Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn của gia tộc vay ông Trần Bắc Hà 15.000 tỉ đồng
Quá trình hợp nhất ngân hàng SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn Windsor của gia tộc để vay 15.000 tỉ đồng từ ông Trần Bắc Hà.
Ngày 12-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan. Phiên toà tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Luật sư Phan Trung Hoài (một trong năm LS bảo vệ cho bị cáo Trương Mỹ Lan) xét hỏi đối với thân chủ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày từ khi bắt tạm giam đến ngày hôm nay luôn được HĐXX, các điều tra viên, kiểm sát viên tạo điều kiện đảm bảo về sức khỏe, tinh thần. Bị cáo Lan tôn trọng tất cả các cơ quan điều tra, cáo trạng và lời khai của các bị cáo khác.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Về gia thế và quá trình tạo lập các tài sản, bị cáo Lan trình bày, mẹ của bị cáo là tiểu thương buôn bán mỹ phẩm và các mặt hàng khác tại Cửa Tây – Chợ Bến Thành.
Đến năm 1992, nhà nước cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Lúc đó, mẹ của bà đã tích lũy được một số tài sản như tiền, vàng bạc, nhà cửa… từ đó bị cáo Lan có nền tảng kinh tế tốt.
Cũng trong năm 1992, chồng bà là bị cáo Chu Lập Cơ đến Việt Nam đầu tư. Cả hai được se duyên và chọn Việt Nam là nơi ở và đầu tư.
Về việc hợp nhất ba ngân hàng thành Ngân hàng SCB, bị cáo Lan khai, ngân hàng nhà nước mời nhiều người nhưng không ai muốn và bị cáo Lan cũng đã từ chối nhiều lần vì không biết và không thích ngân hàng.
Video đang HOT
Đối với việc hợp nhất ba ngân hàng, bị cáo Lan chỉ làm ba việc là vận động bạn bè, người thân mua đủ trên 65% cổ phần để hợp nhất thành công ba ngân hàng; cho mượn tài sản và kêu gọi đối tác nước ngoài.
Bị cáo Lan trình bày, khách sạn Windsor là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Việt Nam, đây là tài sản có ý nghĩa của gia tộc của bị cáo.
Theo bị cáo Lan, khi bị cáo đã đồng ý hợp nhất ngân hàng, bị cáo đã mang khách sạn Windsor để vay của ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch BIDV) 15.000 tỉ đồng, và ông Hà sẽ đi vay ngân hàng nhà nước cho SCB.
Sau đó, trước ba ngày hợp nhất thì ông Bắc Hà rút nên bị cáo Lan phải giải chấp lúc nửa đêm và trả cho ông Hà 15.000 tỉ đồng.
Lúc đó, ngân hàng nhà nước nói bị cáo Lan cố ở lại nên bị cáo đã về nhà mượn hết vàng bạc, nhà cửa đưa vào SCB. “Quá trình điều tra nói tôi thế chấp Windsor để lấy tiền sử dụng, tôi phải nói”, bị cáo Lan trình bày.
Về cáo buộc thâu tóm cổ phần hơn 91% tại SCB, bị cáo Lan khẳng định cổ phần không phải của bà mà của bạn bè bà.
Đối với việc cáo trạng nêu bị cáo Lan là người có quyền lực, chi phối hội đồng quản trị SCB, bị cáo Lan cho rằng không có hứng thú và không có nghiệp vụ ngân hàng nhưng do có nhiều tài sản, mọi khó khăn bị cáo đều có thể giải quyết được nên các anh em SCB ngộ nhận.
“Anh em ở SCB đều rất khổ, nhưng tại sao họ không dám nói sự thật là tài sản của tôi đem vào SCB để cơ cấu”, bị cáo Lan nói trước tòa.
Phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư…
Bị cáo Trương Mỹ Lan bật khóc không nhận tội, phủ nhận lời khai của thuộc cấp
Bị cáo Trương Mỹ Lan bật khóc phủ nhận lời khai của các thuộc cấp, khẳng định mình không chỉ đạo hoạt động của SCB, không chỉ đạo thành lập các công ty "ma" để rút tiền của SCB.
Sáng nay (11/3), TAND TP.HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 5, xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác về những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
HĐXX bắt đầu phiên xét hỏi đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trả lời câu hỏi của HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận việc nắm 91,5% cổ phần của Ngân hàng SCB. Bà Lan khẳng định, chưa bao giờ khai nắm số cổ phần lớn như thế, chỉ nắm 5% và 2 con gái của bà mỗi người 5%; còn 30% là của cổ đông nước ngoài và số còn lại là của bạn bè bị cáo.
Sáng 11/3, HĐXX bắt đầu xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trước câu trả lời này, chủ tọa Phạm Lương Toản giải thích, theo giấy tờ thì đúng là phần lớn các cổ phần đều do con gái và người thân bị cáo đều khai là đứng tên dùm bị cáo.
"Những người đứng tên này hoàn toàn không biết mặt bị cáo và cũng không phải đứng tên giúp bị cáo. Bạn bè của bị cáo là Việt kiều, không thể đứng tên được, nên họ nhờ những người khác đứng tên, họ đều là những người không có việc làm", bị cáo Lan khai. Theo bà Lan, những bạn bè của bà mua cổ phần của SCB là muốn giúp SCB vượt qua khó khăn.
"Lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra có đúng không?", chủ tọa Phạm Lương Toản đặt câu hỏi.
"Những lời khai nào mà tôi ký thì chắc chắn là đúng", bà Trương Mỹ Lan khẳng định.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 11/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Quang cảnh phiên xét xử đầu tuần. Ảnh: Nguyễn Huế
"Để hợp nhất 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, bị cáo cần phải có bao nhiêu cổ phần?", chủ tọa Phạm Lương Toản tiếp tục đặt câu hỏi.
"Tôi không hiểu gì về hoạt động ngân hàng, nhưng do tôi được đề nghị giúp hợp nhất 3 ngân hàng, nhờ tôi kêu gọi bạn bè, người thân mua cổ phần để đạt trên 65% mới có thể giúp SCB tái cơ cấu thành công", bà Lan phủ nhận việc cáo trạng quy kết bị cáo chi phối mọi hoạt động của ngân hàng.
Trước lời khai này của bà Trương Mỹ Lan, HĐXX đặt câu hỏi: "Bị cáo nghĩ gì về việc cả chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, lãnh đạo, cán bộ của SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều khai làm theo chỉ đạo của bị cáo? Ngay cả các bị cáo của đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước đều khai trình độ quản trị của các lãnh đạo SCB là rất yếu, không theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phải làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan?"
"Không đúng, tôi không có nghiệp vụ ngân hàng, tôi không hề điều hành, chỉ đạo gì về hoạt động của Ngân hàng SCB. Tôi chỉ giúp cho việc giải quyết về vấn đề tài sản cho Ngân hàng SCB. Thời điểm tái cơ cấu, tài sản của SCB rất xấu.
Tất cả lãnh đạo của Ngân hàng SCB không phải là thân tín của tôi; nếu là thân tín thì đâu có làm mấy tháng, một năm rồi nghỉ. Võ Tấn Thành Văn khai làm theo chỉ đạo của tôi, nhưng một năm không gặp tôi quá 1, 2 lần. Tôi rất buồn vì không nghĩ có ngày hôm nay", bị cáo Trương Mỹ Lan bật khóc nói.
Trước trả lời này của bị cáo, chủ tọa Phạm Lương Toản giải thích, HĐXX sẽ đánh giá lời khai của các bị cáo căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ kể cả lời khai nhận tội hay không.
Bà Trương Mỹ Lan cũng phủ nhận việc chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn và Đinh Văn Thành gặp, đưa hối lộ bà Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD.
Khi HĐXX hỏi, theo cáo trạng, hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát có hàng ngàn công ty con, điều này có đúng không? Bà Lan khẳng định là không đúng. Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát chỉ có 5-6 công ty. Bà Lan cũng phủ nhận mình không chỉ đạo thành lập hàng nghìn công ty "ma" để chuyên đi rút tiền của SCB.
Trước đó, trong phần xét hỏi những ngày qua, phần lớn các bị cáo thuộc nhóm ngân hàng SCB, thanh tra ngân hàng, các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đều thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng người, đúng tội. Tất cả đều khai, làm theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Nhóm bị cáo thuộc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cũng thừa nhận.
Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố về 3 tội: "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ"và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng".
Xung quanh việc Trương Mỹ Lan đòi 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí Ngày 11/3, phiên tòa xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo: Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch tập đoàn Capella)... Bị cáo Lan tại phiên tòa. Theo cáo trạng, từ năm 2017-2020, Lan thỏa thuận mua cổ phần một số...