Trường hợp nào thì được chuyển đổi giới tính?
ĐBQH đề nghị quy định trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) điều kiện nào thì có thể chuyển đổi giới tính, tránh quy định chung chung.
Phát biểu về quyền xác định lại giới tính và quyền thay đổi giới tính, được quy định tại Điều 36, 37 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang được kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) cho biết, quyền chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính là quyền con người, quyền công dân. Khi một người không được sống thực với giới tính của mình, họ có quyền thực hiện quyền chuyển đổi.
ĐB Nguyễn Thị Ngọc Thanh: Nên quy định trường hợp nào được chuyển giới
Đây cũng là một thực tế trong xã hội hiện nay mà chúng ta không thể bỏ qua. Tất nhiên việc chuyển đổi giới tính sẽ kéo theo nhiều vấn đề liên quan như y tế, bảo hiểm, hôn nhân gia đình…
Để đảm bảo chặt chẽ, tránh trường hợp lạm dụng dễ thay đổi, đại biểu đề nghị quy định ngay trong bộ luật này, điều kiện nào thì có thể chuyển đổi giới tính, tránh quy định như hiện nay trong dự thảo rất chung chung, đó là “việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”.
“Tôi không thấy có một giải thích gì khác về quy định của luật mà trong luật này không có giải thích gì. Vì vậy, tôi đề nghị cần thiết phải quy định về điều kiện là phải được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định có sự mâu thuẫn về giới tính trong một cá nhân cần có sự can thiệp của y học để chuyển đổi đã được tư vấn về tâm lý và y tế. Đồng thời, cũng bổ sung quy định về các trường hợp cấm chuyển đổi giới tính để người dự định chuyển giới có sự cân nhắc kỹ, tránh lạm dụng” – bà Thanh nói.
Về quy định về trách nhiệm đăng ký hộ tịch trong trường hợp xác định lại giới tính ở Khoản 3 Điều 36, theo đại biểu, cần đảm bảo tính thống nhất với Luật hộ tịch ở Điều 2 và Điều 30.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm thông báo có sự thay đổi về hộ tịch, trong đó có xác định lại giới tính thuộc về tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào hộ tịch không phải thuộc trách nhiệm của cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính như ở Khoản 3, Điều 36.
Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cũng thừa nhận: Đối với việc chuyển đổi giới tính quy định tại Điều 37 chưa xác định rõ là có thừa nhận việc chuyển đổi giới tính hay không, mà mới chỉ đặt ra việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Trong khi chúng ta chưa có luật này và khi nào có luật này thì còn phải chờ thời gian.
Vậy trong khi chưa có luật, những người chuyển đổi giới tính và chắc chắn sẽ chuyển vì đây là một thực trạng xã hội đang phát triển. Nếu người này yêu cầu Tòa án giải quyết các yêu cầu của họ thì Tòa án cũng không được từ chối. Như vậy sẽ gây khó khăn cho tòa án.
“Tôi cho rằng chúng ta nên thừa nhận hiện tượng này vào một đạo luật cụ thể sẽ điều chỉnh những trường hợp chuyển đổi giới tính. Trong khi đạo luật đó chưa ban hành thì quyền và nghĩa vụ của những người chuyển đổi giới tính sẽ được giải quyết như quy định tại Điều 37 của dự thảo”./.
Điều 36: Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Video đang HOT
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có trách nhiệm đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Điều 37: Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Lại Thìn
Theo_VOV
Thủ tục thay đổi tên đệm cho con trong giấy khai sinh
Theo quy định của pháp luật, cha mẹ muốn làm lại giấy khai sinh cho con và sửa tên đệm cho con có được không? và thủ tục ra sao?
Việc thay đổi tên đệm
Theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 thì quyền thay đổi họ, tên:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
Mặt khác, theo Điều 36, nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch thì Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch bao gồm:
1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh."
Thủ tục thay đổi
*Hồ sơ gồm
-Tờ khai (theo mẫu quy định),
- Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch;
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch
*Thủ tục quy định trong Khoản 2, Điều 37, nghị định 158/2005/NĐ-CP
-Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
-Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
*Thẩm quyền
-Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
-Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cá nhân được sử dụng bí danh, thay đổi họ, tên Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho phép cá nhân được sử dụng bí danh, bút danh nhưng không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không...