Trường nhà giàu và tầng lớp ‘ngậm thìa vàng’
Bộ Giáo dục Hàn Quốc vừa thông báo: Từ tháng 3/2025 sẽ bãi bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu trên khắp cả nước.
Đây được xem là một phần nỗ lực cải thiện sự công bằng trong hệ thống giáo dục. Vấn đề này từ lâu đã râm ran trong xã hội Hàn Quốc “ thời hậu công nghiệp” cũng như khiến người ta liên hệ tới cuộc tranh cãi về tầng lớp “ngậm thìa vàng” ở nước này.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae (thứ 2 từ phải sang) tại cuộc họp báo hôm 7/11. Ảnh: Yonhap.
Nỗ lực xóa bỏ trường nhà giàu
“Vào năm 2025, tất cả các trường tư thục tự chủ, trường chuyên ngoại ngữ, trường quốc tế sẽ trở thành trường bình thường và chúng ta sẽ đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục tín chỉ và hướng đến tương lai đối với trường trung học” – Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae cho biết trong cuộc họp báo tại Seoul hôm 8/11.
Bà Yoo nhấn mạnh, dân chúng đã và đang lo ngại sự chênh lệch trong giáo dục sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội. Bà Yoo cũng không quên khẳng định chất lượng giảng dạy tại các trường trung học công lập sẽ được nâng cao bằng các chương trình giảng dạy đa dạng và hệ thống tín chỉ mới, cũng bắt đầu từ năm 2025. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phân bổ khoảng 2.000 tỉ won (1,73 tỉ USD) để cải thiện năng lực của trường thông thường trong giai đoạn 5 năm.
Một nhận định trên tờ The Korea Herald cho rằng, thông tin về sự thay đổi nói trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng trường dành cho con nhà giàu đã khiến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục. Theo đó, các trường loại này trở thành phương tiện để vào các trường đại học danh giá mà tấm bằng từ trường đó sẽ là một trong những yếu tố quyết định tương lai của một con người, từ công việc cho đến hôn nhân.
Được biết, học phí tại trường con nhà giàu cao gấp 3 lần mức trung bình. Tính đến tháng 4/2019, Hàn Quốc có 79 “trường nhà giàu”, thu hút khoảng 4% học sinh trung học. Trong khi đó, khoảng 1.555 trường trung học bình thường đang giảng dạy cho hơn 1,1 triệu học sinh.
Dù vậy, không phải ai cũng hoan nghênh kế hoạch nói trên. Liên đoàn các Hiệp hội giáo viên Hàn Quốc (KFTA) gọi đây là động thái từ bỏ tính đa dạng của trường học, không phù hợp với hướng đi mà các nước phát triển đang theo đuổi.
Tầng lớp “ngậm thìa vàng”
Video đang HOT
Tới nay người dân Hàn Quốc vẫn “băn khoăn” về một “ thế giới không đặc quyền” được Tổng thống Moon Jae-in nêu ra. Hiểu một cách đơn giản thì đó là một xã hội Hàn Quốc phát triển đồng đều, mọi người đều có cơ hội như nhau. Tuy nhiên vụ gia tộc của tân Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk vướng vào nhiều cáo buộc tham nhũng, trong đó có vợ ông – người bị buộc tội giả mạo hồ sơ học vấn để đưa con gái vào trường Y – như một cáo buộc động trời trong xã hội coi học vấn là con đường quan trọng nhất dẫn tới thành công. Công tố viên cũng cáo buộc em trai ông Cho tội biển thủ và hối lộ thông qua một trường học tư nhân.
Vụ bê bối đã trở thành một ví dụ về những người sinh ra đã “ngậm thìa vàng trong miệng”- thuật ngữ được dùng để chỉ đặc quyền của con cái, người thân tầng lớp tinh hoa ở Hàn Quốc- giải thích của giáo sư trợ giảng Đại học Yonsei ở Seoul, ông An Jun-seong. Đa phần người Hàn xem tranh cãi về tầng lớp “ngậm thìa vàng” là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh kiểu mới trong ngành giáo dục, khi mà họ có một gia đình (hay gia tộc) quá giàu có từ đó bằng những cách khác nhau đã nhận được vị trí tốt trong những trường học chất lượng cao. Điều đó đủ bảo đảm để họ tiếp tục “ngậm thìa vàng” suốt cuộc đời.
Trở lại câu chuyện của giáo sư An, ông này cho rằng con đường học vấn danh giá của con gái Cho Kuk, từ trường trung học quốc tế tới đại học Y đã được sắp xếp tỉ mỉ, khéo léo với sự giúp sức của “vài giáo sư nổi tiếng”. Họ được cho là những người có lợi ích kinh tế hoặc chính trị với nhau.
Chính vì thế, việc bà Bộ trưởng Giáo dục Yoo Eun-hae quyết tâm xóa bỏ “trường nhà giàu” được coi là một cuộc cách mạng ở Hàn Quốc, tất nhiên là nếu nó thành công.
Thế Tuấn
(Nguồn tham khảo: The Korea Herald, SCMP)
Theo daidoanket
Thần đồng bị buộc thôi học vì ăn phải có người đút
17 tuổi không tự tắm giặt, ăn phải có người đút, thần đồng Vĩnh Khang đã bị Viện Khoa học Trung Quốc cho thôi học.
Ngụy Vĩnh Khang (sinh năm 1983, tại tỉnh Hồ Nam) được coi là thần đồng từ năm 2 tuổi khi học thuộc 1.000 kí tự tiếng Trung. 4 tuổi học xong tiểu học, 8 tuổi thi đỗ vào trường trung học trọng điểm của tỉnh. 13 tuổi Ngụy Vĩnh Khang thi đỗ Đại học Tương Đàm với thành tích xuất sắc. Bốn năm sau lại thi đỗ cao học tại Trung tâm nghiên cứu Vật lí cao cấp của Viện Khoa học Trung Quốc với thành tích xếp thứ hai.
Đầu những năm 90, Ngụy Vĩnh Khang được coi là "huyền thoại" trong nền giáo dục Trung Quốc. Thành tích của cậu được rất nhiều phụ huynh tại đất nước tỷ dân coi như là hình mẫu lý tưởng để nuôi dạy con cái.
Từ khi con được gọi là "thần đồng", bà Tăng Học Mai, mẹ của Vĩnh Khang, vốn là một công nhân bình thường đã nghỉ việc chỉ để chăm con, kinh tế phụ thuộc vào người chồng. Năm 1991, khi Vĩnh Khang 8 tuổi và lên học trường trung học trọng điểm của thành phố, bà Tăng đã thuê một căn nhà nhỏ gần trường để ở cùng con. "Con chỉ cần học, mọi thứ đã có mẹ lo", bà nói với con trai.
Ngụy Vĩnh Khang. Ảnh: Sohu.
Thời điểm này, mặc dù Vĩnh Khang đã lớn nhưng ăn vẫn có mẹ đút, tắm đã có mẹ lo. Sáng ngủ dậy, bà Tăng đã cho sẵn kem đánh răng vào bàn chải, khăn mặt đã nhúng sẵn nước.
"Khi con trai đói, tôi mang cơm vào tận phòng cho con. Khi con khát tôi mang nước dâng tận miệng. Thậm chí có hôm con mắc tiểu, tôi còn mang bô tới tận nơi. Với tôi khi đó, chỉ cần Vĩnh Khang học giỏi là đủ, tất cả việc khác đã có mẹ phục vụ".
Ở với mẹ, Vĩnh Khang không được đi chơi mà luôn phải ở nhà học bài. Khi bạn bè cậu đến nhà, bà Tăng đều lấy cớ con trai bận học, không thể tiếp. Vì thế Vĩnh Khang không có thói quen nói chuyện với người khác, bạn bè dần xa lánh. Nhiều lúc cậu cũng muốn ra ngoài cho đầu óc thoải mái, bà Tăng lại bảo: "Học nhiều mới có tương lai". Nghe mẹ nói vậy, Vĩnh Khang lại vào bàn học.
Ngay cả khi con vào đại học, bà Tăng cũng đi theo để phục vụ con trai. Tuy nhiên vào năm 2000, khi Vĩnh Khang đỗ vào Viện Khoa học Trung Quốc để làm nghiên cứu sinh, nhà trường yêu cầu cậu phải sống và học tập một mình.
Bao năm có mẹ phục vụ, giờ phải tự làm mọi việc, Vĩnh Khang không thể thích nghi. Cậu không biết cởi quần áo khi nóng, mặc thêm quần áo khi lạnh. Quần áo bẩn không biết giặt, vứt mỗi thứ một nơi. Phòng ốc lúc nào cũng cực kỳ bừa bộn và bẩn thỉu bởi chủ nhân không biết dọn dẹp. Thậm chí đến ngày thi tốt nghiệp, Vĩnh Khang cũng quên mất thời gian nên nhận điểm 0, làm mất cơ hội học lên tiến sĩ.
Tháng 8 năm 2003, Ngụy Vĩnh Khang bị Viện Khoa học Trung Quốc cho nghỉ học với lí do không thể thích nghi được với việc học nghiên cứu sinh. Sự thực là do cậu không thể thích nghi được với cuộc sống.
Bà Tăng đã khiến con mình không thể tự lập. Ảnh: Sohu.
Nhận được tin từ nhà trường, bà Tăng lập tức đến tìm Vĩnh Khang. Bà dẫn con ra ngoài hành lang tòa nhà rồi hét lên "Nhảy lầu hay đâm vào xe mà chết đi. Con làm mẹ tức chết", nói rồi bà òa khóc nức nở. Sau buổi hôm đó, bà Tăng bỏ về quê ở Hồ Nam, không liên lạc với con trai.
Sau khi bị trường cho thôi học, Vĩnh Khang không dám về nhà mà đi lang thang khắp 16 tỉnh thành, khi chỉ còn 500 tệ. Đến khi trong túi không còn một đồng, cậu đã nhờ cậy tới cảnh sát để được về nhà. "Chuyên đi của tôi kéo dài 39 ngày. Thời gian này tôi đã phải tự lo cho mình, đó là kinh nghiệm tốt", Vĩnh Khang nói.
Thời gian sau đó, Vĩnh Khang cũng thử tìm việc nhưng đều thất bại. Năm 2005, một viện nghiên cứu hàng không vũ trụ biết tới tình cảnh của cựu "thần đồng" đã mời về làm việc, nhưng chỉ thời gian ngắn anh cũng nghỉ việc với lý do "không hợp nhau". Từ đó anh đi khắp các thành phố lớn để tìm việc, song song với việc theo học thạc sĩ vật lý tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh.
Hiện nay Vĩnh Khang đang làm việc tại một công ty phát triển phần mềm. Anh chỉ là một nhân viên bình thường, công việc cũng đã kéo dài được 4 năm.
Giờ nói về con trai, bà Tăng cho hay bản thân đã thấy mình sai. "Tôi đã dạy con không đúng. Thời đó tôi chỉ chú tâm đến giáo dục trí thức và thi cử mà quên giáo dục tinh thần tự lập và các kỹ năng sống cho Vĩnh Khang", bà nói.
Người phụ nữ này cho biết thêm, sau khi bị Viện Khoa học Trung Quốc cho nghỉ học, về nhà anh đã được mẹ hướng dẫn lại mọi việc đơn giản nhất, bắt đầu từ tự ăn và tự tắm giặt.
"Từ đó đến giờ, tôi rất ngại xuất hiện chỗ đông người. Bởi họ sẽ hỏi Vĩnh Khang dạo này thế nào rồi, tôi chẳng biết trả lời ra sao", người mẹ chia sẻ.
Sau khi Vĩnh Khang rời Hồ Nam lên thành phố lớn làm việc, bà Tăng đã nhiều lần từ chối sống với con trai với lý do "Để con tự do".
Năm 2010, khi Vĩnh Khang lập gia đình và sinh con, ngày vào thăm cháu trong viện, người mẹ nắm tay con dâu giãi bày: "Hãy để cho cháu mẹ có một tuổi thơ hạnh phúc. Đừng giống như bố nó".
Hải Hiền (Theo Sohu)
Theo baodatviet
Australia: Thêm một bang cấm điện thoại di động trong trường học Tây Australia là bang thứ ba sau hai bang đông dân nhất ở Australia là New South Wales và Victoria cũng đã quyết định cấm điện thoại trong các trường phổ thông, bắt đầu từ năm tới. Lệnh cấm trên sẽ được áp dụng từ đầu năm 2020 tại tất cả các trường tiểu học và trung học công lập trên toàn bang...