Trường ngoài công lập lại than thở điệp khúc… “bị đối xử bất công”
Cho rằng phải đóng góp hơn 1.000 tỷ đồng cho ngân sách nhưng lại không được “ngồi mát ăn bát vàng” như các trường ĐH công lập, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã kiến nghị “đòi” lại hơn 1.000 tỷ đồng này để tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục…
NGƯT. Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân
Đại diện các trường ĐH ngoài công lập đã có những phát biểu thẳng thắn xoay quanh những khó khăn về đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, nghiên cứu khoa học… với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, tại Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập diễn ra hôm nay 14.4, tại TP.HCM; nhằm tìm ra các giải pháp phát triển hệ thống giáo dục ĐH ngoài công lập một cách bền vững.
ĐH công lập đang… “ngồi mát ăn bát vàng”
Toàn cảnh “Hội nghị Diên Hồng” các trường ĐH ngoài công lập
TS Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng), nêu một thực tế hiện nay Nhà nước đang phải “bao cấp” cho khoảng 240 nghìn sinh viên công lập (do Nhà nước chi ngân sách cho kinh phí đào tạo tại các trường công lập – PV), với lượng sinh viên này thì ít nhất hàng năm Nhà nước cũng phải chi ra 2.400 tỷ đồng phân bổ cho các trường công lập, chưa kể việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng được nhà nước quan tâm. Trong khi đó, bản thân các trường ngoài công lập thì lại đang rất khó khăn về đất đai, về lãi suất vay… Vì vậy, mong Bộ GD-ĐT kiến nghị với Chính phủ không để các trường ngoài công lập phải “tự bơi” nữa.
Video đang HOT
“Hiện nay ở các trường ngoài công lập thì hầu như không có ký túc xá cho sinh viên, điều này phụ thuộc một phần vào chính sách đất đai, một phần nữa là lãi suất vay vốn mà các trường ngoài công lập đang chịu cũng rất cao. Đây là sự bất công thấy rõ giữa các trường công lập và ngoài công lập. Do đó, tôi kiến nghị nên áp dụng cách làm hay của TP.HCM là cho tất cả các trường áp dụng vay vốn đầu tư với lãi suất bằng 0% để tạo ra cạnh tranh lành mạnh giữa trường công và trường tư. Khi làm được điều này, tôi nghĩ ngân sách Nhà nước phải chi ra sẽ ít hơn nhiều so với kinh phí &’bao tiêu’ mà nhà nước đang phải chịu”, bà Đào nói.
Đồng quan điểm, đại diện của ĐH Bình Dương cũng kiến nghị, Nhà nước chỉ nên “bao cấp” cho những trường ĐH công lập ở vùng kinh tế khó khăn, còn lại là phải bình đẳng, tức là các trường công cũng phải nộp ngân sách cho nhà nước.
“Trước đây Trường ĐH Bình Dương cũng tuyển sinh và đào tạo rất tốt nhưng từ khi ĐH Thủ Dầu Một thành lập thì Ngân sách tỉnh đổ vào ào ào. Từ nguồn ngân sách này, ĐH Thủ Dầu Một đầu tư mạnh thêm về cơ sở vật chất, học phí cũng thấp hơn nhiều nên thu hút hết người học. Hiện nay ĐH Bình Dương chúng tôi chỉ trông chờ vào yếu tố cạnh tranh duy nhất là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao mới thu hút được người học”, đại diện này cho biết.
Ở một khía cạnh khác, ông Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cho rằng, các trường ĐH ngoài công lập đã khó trăm bề, thế nhưng hàng năm phải nộp ngân sách khá lớn. “Chỉ tính riêng trong năm 2016, tổng số tiền các trường ngoài công lập nộp ngân sách đã hơn 1.000 tỷ đồng. Trong khi các trường công lập lại không phải đóng góp đồng nào cho ngân sách, vì vậy tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT nên “đòi” Bộ Tài Chính chi lại hơn 1.000 tỷ đồng này để đầu tư phát triển cho hệ thống các trường ngoài công lập”, ông Sơn kiến nghị.
Cần chính sách “cây gậy và củ cà rốt”?
TS Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) kiến nghị nên áp dụng lãi suất vay bằng 0% với các trường ngoài công lập.
Tại hội nghị, bên cạnh những đánh giá tổng quát về những khó khăn, hạn chế của các trường ĐH ngoài công lập, nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện nay xã hội chưa đánh giá đúng những đóng góp của hệ thống các trường này cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. NGƯT. Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho rằng, nếu chỉ dùng con số đóng góp hơn 1.000 tỷ đồng cho ngân sách quốc gia để nói đến thành tích của hệ thống các trường ngoài công lập là chưa đủ bởi hàng chục năm nay, các trường đã đóng góp một nguồn nhân lực khổng lồ cho sự phát triển của đất nước.
“Tất nhiên, mỗi trường thành lập đều có xuất phát điểm khác nhau, nhiều trường trong nội bộ cũng thường xuyên diễn ra tranh chấp nhưng nếu chỉ lấy một số ví dụ này làm đại diện cho cả một hệ thống 60 trường ĐH ngoài công lập là chưa đầy đủ. Ngoài ra, tôi cũng kiến nghị nên giám sát chặt chẽ các trường có Tập đoàn, doanh nghiệp vào đầu tư. Nếu trường nào phát triển tốt thì càng cần tạo điều kiện, cơ chế tốt hơn, ngược lại thì cũng cần chế tài mạnh với những trường làm bậy, trái luật”, ông Cơ nói.
Thẳng thắn hơn, ông Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cho rằng, hiện nay trong số 33/43 trường ĐH ngoài công lập báo cáo về Bộ đã có lợi nhuận, tức là họ đã hoạt động có hiệu quả. Còn những trường mà đã thành lập hơn 20 năm mà không có cơ sở thì bản thân các trường cũng phải tự kiểm điểm lại mình, không thể cứ đổ lỗi này nọ, tại sao các trường mới thành lập họ làm được mà mình không làm được?
Còn với PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng ĐH Văn Lang thì cho rằng, Bộ khuyến khích các trường tham gia các công trình nghiên cứu khoa học nhưng để hiệu quả thì phải tạo điều kiện cho các trường tham gia đấu thầu bình đẳng các công trình này với các trường ĐH công lập.
Cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch: Trang bị sơ sài, thật giả bất phân
Theo quy định, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch phải đáp ứng các điều kiện về địa điểm, giấy chứng nhận kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và hệ thống bảo quản để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị bảo quản như tủ cấp đông, tủ mát, kệ để rau, củ quả... có chi phí lớn nên hầu hết các cửa hàng còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thiếu kinh phí, trang bị sơ sài
Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN&PTNT), các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch phải bảo đảm đủ các điều kiện như: Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hợp đồng cung ứng với cơ sở sản xuất rau, thịt, cá đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, quan sát thực tế ở nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố cho thấy, cơ sở vật chất tại các cửa hàng còn khá sơ sài, đầu tư chắp vá, không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.
Ông Trần Trung Chính, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại quốc tế Vicrory Asian với thương hiệu Mr Sạch cho biết, chi phí đầu tư cho hệ thống cửa hàng là rất lớn. Mỗi cửa hàng phải có hệ thống bảo quản rau, thịt và hoa quả tươi với kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, chưa kể các khoản chi phí cố định khác. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất lớn đã làm đội giá nông sản, thực phẩm từ 10 đến 20% so với các loại sản phẩm nông nghiệp bán ngoài chợ, dẫn tới số lượng tiêu thụ hạn chế...
Còn ông Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch "Bác Tôm" cho biết, do kinh phí đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên nhiều cửa hàng, vẫn còn hiện tượng để lẫn sản phẩm khô với sản phẩm tươi sống. Thậm chí, nhiều cửa hàng còn không có khu sơ chế thịt, cá riêng mà làm trực tiếp trên bàn inox ở phía ngoài cửa hàng, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Đặng Đình Tiên - Giám đốc Công ty cổ phần trứng sạch Tiên Viên (Chương Mỹ), Công ty dự kiến sẽ mở thêm hệ thống cửa hàng bán trứng sạch ở khu vực nội thành, nhưng để đáp ứng đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định của Ngành Nông nghiệp là rất khó khăn.
Hiện nay, chi phí đầu tư cơ sở vật chất cửa hàng thực phẩm sạch khá lớn nên nhiều cơ sở không đáp ứng được yêu cầu.
Chỉ cấp phép cho cửa hàng đạt yêu cầu
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - Chủ cửa hàng thực phẩm sạch Thanh Hằng cho rằng: Một cửa hàng thực phẩm sạch mở ra, người tiêu dùng sẽ tò mò dùng thử sản phẩm để xem chất lượng, giá cả rồi so sánh sản phẩm cửa hàng với các nhà cung cấp khác. Do đó, nếu chất lượng ổn, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, cửa hàng sẽ thành công. Tuy nhiên, muốn chất lượng nông sản, thực phẩm tốt, không chỉ lấy được sản phẩm bảo đảm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, các cửa hàng còn phải đầu tư cơ sở vật chất để bảo quản sản phẩm mới phát triển được, bởi kinh doanh thực phẩm an toàn "chữ tín" được đặt lên hàng đầu.
"Trong khi người tiêu dùng đang mất niềm tin về thực phẩm an toàn, Nhà nước chỉ nên cấp phép cho các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định, không nên cấp ồ ạt để tránh tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh", vì hiện tại vẫn còn tình trạng một số cửa hàng vì lợi nhuận đã trà trộn các mặt hàng không rõ nguồn gốc vào cùng với sản phẩm an toàn" - bà Hằng nhận định.
Thực tế nhiều người đã nhận định, khởi nghiệp trong nông nghiệp khó khăn gấp 2 lần so với các ngành nghề khác vì rủi ro cao. Để kinh doanh thực phẩm an toàn, các doanh nghiệp, chủ cơ sở phải nghiên cứu địa điểm, mặt bằng, đầu tư trang thiết bị nên cần nguồn kinh phí lớn. Vì vậy, để ngày càng có nhiều cửa hàng bán nông sản, thực phẩm an toàn, cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này vay vốn ưu đãi, giảm thuế... trong thời gian đầu hoạt động. Các cá nhân kinh doanh cần liên kết thành lập hợp tác xã hoặc doanh nghiệp để có thể huy động nguồn vốn đầu tư bài bản, đồng thời trực tiếp mua sản phẩm từ nhà sản xuất, tránh qua khâu trung gian nhằm giảm giá bán để cạnh tranh thành công với sản phẩm thông thường. Làm được như vậy mới từng bước giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho bữa cơm gia đình.
Theo_Hà Nội Mới
Kon Tum: Các trường học bị thiệt hại nặng nề sau giông lốc Những cơn mưa lớn và giông lốc kéo dài trong mấy ngày qua đã làm sập, tốc mái và hư hỏng nhiều cơ sở vật chất của các trường học ở huyện miền núi Tu Mơ Rông. Những cơn mưa lớn và giông lốc kéo dài trong mấy ngày qua đã làm sập, tốc mái và hư hỏng nhiều cơ sở vật chất...