Trường làm sai, giáo viên về vườn
Trường CĐ Bình Định cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thay vì chứng chỉ theo quy định, khiến hơn 100 giáo viên không đủ điều kiện dự thi viên chức.
Sau sáu năm đứng lớp, thầy Dương về làm ruộng – Ảnh: THÁI THỊNH
Trong đó, có giáo viên bị cắt hợp đồng phải rời bục giảng về làm ruộng, công nhân, phụ hồ, ra chợ buôn bán…
Bị loại vì giấy chứng nhận
Những ngày đầu tháng 4-2020, thầy giáo Nguyễn Hồng Dương ( huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mưu sinh bằng công việc đồng áng thay vì đứng trên bục giảng.
Cách đây đúng một năm, Phòng nội vụ huyện Phù Cát đã hủy kết quả thi viên chức của thầy Dương vì không chấp nhận giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định cấp năm 2009.
“Tôi tham gia lớp nghiệp vụ sư phạm bậc THCS ngành tin học ứng dụng tại Trường CĐ Bình Định khóa 2006-2009, chi phí hết 3,5 triệu đồng. Kết thúc khóa học tôi cùng hơn 40 học viên được Trường CĐ Bình Định cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm” – thầy Dương kể lại.
Sau khóa học thầy Dương nhập ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ thầy được nhận vào giảng dạy hợp đồng tại Trường THCS Cát Minh (Phù Cát). Tháng 8-2018, Phòng nội vụ huyện thông báo thi tuyển viên chức ngành giáo dục. Thầy Dương đủ điều kiện và đã có tên trong danh sách dự thi.
Đầu năm 2019, Hội đồng xét tuyển viên chức ngành GD-ĐT huyện Phù Cát thông báo điểm thi và thầy Dương đạt 76,5 điểm.
Video đang HOT
“Chưa kịp vui mừng thì ngày 12-3-2019, Phòng nội vụ huyện mời tôi lên làm việc và thông báo hủy kết quả thi tuyển vì không chấp nhận giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của Trường CĐ Bình Định” – thầy Dương bức xúc.
Tiếp đó, hội đồng này thông báo có 133 trường hợp không đủ điều kiện dự thi, chủ yếu cùng lý do với thầy Dương.
Giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm, thay vì chứng chỉ mới hợp lệ, mà Trường CĐ Bình Định cấp cho thầy Dương – Ảnh: THÁI THỊNH
Không hợp lệ
Ông Lâm Trường Định – trưởng phòng công chức, viên chức Sở Nội vụ Bình Định – cho biết loại giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm được Phòng nội vụ huyện Phù Cát thực hiện theo công văn 445 của Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT.
“Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường CĐ Bình Định cấp là chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng của trường. Giấy này không phải là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ. Điều này đồng nghĩa giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường CĐ Bình Định cấp không hợp lệ” – ông Định nói.
Được biết, theo quy định hiện hành, những cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phải được Bộ GD-ĐT thẩm định, cấp phép.
Theo thông báo kết luận của ông Nguyễn Tuấn Thanh – phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, UBND tỉnh này nghiêm khắc phê bình lãnh đạo UBND huyện Phù Cát trong quá trình chỉ đạo công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục.
UBND tỉnh Bình Định cũng phê bình tập thể lãnh đạo Trường CĐ Bình Định trong việc cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không đúng quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển viên chức ngành giáo dục.
“Yêu cầu hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh” – văn bản nêu rõ.
“Chưa nắm con số cụ thể”
Ông Lê Thanh Trúc, hiệu trưởng Trường cao đẳng Bình Định, thừa nhận việc đào tạo và cấp chứng nhận sư phạm đã diễn ra từ trước năm 2015 và trường này đã đào tạo nhiều khóa nghiệp vụ sư phạm cho các thầy cô giáo không phải là sư phạm chính quy.
Về số lượng khóa học và số sinh viên đào tạo, ông Trúc cho biết do thời gian đã lâu, qua các thế hệ hiệu trưởng nên chưa nắm con số cụ thể.
THÁI THỊNH
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên hợp đồng kêu cứu
Tỉnh Bình Định giao cho Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát kiểm tra, xác minh nội dung thông tin phản ánh tình trạng giáo viên hợp đồng huyện không được đặc cách.
Ảnh minh họa
Ngày 13/2/2020, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát bức xúc vì bị dồn vào...ngõ cụt.
Nội dung của bài viết phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) không được xét đặc cách và bị cắt hợp đồng sai quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo phản ánh của một số giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát: Ủy ban Nhân dân huyện chẳng những không có thông báo hướng dẫn thực hiện xét đặc cách mà còn thẳng tay cắt hết các loại hợp đồng của giáo viên (dài hạn, ngắn hạn, thỉnh giảng...).
Mặc dù trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định đã có công văn số 1624/SNV-CCVC; Ủy ban Nhân dân tỉnh có công văn số 7450/UBND-NC ngày 5/12/2019: Về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.
Giáo viên cũng phản ánh: Với các tính chỉ tiêu giáo viên dựa trên sĩ số học sinh và số lớp học là không thỏa đáng. Vì trên thực tế sẽ có những môn có thừa giáo viên, có môn thiếu giáo viên.
Chính vì thế giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện xét đặc cách đối với những môn học đang thiếu giáo viên.
Vấn đề thứ 2 là vấn đề chấm dứt hợp đồng với một số giáo viên sai quy định của pháp luật. Một số trường hợp giáo viên bị chấm dứt hợp đồng sai quy định (trong thời gian nghỉ chế độ thai sản) và không thông báo trước ít nhất 15 ngày cho giáo viên.
Vấn đề thứ 3: Việc thuyên chuyển giáo viên trên địa bàn huyện Phù Cát diễn ra đột ngột và không có kế hoạch trước, không có lộ trình phù hợp. Điều này khiến cho một số trường tại huyện Phù Cát bị thiếu giáo viên phải huy động giáo viên dạy trái môn, trái chuyên ngành.
Văn bản chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định vụ giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát kêu cứu (Ảnh:giaoduc.net.vn)
Với những thông tin phản ánh nêu trên được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã có văn bản số 756/UBND-VX về việc: Báo Giáo dục Việt Nam phản ánh thông tin: Hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát bức xúc vì bị dồn vào...ngõ cụt.
Theo văn bản trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định giao Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh nội dung thông tin Báo Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, khẩn trương làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với các tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có), trả lời Báo Giáo dục Việt Nam, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh trước ngày 20/02/2020, đồng thời gửi báo cáo cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát bức xúc vì bị dồn vào... ngõ cụt Phòng giáo dục huyện Phù Cát (Bình Định) thông báo hết vị trí việc làm. Hàng trăm giáo viên huyện Phù Cát (Bình Định) mất cơ hội được xét đặc cách. Phản ánh tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát vô cùng bức xúc trước cách làm việc của Phòng giáo dục huyện. Một...