Trường mới trao học bổng tôn vinh học sinh ‘tố’ cô giáo không nói gì
Sau nghịch lý giáo viên vi phạm nghiêm trọng, nhiều tháng không giảng bài chưa bị kỷ luật, học sinh dũng cảm lên tiếng đã phải ra đi, ngành giáo dục nhận thêm “cú sốc” mới, khi học sinh này được trường mới tôn vinh.
Em Phạm Song Toàn đã gạt nước mắt rời trường THPT Long Thới. Ảnh: PV
Theo tin tức cập nhật, em Phạm Song Toàn, nguyên học sinh lớp 11A1 trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM) đã chuyển đến một trường tư thục trên địa bàn TP. Tại đây, em được nhà trường tiếp nhận và trao học bổng toàn phần trị giá 300 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ bữa ăn bán trú và đưa đón bằng xe bus.
Một lãnh đạo của nhà trường đã khẳng định trường trao học bổng cho em Song Toàn vì “sự chính trực và lòng dũng cảm”, phù hợp với một trong các giá trị mà nhà trường lâu nay theo đuổi.
Xin chúc mừng em Song Toàn, cảm ơn trường tư thục đã đón nhận và tôn vinh em.
Trường THPT Long Thới, ngành giáo dục TPHCM, đến thời điểm hiện tại, không có hình thức ghi nhận, khen thưởng, tôn vinh em Toàn, người đã dũng cảm, trung thực nói lên sự thật nhức nhối, phản ánh sai phạm nghiêm trọng của giáo viên (GV) dạy Toán, để ngành giáo dục chấn chỉnh.
Trái lại, em Toàn đã phải ngay lập tức chịu rất nhiều áp lực, từ trách móc, dè bỉu, chê bai rằng em đã “lên tiếng không đúng chỗ”, “thích chơi trội”, “thích nổi tiếng”…
Video đang HOT
Qua sự việc nói trên, chúng ta nhận thấy môi trường giáo dục ở một số nơi đang “có vấn đề”. Qua “sự kiện Phạm Song Toàn”, ngành giáo dục cần nghiêm túc nhìn lại các chủ trương, giải pháp, chế tài xây dựng môi trường giáo dục, để bệnh thành tích và thói giả dối, vô trách nhiệm phải “ra đi”.
Trước đó, ngày 23.3, trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh tiêu biểu của TP.HCM, em Phạm Song Toàn, Bí thư Chi đoàn Trường THPT Long Thới, đã phản ánh cô giáo dạy toán tên Trần Thị Minh Châu khi lên lớp chỉ viết bài. Học sinh phải tự học, tự làm bài và rất sợ cô. Mặc dù các em đã cầu cứu đến giáo viên chủ nhiệm nhưng mọi cố gắng đều không có kết quả.
Trước khi về dạy tại Trường THPT Long Thới, cô Châu từng dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM. Tại đây, học sinh và phụ huynh của trường cũng từng phản ánh việc cô dùng những lời lẽ phản cảm trong tiết học.
Học sinh ở Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ mà cô Châu phụ trách khi đó từng phản ánh: Trong giờ giảng, khi nghe tiếng ồn, cô quay xuống hỏi: “Ai sủa trong lớp”. Ở nhiều tiết học khác, cô Châu cũng thường đuổi học sinh ra ngoài hành lang, bắt nhiều học sinh chép phạt 200 lần.
Sau khi sự việc được đăng tải trên báo chí, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở GD&ĐT TP.HCM tạo điều kiện cho em Song Toàn được sớm chuyển trường. Sáng 9-4, ông Trần Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới, cũng cho biết nhà trường đã đình chỉ công tác giảng dạy đối với cô Châu.
Theo P.V tổng hợp (Lao động, PLO, Zing)
Lãnh đạo TP.HCM: 'Cô giáo không nói suốt ba tháng là bạo hành học sinh'
Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá sự việc là nghiêm trọng, đề nghị xử lý hiệu trưởng, cô giáo Châu, giáo viên chủ nhiệm nghiêm khắc.
Ngày 6.4, tại cuộc họp khẩn về việc cô Trần Thị Minh Châu (Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè) không nói gì suốt ba tháng đứng lớp, bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng các học sinh đã bị bạo hành tinh thần trong thời gian dài.
"Tôi nói vậy không phải là đẩy vấn đề lên, mà đang nói chính xác bản chất sự việc. Mọi người thử hình dung, người thân không nói chuyện với mình nhiều ngày là đã khủng khiếp như thế nào. Ở đây là ba tháng liền, học trò không hiểu mình lỗi gì mà cô lại không nói, không giảng bài", bà Thu nói.
Phó chủ tịch UBND Nguyễn Thị Thu. Ảnh: Mạnh Tùng.
Phó chủ tịch TP HCM ủng hộ việc em Phạm Song Toàn đã phản ánh sự việc tại diễn đàn ngành giáo dục. "Nhưng mọi người nhìn thấy không, nhiều người còn phản đối em ấy. Một việc đúng mà chúng ta không bảo vệ, việc làm sai thì không dám đấu tranh. Em Toàn đang bơ vơ một mình", bà Thu tiếp lời.
Sở Giáo dục TP.HCM và Trường THPT Long Thới đã phản ứng chậm sau phản ánh của Toàn, dẫn đến bức xúc trong dư luận xã hội. "Lẽ ra, sau khi xác minh có sự việc, ngành giáo dục phải đình chỉ ngay việc dạy học của cô Châu, sau đó mới tính đến hướng xử lý", bà Thu nói.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu ngành giáo dục xử lý các cá nhân liên quan, gồm hiệu trưởng trường Long Thới, cô Châu và giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 nghiêm khắc, đúng luật. Bởi cô Châu từng bị kỷ luật cảnh cáo nhiều năm trước đây do vi phạm với học sinh.
"Việc bạo hành này mà chúng ta xem là bình thường thì ngành giáo dục không ổn. Chúng ta không được du di, không thỏa hiệp, không tạo điều kiện cho sai phạm mới", Phó chủ tịch TP.HCM yêu cầu.
Trong khi đó, với vẻ mệt mỏi, ông Bùi Minh Bình (Hiệu trưởng THPT Long Thới) tái khẳng định: "Em Toàn phản ánh là đúng và tôi nhận trách nhiệm về mình".
Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục TP.HCM nhìn nhận, cô Châu đã vi phạm Luật viên chức, hiện việc xử lý được triển khai rốt ráo đối với những người liên quan.
Ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng THPT Long Thới. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trước đó, tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục và học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn bật khóc khi kể về việc cô Châu không nói gì suốt nhiều tháng đứng lớp mà chỉ viết bài lên bảng. Cả lớp phải tự học, tự làm bài. Dù giáo viên chủ nhiệm cố gắng giải quyết, nhưng không thành công.
Trong bản tường trình với nhà trường, cô Châu cho rằng, không giảng bài cho lớp 11A1 là "có một học sinh cũ tại đây nói bạn bè ghi âm bài giảng, có gì thì tung ra đánh cô giáo". Nhà trường sau đó tổ chức cho lớp 11A1 và cô Châu nói chuyện hòa giải. Hiện, cô giáo đã giảng dạy bình thường.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biết nguyện vọng chuyển trường của gia đình em Phạm Song Toàn. Nguyên nhân là nữ sinh đang chịu áp lực rất lớn tại trường trong hai tuần qua. Nếu tiếp tục để Toàn học tại trường, sẽ có nhiều khả năng xấu xảy ra, ảnh hưởng không tốt đến em.Từ đó, lãnh đạo thành phố đề nghị dù khó ngành giáo dục vẫn phải tạo điều kiện cho Toàn chuyển trường sớm nhất.
Theo Mạnh Tùng (VnExpress)
TP.HCM chuyển trường cho nữ sinh phản ánh 'cô giáo không nói' Cho rằng để Phạm Song Toàn ở lại trường là bất lợi cho nữ sinh, Phó chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo chuyển trường cho em. Sáng 6.4, tại cuộc họp khẩn về vụ cô giáo không nói gì suốt ba tháng lên lớp, bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biết...