Trường nữ sinh 100 tuổi ở Sài Gòn muốn được trùng tu
Marie Curie ra đời năm 1918, là trường nữ sinh đầu tiên ở Sài Gòn, được công nhận di tích nhưng hiện bị nghiêng lún.
Dãy nhà C trường Marie Curie bị xuống cấp. Ảnh: Trường Marie Curie
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản trình UBND TP HCM về phương án cải tạo, nâng cấp Trường THPT Marie Curie ( quận 3). Trường có 8 dãy phòng học nhưng dãy nhà C đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo biên bản của Công ty kiểm định Sài Gòn, dãy nhà này không thể sử dụng được vì nghiêng lún. Sở Xây dựng cùng Sở Văn hóa Thể Thao, Sở Quy hoạch Kiến trúc và Trung tâm Bảo tồn di tích đề nghị tháo dỡ, phục dựng nguyên trạng ban đầu.
Dãy nhà C hiện chỉ sử dụng 3 phòng ở tầng trệt, các phòng còn lại và tầng một bị bỏ trống vì nhà trường sợ nguy hiểm cho học sinh, giáo viên.
Trường Marie Curie tại quận 3. Ảnh: Flickr
Video đang HOT
Trường được người Pháp xây dựng từ năm 1918, lấy tên nhà nữ khoa học nổi tiếng Marie Curie. Đây là trường tư thục dành riêng cho nữ sinh, từng là trường THPT lớn nhất Việt Nam với hơn 5.000 học sinh mỗi năm. Marie Curie cũng là trường duy nhất ở Sài Gòn không thay đổi tên ban đầu do người Pháp đặt.
Trường Marie Curie được TP HCM công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – danh lam thắng cảnh năm 2015. Đây là trường công lập, dành cho cả nam lẫn nữ, có hơn 3.000 học sinh và khoảng 70 lớp.
Duy Trần
Theo VNE
Hiện vật độc bản Chăm phơi nắng mưa ở Bảo tàng Quảng Trị
Nhiều hiện vật độc bản Chăm ở Bảo tàng Quảng Trị sau thời gian phơi mưa nắng nay bị phong hóa, rêu mốc và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Bảo tàng Quảng Trị đang trưng bày, lưu giữ hơn 5.000 hiện vật có giá trị, theo kiểu thông sử, giới thiệu lịch sử con người, mảnh đất Quảng Trị từ khi hình thành vào thời cổ đại cho đến ngày nay.
Sau gần 10 năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục của bảo tàng có dấu hiệu xuống cấp. Đặc biệt, nhiều hiện vật văn hóa Chăm độc bản đang trưng bày ngoài trời, không có mái che bảo vệ bị phong hóa, đổi màu, ảnh hưởng tuổi thọ. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng khiến đường dẫn vào nơi trưng bày những hiện vật Chăm này ngập đến mắt cá chân.
Bức phù điêu lá nhĩ Trà Liên 1 và 2 có hình bán nguyệt, bằng đá sa thạch, được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc bản, ẩn sâu nhiều giá trị văn hóa lịch sử cần bảo vệ... dùng trang trí kiến trúc đền tháp Chăm nửa cuối thế kỷ 9.
Trên những hiện vật Chăm ngoài trời xuất hiện nhiều vệt mốc xanh, rêu phong lớn theo dòng nước chảy. Hai bức phù điêu này đang được bảo tàng Quảng Trị làm hồ sơ đề nghị là bảo vật quốc gia vì có ý nghĩa, giá trị lớn.
Tại nhà bảo tàng, nơi trưng bày các hiện vật cỡ nhỏ, đang bị lún nghiêng, nứt ngang dọc. Một phòng trưng bày ở tầng hai có trần làm bằng ván ép do thấm dột lâu ngày đã bị mục, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Bà Nguyễn Thị Lệ Hiền, Trưởng phòng thuyết minh hướng dẫn Bảo tàng Quảng Trị kể, mỗi lần mưa, nước từ trên mái thấm dột, chảy tràn xuống sàn nhà, phải dùng thau, chậu hứng và lấy khăn thấm nước vắt khô để bảo vệ hiện vật. Đơn vị phải đặt biển cảnh báo khách tham quan không nên vào khu vực thấm dột tránh sự cố.
"Năm nay là bị dột nặng nhất, những ngày mưa là anh chị em phải huy động xô chậu, khăn giẻ để lau chùi. Hiện, một gian bị dột chúng tôi phải chặn lại bằng ghế, không cho khách tham quan", bà Hiền cho hay.
Ông Lê Đình Hào, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cho biết, để bảo vệ, hàng ngày nhân viên phải đem phơi sấy, lau chùi các hiện vật, nhưng do bảo quản thủ công nên hiện vật giảm tuổi thọ.
Ông Lê Đình Hào kiến nghị ngành văn hóa tỉnh cần đầu tư kinh phí để trùng tu, sửa chữa hệ thống trần nhà, chống thấm dột và làm mái che bảo vệ hiện vật Chăm đang trưng bày ngoài trời, về lâu dài cần trang bị tủ đựng và máy sấy hiện đại để bảo quản.
Hoàng Táo
Theo VNE
Cận cảnh sự xuống cấp của ngôi chợ gần 90 tuổi sầm uất bậc nhất Sài Gòn Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi là Chợ Lớn, nằm ở khu vực quận 6 (TP.HCM), hoạt động từ năm 1930 đến nay. Chợ Bình Tây là trung tâm đầu mối sầm uất bậc nhất Sài Gòn, nhưng thời gian gần đây, các mái ngói trong khu nhà lồng chợ xuống cấp trầm trọng, thường xuyên rơi xuống gây nguy...