Trường hợp nào không nên đeo khẩu trang?
Đeo khẩu trang là một biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Khẩu trang có thể làm giảm sự lây lan của COVID-19 khi mọi người sử dụng rộng rãi tại các địa điểm công cộng.
Mặc dù khẩu trang rất được khuyến khích để làm giảm sự lây lan của COVID-19, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, việc đeo khẩu trang có thể không khả thi, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, dẫn đến tình trạng cấp cứu về y tế hoặc gây ra những lo ngại đáng kể về sự an toàn…
Trong những trường hợp này, sự thay đổi thích ứng và lựa chọn thay thế nên được xem xét bất cứ khi nào có thể, để làm giảm nguy cơ lây lan COVID-19 nếu không thể đeo khẩu trang.
Ảnh minh hoạ.
Trường hợp nào không nên đeo khẩu trang?
Không nên đeo khẩu trang cho: Trẻ em dưới 2 tuổi; Bất cứ ai bị khó thở; Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.
Mọi người không nên đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động có thể khiến khẩu trang bị ướt, như khi bơi ở bãi biển hoặc bể bơi. Khẩu trang ướt gây khó thở. Đối với các hoạt động như bơi lội, điều đặc biệt quan trọng là duy trì khoảng cách với người khác khi ở dưới nước.
Những người đang tham gia hoạt động cường độ cao như chạy có thể không cần đeo khẩu trang, nếu điều đó làm họ cảm thấy khó thở. Nếu không thể đeo khẩu trang, hãy xem xét tiến hành hoạt động đó ở một địa điểm có hệ thống thông gió và trao đổi không khí tốt hơn (ví dụ, ngoài trời thay vì trong nhà) và ở những nơi có thể duy trì khoảng cách với người khác.
Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?
Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Cách đeo khẩu trang đúng như sau:
- Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên.
Video đang HOT
- Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.
- Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.
- Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Không sử dụng khẩu trang bẩn.
- Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.
Chỉ đeo khẩu trang đã đủ để phòng dịch chưa?
Để phòng dịch COVID-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, cần sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như:
Thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; Sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; sau khi đi vệ sinh; Sau khi vệ sinh cho trẻ; Trước khi ăn; Khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ.
Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi. Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc. Với trẻ em, phải đưa trẻ đi tiêm chủng các loại vắc-xin đúng lịch để tăng cường miễn dịch phòng bệnh.
5 sai lầm phổ biến trong phòng ngừa virus corona
Trước tình hình virus corona lây lan nhanh, những sai lầm dưới đây vô tình khiến bạn tăng nguy cơ lây nhiễm. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, hãy tỉnh táo để phòng ngừa dịch bệnh.
Mới đây, New York Times đưa tin một bệnh nhân nhập viện tại Vũ Hán, Trung Quốc, đã lây virus corona mới cho ít nhất 10 nhân viên y tế và 4 bệnh nhân khác. Điều này khiến tình hình bùng phát của virus corona ngày càng phức tạp. Trước những diễn biến đó, chúng ta cần tỉnh táo và tránh những thói quen sau đây để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phổi mới.
Sai lầm 1: Tụ tập chỗ đông người
Virus corona có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Do đó, chỉ cần một cái ho hay hắt hơi chứa virus của một người cũng đủ khiến nhiều người khỏe mạnh khác lây nhiễm. nCoV cũng có thể lây thông qua việc chạm tay với một vật mà người bệnh đã chạm vào trước đó. Tay bẩn chứa virus vô tình bị đưa lên mắt, mũi, miệng, tạo cơ hội cho chúng xâm nhập cơ thể.
Thông thường, người bị lây nhiễm virus corona có thời gian ủ bệnh tới 14 ngày và bệnh có thể lây khi bệnh nhân chưa có triệu chứng. Vì thế, chỗ đông người khó kiểm soát được tình hình dịch bệnh, bạn có nguy cơ lây nhiễm rất cao do chưa thể phát hiện được người bệnh.
Do đó, trong thời điểm dịch đang bùng phát như hiện nay, chúng ta nên hạn chế đến những nơi đông người, tránh tụ tập để bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ nhiễm virus corona.
Việc xếp hàng đông đúc mua khẩu trang, nước rửa tay cũng là một hình thức tụ tập chỗ đông người, vô hình khiến chúng ta tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn nên mua các sản phẩm với số lượng vừa đủ và lựa chọn hình thức mua qua một số sàn thương mại điện tử uy tín, đã được kiểm định chất lượng.
Sai lầm 2: Sử dụng khẩu trang trong thời gian dài không vệ sinh
Khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus corona. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, chúng ta vô hình trung vẫn là đối tượng dễ bị virus tấn công mà không hề hay biết.
Khẩu trang y tế nên được thay hàng ngày, đeo đúng chuẩn và loại bỏ đúng cách. Ảnh: Phương Lâm.
Đối với khẩu trang y tế, nên thay hàng ngày, không đeo lẫn hai mặt xanh (hoặc đen) - trắng với nhau. Mặt trong (thường màu trắng) có tác dụng hút ẩm, giữ lại các giọt bắn khi bạn ho, hắt hơi. Mặt ngoài không thấm nước, ngăn các giọt bắn thấm ra bên ngoài.
Khi sử dụng, khẩu trang phải che kín mũi và miệng và cần đảm bảo không có khoảng cách giữa mặt bạn và khẩu trang. Ngoài ra, cần tháo khẩu trang từ phía sau, không chạm vào phía trước; bỏ khẩu trang ngay vào thùng rác có nắp đậy kín và đồng thời hãy rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.
Sai lầm 3: Lan truyền tin tức giả gây hoang mang
Trước tình hình lây lan nhanh của virus corona, nhiều nơi xuất hiện một số tin tức giả gây hoang mang như: ăn trứng luộc trước 12 giờ đêm ngày 7/2 sẽ tránh được dịch bệnh; virus corona có thể chữa khỏi bằng tỏi, chính phủ cho máy bay phun thuốc ngừa dịch... Các tin đồn này hoàn toàn sai sự thật và khiến nhiều người lầm tưởng về căn bệnh viêm phổi mới.
Theo quy định của Luật An ninh mạng, những trường hợp tung tin đồn trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nghiêm. Rất nhiều trường hợp đã được cơ quan chức năng can thiệp và phạt hành chính tới 12.5 triệu đồng.
Để chuẩn bị tốt trong mùa dịch, ngoài những biện pháp bảo vệ sức khỏe, bạn cần bình tĩnh và tỉnh táo trước những thông tin không rõ nguồn gốc. Chỉ nên tin tưởng thông tin từ Chính phủ, Bộ Y tế và các trang báo chính thống, uy tín.
Sai lầm 4: Tích trữ hàng hóa, thiết bị y tế không cần thiết
Đầu tháng 2, khi virus corona bắt đầu bùng phát mạnh, nhiều người đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay khiến giá cả hai mặt hàng này tăng cao. Nhiều nơi bán khẩu trang giá gấp 50 thậm chí 100 lần so với giá thông thường.
Chúng ta không nên tích trữ quá nhiều thiết bị y tế phòng bệnh (khẩu trang, nước rửa tay, cồn...) bởi hành động này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm, tiếp tay cho những đơn vị đẩy giá trục lợi. Đối mặt với tình trạng này, các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương chỉ đạo sản xuất, đồng thời, các sàn thương mại điện tử cũng đã vào cuộc và thành công bình ổn giá các thiết bị y tế.
Mặt khác, việc xếp hàng đông đúc mua khẩu trang, nước rửa tay cũng là một hình thức tụ tập chỗ đông người, vô hình khiến chúng ta tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn nên mua các sản phẩm với số lượng vừa đủ và lựa chọn hình thức mua qua một số sàn thương mại điện tử uy tín, đã được kiểm định chất lượng như Lazada...
Nên mua số lượng đủ dùng các sản phẩm, thiết bị y tế và chọn mua ở các nơi uy tín như sàn thương mại điện tử, cửa hiệu thuốc của bệnh viện. Ảnh: Techcrunch.
Sai lầm 5: Giấu tình trạng sức khỏe khi có triệu chứng bất thường
Ngày 9/2, tại Vĩnh Phúc đã phát hiện ca dương tính với virus corona thứ 14 của Việt Nam. Bệnh nhân thứ 14 là chị N.T.Y., 55 tuổi, lao động tự do tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 28/1, chị Y. đến nhà N.T.D. (bệnh nhân khác đã phát hiện dương tính với virus corona trước đó) chúc Tết, ở lại khoảng 1 giờ rồi về.
Điều này cho thấy chỉ cần một tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng có khả năng lây nhiễm virus corona cao. Thời gian ủ bệnh của người bệnh nhiễm virus corona lên tới 14 ngày. Vì vậy, nếu có tiếp xúc với người nghi ngờ lây nhiễm virus corona, bạn nên chủ động cách ly trong 2 tuần. Đặc biệt, cần báo với các cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe khi có những biểu hiện bất thường như sốt cao, ho, khó thở, đau đầu, mệt mỏi...để kịp thời phát hiện và điều trị.
Theo Zing
Khẩu trang tẩm tinh dầu hoặc muối có diệt được COVID-19? Khẩu trang tẩm tinh dầu hoặc muối, khăn giấy ướt có diệt được virus COVID-19 không?" - Trần Thanh Hùng (huyện Hóc Môn, TP.HCM) hỏi. Theo BS Đặng Thị Thanh Lan, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM: Khẩu trang chỉ ngăn chặn những giọt bắn chứa virus, khi đó virus sẽ nhân đôi tế bào và...