Trường Lũng Pù, Hiệu trưởng hướng dẫn học sinh nói dối đối phó đoàn thanh tra
Khi đoàn thanh tra thực hiện phỏng vấn học sinh, hiệu trưởng đã đã quán triệt và chỉ đạo hướng dẫn học sinh một số nội dung trả lời với mục đích đối phó
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, ngành giáo dục Hà Giang đã tiến hành thanh, kiểm tra một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, qua đó phát hiện rất nhiều tồn tại, hạn chế trong giáo dục ở địa phương này.
Cũng trong quá trình thanh tra tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lũng Pù (Mèo Vạc, Hà Giang) đoàn Thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã phát hiện ta rất nhiều sai phạm.
Trong đó sau sáp nhập giữa trường Tiểu học và trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Lũng Pù, số phòng ở cho học sinh bán trú là 17 phòng. Việc này khiến các phòng ở cho các em học sinh vô cùng trật trội.
Số học sinh ở các phòng ít nhất là 25 học sinh với 6 giường tần và cao nhất lên đến 57 học sinh cho phòng có 15 gường tầng. Phòng ở vô cùng chật chội đối với học sinh.
Ở trường Lũng Pù, nước sinh hoạt cho giáo viên và học sinh còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cho 510 học sinh bán trú.
Đặc biệt, tình trạng học sinh bán trú nhưng không ăn bữa sáng, trưa tối là tương đối phổ biến.
Hoạt động ngoài giờ của học sinh Trường Tiểu học xã Lũng Pù (Mèo Vạc).(Ảnh: Báo Hà Giang)
Theo số liệu của đoàn thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, số học sinh ăn buổi sáng cao nhất ở trường là 317/510 học sinh; học sinh ăn trưa thấp nhất là 379/510, cao nhất là 437/510 học sinh; Học sinh ăn tối thấp nhất là 343/510, cao nhất là 420/510 học sinh.
Tuy nhiên, khi đoàn thanh tra tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh bữa ăn buổi tối cho thấy, mỗi khối học sinh bán trú bỏ về nhà không ăn, ngủ tại trường từ 30 – 40 học sinh. Cả trường khoảng 60 – 70 học sinh.
Để đối phó với đoàn thanh tra, Hiệu trưởng nhà trường là ông Nguyễn Thanh Xuân đã đã quán triệt và chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh một số nội dung trả lời với mục đích đối phó với hoạt động của Đoàn Thanh tra.
Cụ thể, trong kết luận số Số: 1220 /KL-SGDĐT , Đoàn thanh tra đã chỉ rõ, “Khi đoàn thanh tra có hỏi là có ở bán trú không thì bảo là có và yêu cầu bảo ở phòng này, phòng kia; Có ăn, ở bán trú không thì nói là có; Có ăn sáng không nói là có; Được phát mấy gói mì tôm ăn sáng thì nói là được phát 2 gói mì tôm…”.
Thực tế chỉ phát 1 gói nhưng quyết toán là 5.000 đồng.
Video đang HOT
Cũng như trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Giàng Chu Phìn, sổ theo dõi xuất, nhập gạo ăn hàng ngày ở Lũng Pù có nhiều khuất tất khi số liệu xuất, nhập gạo không đúng với thực tế tại kho.
Tính đến ngày 22/10/2019, báo cáo của nhà trường là còn 2.720 kg, tuy nhiên thực tế tại kho còn đến 5.319kg.
Vì sao lại có con số chênh lệch này chưa được các cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang chỉ rõ.
Không chỉ có khuất tất về việc chi tiền ăn, tiền gạo, công tác bán trú tại trường Lũng Pù cũng chưa được bàn bạc, công khai thống nhất trong Ban giám hiệu.
Hàng tháng chưa có cuộc họp Ban quản lý bán trú, xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng bán trú cho cả tháng.
Thậm chí, trường Lũng Pù còn không thực hiện theo hướng dẫn trong Công văn số 1015/SGDĐT-GDTHDT, ngày 20/8/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang về việc thực hiện công tác bán trú trong trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú năm học 2019 – 2020 và những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, Trường Lũng Pù cũng chưa thực hiện khen thưởng đối với học sinh có thành tích học tập cuối năm học.
Mặc dù có rất nhiều sai phạm như vậy, thế nhưng, thật lạ trong kết luận thanh tra, phần yêu cầu và kiến nghị, đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang không hề nhắc tới kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của trường Lũng Pù khi để xảy ra hàng loạt các vấn đề tồn tại, hạn chế.
Trong kết luận, phần yêu cầu thanh tra đối với các trường, đơn vị được thanh tra, phần yêu cầu và kiến nghị chỉ nêu rất chung chung.
Trong mục số 3 phần kết luận và kiến nghị của đoàn thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang chỉ yêu cầu các trường tăng cường công tác tự kiểm tra, đánh giá trong nhà trường theo kế hoạch một cách nghiêm túc và chặt chẽ; Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra về chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh, đánh giá khách quan, công tâm tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và có biện pháp động viên những giáo viên tích cực, đồng thời xử lý nghiêm giáo viên vi phạm…
Lưu giữ hồ sơ kiểm tra đánh giá đầy đủ, theo đúng quy định. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện nghiêm túc việc dạy học theo quy định. Quản lý, chỉ đạo kế toán các đơn vị tham mưu đúng, đủ, kịp thời về chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là các trường có học sinh nội trú và bán trú.
Những cá nhân để xảy ra sai phạm đều hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm hay hình thức kỷ luật nào.
Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, diện tích tự nhiên 584,73 km2, dân số 83.598 người (số liệu thống kê năm 2018) với 17 dân tộc sinh sống (trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%), có 16 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn, trong đó 03 xã: Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ là những xã đặc biệt khó khăn, có đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Toàn huyện có 54 trường trực thuộc (19 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 14 trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học; 02 trường Trung học cơ sở, 14 trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở , 02 trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở , 01 dân tộc Nội trú huyện).
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Ở Mèo Vạc, gạo ăn cho học sinh mập mờ suốt một thời gian dài
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, ngành giáo dục Hà Giang đã phát hiện ra rất nhiều mập mờ trong việc cung cấp gạo ăn cho học sinh hưởng chính sách
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Giang vừa tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn (huyện Mèo Vạc).
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, ở trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn đã có nhiều khuất tất trong việc chi trả chế độ chính sách cho học sinh vùng miền núi khó khăn.
Trường Giàng Chu Phìn cách Trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang 6 km, với 800 hộ phần lớn là người dân tộc Mông.
Từ nhiều năm nay, học sinh đi học người dân tộc Mông đi học có chế độ chính sách của nhà nước, trong đó có việc cấp phát gạo ăn.
Thế nhưng, thời gian gần đây tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn có nhiều sai phạm liên quan đến chế độ chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Giàng Chu Phìn có nhiều khuất tất trong việc chi trả chế độ chính sách cho học sinh. Ảnh: minh họa (khai giảng năm học 2015 - 2016)
Cụ thể, theo văn bản Số: 1220 /KL-SGDĐT, đã chỉ ra hàng loạt các vấn đề tại trường, trong đó có việc nhà trường đã chưa thực hiện đúng hướng dẫn việc sử dụng gạo ăn cuối năm học cũ sang đầu năm học mới.
Theo đó, số gạo tồn kho trong kho của trường Giàng Chu Phìn không đúng với thực tế báo cáo, trong đó, tại sổ theo dõi gạo ăn hàng ngày năm học 2018-2019 tính đến ngày 28/5/2019 số gạo tồn 1.639 kg.
Tuy nhiên, số gạo này đã được thủ kho báo đã trả hết cho học sinh vào cuối năm học 2018 - 2019 nhưng bảng phát không ghi ngày tháng năm phát và số gạo phát được cho là 1.489kg.
Đến năm học 2019-2020 nhà trường đi vay 1.400 kg (tại nhà Chế Lạc - huyện Mèo Vạc) để cho học sinh ăn từ 19/8 đến 2/9.
Cũng theo số liệu từ văn bản của Thanh tra, từ 3/9 nhà trường đã nhập 8.250 kg.
Hồ sơ theo dõi gạo của trường đã không thể hiện số gạo còn lại của cuối năm học 2018 - 2019 để chuyền sang đầu năm học 2019 - 2020.
Không chỉ vậy, đoàn thanh tra cũng đã phát hiện số gạo tồn kho tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn không đúng so với thực tế báo cáo.
Cụ thể, đoàn thanh tra đã chỉ rõ số gạo nấu ăn từ ngày 19/8 đến 22/10 là 5.222 kg.
Đã phát trả cho học sinh số gạo là 3.080 kg.
Thủ kho báo đã trả gạo cho nhà Chế Lạc (nhà cung cấp gạo tại Mèo Vạc - pv) 1.400 kg trong khi đó Hiệu trưởng lại báo cáo là chưa trả.
Theo số liệu báo cáo của trường Giàng Chu Phìn là số gạo trong kho là - 1.532 kg (Trong đó thực tế gạo trong kho hiện còn 1.480 kg).
Nếu không có thanh tra, kiểm ra thì số gạo này sẽ đi đâu. Phải chăng có hiện tượng bán gạo chính sách ra ngoài?
Tuy đã chỉ ra những sai phạm tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn, tuy nhiên, trong phần yêu cầu và kiến nghị giải của Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang không hề nhắc tới trách nhiệm của cá nhân nào.
Trong phần yêu cầu và kiến nghị của thanh tra có đến 13 nội dung nhưng không có bất kỳ một phần nào nhắc đến việc khắc phục và chấn chỉnh việc thực hiện chế độ chính sách tại trường.
Đặc biệt, đối với cá nhân bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Giàng Chu Phìn cũng được "bỏ qua" trong kết luận thanh tra.
Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động chuyên môn của trường Giàng Chu Phìn cũng được đoàn thanh tra chỉ ra rất nhiều sai phạm như Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo theo quy định 2 lần/tháng.
Nội dung biên bản họp sơ sài; Việc xây dựng Kế hoạch của tổ chưa rõ các nội dung về công tác chuyên môn theo đặc thù; Biên bản tổ, không có nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và chưa có nội dung điều chỉnh trong dạy học. Tổ chức chuyên đề chưa có nội dung và không xác nhận, kiểm tra của Ban giám hiệu....
Chất lượng dạy và học tại trường Giàng Chu Phìn cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi khi tỷ lệ học sinh chưa đảm bảo chuẩn kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt theo các bài khảo sát của đoàn thanh tra còn cao (chưa thực hiện được kỹ năng làm toán), các bài kiểm tra không có khối lượng kiến thức về lịch sử địa phương...
Theo giaoduc
Đừng bao giờ hỏi "Trong nhà này, con yêu ai nhất?", bố mẹ vui vẻ thoáng chốc nhưng con nhận hậu quả khôn lường Không ít bố mẹ thường hỏi con: "Trong nhà này, con yêu ai nhất?" hoặc "Con yêu bố hơn hay yêu mẹ hơn?" nhưng lại không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con. Khi hỏi câu này, nhiều bố mẹ chỉ muốn đùa với con một chút hoặc nhiều người thực sự kỳ vọng con sẽ dành...