Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự?
Xin luật sư cho biết, trường hợp nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự? Muốn tạm hoãn nhập ngũ thì phải làm gì?
Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho độc giả Nguyễn Toại (Hà Nội) như sau:
Theo quy định tại Điều 14 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2016 thì người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 41, những đối tượng sau được miễn gọi nhập ngũ:
a) Con của liệt sĩ, thương binh hạng một.
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
d) Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân, công an nhân dân.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Video đang HOT
Sau khi học xong trường Cao đẳng Nghề Hà Nội, Nguyễn Quang Hòa (22 tuổi, ở phường Nam Đồng) lên đường nhập ngũ năm 2016.
Cũng theo quy định tại Khoản 1, của điều này, những trường hợp sau được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
a) Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Muốn tạm hoãn nhập ngũ, bạn phải thực hiện công việc sau: Chờ kết luận của Hội đồng khám sức khỏe, các giấy tờ cần thiết chứng minh bản thân thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ… kèm đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ tới cơ quan có thẩm quyền xem xét (Chủ tịch UBND cấp huyện).
Nếu là học sinh, sinh viên, bạn cần xin xác nhận tại trường, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, bạn phải tuân thủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17, đó là làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
(Theo Zing News)
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự có được tính thời gian tham gia BHXH?
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Bạn đọc có số điện thoại 0974339xxx (Quảng Ninh) gọi đến đường dây nóng của Văn phòng TVPL Báo Lao Động cho biết: Tháng 2.1995 tôi đang làm ở Cty thì nhập ngũ đến tháng 7.1997 ra quân. Chế độ của bạn chỉ được tiền tàu xe đi lại. Bạn hỏi, trong 2 năm đấy tôi có được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không?
Ảnh minh họa
Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều - Văn phòng Luật sư số 6, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trả lời: Theo quy định của pháp luật qua các thời kỳ thì thời gian tại ngũ đối với quân nhân được hưởng lương và các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo quy định. Cụ thể là sẽ được Nhà nước trả lương và đóng BHXH.
Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định:
Điều 7. Chế độ BHXH, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
1. Chế độ BHXH:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) Thời gian phục vụ tại ngũ Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
(Theo Lao Động)
Người cha khuyết tật đi tiễn con lên đường làm nhiệm vụ Sáng 13/2, 1.800 thanh niên ở Khánh Hòa đã hăng hái lên đường nhập ngũ, phục vụ Tổ quốc. Không khí buổi chia tay lưu luyến, bịn rịn giữa những người lính trẻ và người thân. Tại TP Nha Trang, có 445 thanh niên lên đường ngập ngũ, phục vụ Tổ quốc vào sáng 13/2. Dù bị khuyết tật nhưng ông Đào Ân...