Trường hợp lây nhiễm Covid-19 khác thường khiến các nhà nghiên cứu TQ đau đầu
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc không loại trừ khả năng có một biến chủng mới của SARS-Cov-2 có độc tính thấp nhưng kéo dài thời gian lây nhiễm, chung sống “hòa bình” trong cơ thể con người.
Theo SCMP, virus trải qua hàng tỉ năm tồn tại trong tự nhiên đã thuần thục khả năng lây nhiễm vào vật chủ, nhân bản hàng loạt để duy trì mã gene di truyền. Những virus có độc tính cao càng dễ biến mất vĩnh viễn khỏi tự nhiên vì vật chủ khi chết sẽ chấm dứt con đường lây nhiễm.
Đó là cơ sở để các nhà khoa học Trung Quốc lo ngại về một biến chủng Covid-19 mới có độc tính thấp nhưng tồn tại rất lâu trong cơ thể người.
Điển hình là trường hợp một người đàn ông trung niên có triệu chứng nhiễm Covid-19 ở dạng nhẹ, nhưng mãi đến 49 ngày mới khỏi bệnh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết trên tạp chí y khoa Medrxiv.org.
Kiểm tra cơ thể người này, các nhà nghiên cứu phát hiện mật độ SARS-Cov-2 ở mức cao nhưng hệ miễn dịch không hề có phản ứng.
“Virus và vật chủ trong trường hợp này có vẻ tạo thành mối quan hệ cộng sinh”, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quân y ở Trùng Khánh, tại Bệnh viện Quân đội số 967 ở Đại Liên và tại Bệnh viện Đa khoa ở Vũ Hán, cho biết.
Hình dạng SARS-CoV-2 sau khi được phóng to và tô màu.
Kết quả là cơ thể người này không tìm cách loại bỏ virus nhưng người này vẫn là nguồn lây truyền virus. Sau khi được điều trị bằng huyết tương của người khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm của người đàn ông này đã cho kết quả âm tính.
Đây được coi là trường hợp “virus ẩn” trong cơ thể người bệnh lâu nhất từ trước đến nay. Thông thường, người nhiễm Covid-19 càng lâu thì tình trạng càng trở nặng.
Nhưng đối với bệnh nhân trên, người này chỉ bị sốt nhẹ, không bị ho hay cảm thấy khó thở. Kết quả kiểm tra cho thấy người này có bị tổn thương phổi ở dạng nhẹ, biến mất sau vài ngày được điều trị tại bệnh viện.
Nhưng bệnh nhân này vẫn dương tính với Covid-19 với mật độ tương đương ở người bệnh nặng.
Video đang HOT
Một người phụ nữ có tuổi tiếp xúc với bệnh nhân trên cũng nhiễm Covcid-19. Dù ở tuổi cao, người phụ nữ vẫn hồi phục một cách nhanh chóng so với các bệnh nhân khác ở cùng độ tuổi.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng người đàn ông trên đã nhiễm một biến chủng SARS-CoV-2 với độc tính thấp nhưng rất khó thể loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể.
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ có nhiều người bệnh trong cộng đồng giống như người đàn ông trong nghiên cứu, từ đó tiềm ẩn nguy cơ tạo thành ổ dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Virus SARS-CoV-2 có thể đã âm thầm tồn tại ở người từ hàng thập kỷ
Chủng virus Corona gây dịch Covid-19 có thể đã âm thầm lây nhiễm ở người suốt nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ cho đến khi bất ngờ bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Theo SCMP, các nhà nghiên cứu từ Mỹ, Anh, Úc công bố nghiên cứu dựa trên các thông tin tổng hợp về Covid-19 trên khắp thế giới.
Nhóm nghiên cứu nhận định SARS-CoV-2 có thể đã lây nhiễm từ động vật sang người rất lâu trước khi các nhà khoa học phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Kết quả bùng phát dịch bệnh có thể là do SARS-CoV-2 đột biến từ những ổ dịch nhỏ, lặp đi lặp lại ở người.
Nghiên cứu được công bố tên tạp chí Nature Medicine vào ngày 17.3. Nghiên cứu do Kristian Andersen từ Viện nghiên cứu Scripps ở California, Andrew Rambaut từ Đại học Edinburgh ở Scotland, Ian Lipkin từ Đại học Columbia ở New York, Edward Holmes từ Đại học Sydney và Robert Garry từ Đại học Tulane ở New Orleans, thực hiện.
Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nhận định: "Nghiên cứu chỉ ra khả năng virus không ngừng biến đổi sau nhiều năm, đạt đến mức nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người", Collins nói.
Đây được coi là hướng nghiên cứu mới vì từ trước đến nay, các nhà khoa học chỉ tập trung vào giả thuyết SARS-CoV-2 lây truyền từ vật trung gian như dơi hoặc tê tê sang người.
Nghiên cứu mới đặt giả thuyết SARS-CoV-2 đã tồn tại ở người từ trước đây rất lâu.
Vấn đề nằm ở chỗ SARS-CoV-2 có gene đột biến chưa từng thấy ở các chủng virus Cororna khác. Cả hai chủng virus Corona tồn tại trong cơ thể dơi và tê tê có những khác biệt nhất định với SARS-CoV-2.
Đột biến của SARS-CoV-2 nằm ở chỗ virus này có thể liên kết với enzyme trong cơ thể người, từ đó tạo sự kết hợp giữa lớp vỏ virus và màng tế bào người.
Những virus có khả năng tương tự như HIV và Ebola đều cực kỳ nguy hiểm. Nhóm nghiên cứu tin rằng virus có đột biến trên một cách tự nhiên khi lây nhiễm âm thầm trên người.
"Sự thích nghi và đột biến của virus là điều kiện cần thiết để đại dịch bùng phát như hiện nay", nhóm nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu nói ngay cả máy tính mạnh mẽ nhất cũng không tạo ra được mô hình lây nhiễm một cách hiệu quả và thuần thục như SARS-CoV-2.
Nhóm nghiên cứu một lần nữa củng cố giả thuyết rằng SARS-CoV-2 không có nguồn gốc nhân tạo. "Virus Corona nhân tạo không bao giờ có đột biến theo hướng này", các nhà nghiên cứu nói.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học phương Tây củng cố nhận định của một số chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc.
Chuyên gia Chung Nam Sơn từng nhắc đến việc SARS-CoV-2 không có nguồn gốc từ chợ hải sản ở Vũ Hán. "Virus bùng phát ở Vũ Hán không có nghĩa là nó có nguồn gốc tại đây", ông Chung nói.
Các bác sĩ ở Trung Quốc, Anh, Italia từng nhắc đến khả năng có một loại virus gây viêm phổi đã xuất hiện từ trước SARS-CoV-2 nhiều tháng, thậm chí cả năm.
Virus khi đó chưa được chú ý đến vì không lây nhiễm nhanh và nguy hiểm như SARS-CoV-2. Tìm hiểu lại các tình trạng bệnh lý ở các bệnh nhân này có thể hé lộ nguồn gốc của SARS-CoV-2, một bác sĩ Trung Quốc giấu tên nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
TQ: Phát hiện điều quan trọng sau khi cho 4 con khỉ nhiễm Covid-19 Các nhà khoa học chủ động cho khỉ nhiễm chủng virus Corona mới, phát hiện có những con khỉ hồi phục nhanh hơn và tạo ra miễn dịch hiệu quả, hứa hẹn hướng đi mới trong việc phát triển vaccine. Theo SCMP, cũng trong nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện khỉ có thể bị nhiễm Covid-19 thông qua mắt,...