Trường hợp nào được hoãn, miễn đi tù?
Phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi, lao động duy nhất trong gia đình khó khăn, người lập công lớn hay mắc bệnh hiểm nghèo… sẽ được hoãn hoặc miễn thi hành hình phạt tù.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2009, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt nếu thuộc các diện sau:
- Người bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục.
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
- Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, được hoãn đến một năm.
- Người phạm tội là lao động duy nhất trong gia đình được hoãn thi hành án đến một năm do nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt. Tuy nhiên nếu người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì không được hưởng chính sách khoan hồng này.
Video đang HOT
Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
Miễn chấp hành hình phạt tù
Theo Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, người đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú hoặc quản chế nếu chưa chấp hành hình phạt có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt trong các hoàn cảnh sau:
- Với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, theo đề nghị của viện trưởng viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP, “lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
“Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên, người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị.
- Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
- Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Hình sự 2009. Nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.
- Người bị kết án tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà lập công, theo đề nghị của viện trưởng viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt có thể đề nghị toà án quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Theo Bảo Hà (VNE)
Thanh tra yêu cầu chuyển công an vụ mua bán hoá đơn do Cục thuế TPHCM quản lý
Thanh tra Chính phủ yêu cầu Cục Thuế TPHCM chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định đối với 18 doanh nghiệp (bên mua) sử dụng 349 tờ hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, với tổng số tiền trên 201,6 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng trên 19,7 tỷ đồng, có dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn, vi phạm pháp luật Hình sự.
Trụ sở Cục Thuế TPHCM (Ảnh: Pháp luật TPHCM)
Chiều 11/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh ký văn bản thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế TPHCM.
Theo kết luận thanh tra, tình trạng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn xảy ra trên phạm vi rộng, là vấn đề nổi cộm, phức tạp, gây thất thu cho ngân sách nhà nước nhưng các biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý của Cục Thuế TPHCM còn rất nhiều hạn chế.
Kết quả kiểm tra, xác minh đã phát hiện 44 doanh nghiệp (bên mua) sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ để kê khai, hoàn thuế với số tiền phải truy thu và giảm khấu trừ gần 26,4 tỷ đồng. Thời điểm kết thúc thanh tra trực tiếp, có 5 doanh nghiệp đã chủ động nộp tiền thuế vi phạm vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ và nộp vào ngân sách nhà nước với tổng tiền gần 5,9 tỷ đồng.
Đến thời điểm kết thúc thanh tra trực tiếp, do giới hạn về điều kiện nhân lực và thời gian, Thanh tra Chính phủ đã bàn giao cho Cục Thuế TPHCM toàn bộ thông tin, số liệu của 9.116 doanh nghiệp do Thanh tra Chính phủ kiểm tra trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế quản lý phát hiện doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn bất hợp pháp kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế với tổng giá trị trên 3.537 tỷ đồng để cơ quan thuế tiếp tục kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền.
Ngoài ra, có 18 doanh nghiệp (bên mua) sử dụng 349 tờ hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, với tổng số tiền trên 201,6 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng trên 19,7 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này tiếp tục bỏ trốn, có dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn, vi phạm Điều 161 Bộ luật Hình sự, Điều 76 Luật Quản lý thuế 2006.
"Kết quả xác minh của cơ quan thuế báo cáo, doanh nghiệp bên mua tiếp tục bỏ trốn, có dấu hiệu mua bán hóa đơn qua nhiều cấp trung gian ở địa bàn nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Căn cứ Điều 161 Bộ luật Hình sự, Điều 76 Luật quản lý thuế 2006 về chuyển hồ sơ cho cơ quan công an phối hợp điều tra, truy tố xét xử các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế-Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Cục Thuế TPHCM chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định"- thông báo kết luận nêu rõ.
Ngoài ra, qua kiểm tra, xác minh hồ sơ chuyển nhượng cổ phần tại các đơn vị phát hành và Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Thái Dương, Thanh tra Chính phủ phát hiện dấu hiệu tránh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng đối với 34 trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ phần giai đoạn từ năm 2011-2012 với giá bán cao hơn giá mua trên 4.707 tỷ đồng, nhưng các cá nhân chưa làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng cổ phần tại công ty phát hành nên chưa phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế theo quy định. Đến năm 2013, các cá nhân đã lập bản thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mới với giá bán bằng giá mua, bằng mệnh giá và thực hiện thủ tục sang tên sở hữu cổ phần tại công ty phát hành, mục đích để không phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn.
Chính vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TPHCM tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy trình.
Thế Kha
Vụ bé trai bị tôn cứa cổ: Khởi tố tài xế xích lô Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã khởi tố vụ án bé trai bị tôn cứa cổ khi va vào xe xích lô chở tôn ở đường Tân Mai. Hiện trường nơi xảy ra tai nạn thương tâm khiến bé trai 10 tuổi tử vong. Sáng 4.10, đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng công an quận Hoàng Mai cho...