùng trường. Hành động này được cho nhằm giúp học sinh tăng khả năng tập trung vào đợt ôn luyện để thi vào cấp 3 sắp tới.
Hình ảnh video cho thấy ít nhất 4 em học sinh lần lượt bước lên sân khấu của trường và dùng chiếc búa đã được để sẵn trên bàn để tự tay đập vào chiếc điện thoại vài lần trước sự chứng kiến của các bạn khác đang đứng dưới sân trường.
Học sinh tại một trường cấp 2 của Trung Quốc tự đập vỡ điện thoại để chú tâm cho kỳ thi vào cấp 3. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)
Thầy hiệu trưởng của trường cấp 2 giải thích rằng, biện pháp đập điện thoại để giúp học sinh chú tâm vào chuyện học đã nhận được sự đồng thuận từ phía các phụ huynh, bởi họ lo lắng con em dành quá nhiều thời gian cho chiếc điện thoại mà quên đi việc học ở trường. Cũng theo thầy hiệu trưởng, các em học sinh đã tán thành với biện pháp này.
"Các kỳ thi sắp diễn ra. Học sinh có thể học hành nghiêm chỉnh ở trường. Nhưng mỗi dịp cuối tuần được trở về nhà, các em lại dành nhiều thời gian hơn cho chiếc điện thoại. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Các em học sinh đã chấp thuận biện pháp mà nhà trường đưa ra, đồng thời ký tên vào lá đơn cam kết. Các em chỉ đập vỡ những chiếc điện thoại mang từ nhà đi, bởi sớm muộn chúng cũng không được dùng", thầy hiệu trưởng cho hay.
Tuy nhiên, sau khi xem đoạn video này, nhiều người lại tỏ ra lo lắng khi cho rằng đây là biện pháp không phù hợp khi vừa phá hoại tài sản cá nhân, vừa kích thích tính bạo lực của các em học sinh.
Song không ít người đồng tình với cách làm của nhà trường và nhấn mạnh việc đập điện thoại được xem mang tính cảnh cáo.
Hồi tháng Hai, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm học sinh cấp 1 và 2 mang điện thoại, cũng như sử dụng điện thoại ở trường học. Lệnh cấm được Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành nhấn mạnh học sinh cấp 1 và 2 không được mang theo điện thoại tới trường, trừ trường hợp cha mẹ học sinh cho phép.
Hồi tháng 11/2020, một trường học khác tại miền trung của Trung Quốc cũng đã tạo nên cuộc tranh luận trong cộng đồng mạng nước này, sau khi để các em học sinh tự ném điện thoại di động vào một chậu nước đặt sẵn trên sân khấu trường. Đây là hình phạt đối với các em học sinh không tuân thủ quy định của nhà trường.
Hiệu trưởng của ngôi trường khẳng định hành động của các em học sinh là hoàn toàn "tự nguyện" và được cha mẹ học sinh "vô cùng ủng hộ".
Chỉ cần nhìn vào chiếc đồng hồ treo trong lớp này là học sinh tức khắc chăm chú học bài, hết luôn cảnh ngồi ngáp đếm thời gian Chiếc đồng hồ "đặc biệt" sử dụng bảng nguyên tố hoá học đang nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Nhiều người hay trêu đùa rằng, học sinh là cái "nghề" sướng nhất. Nghĩ thì cũng đúng, vô lo vô nghĩ, việc cần làm tốt duy nhất là học hành sao cho giỏi giang. Một số khác lại cho rằng, cái...