Trường hợp ghép phổi “hiếm gặp trong y văn thế giới” đã xuất viện
Mắc bệnh mô bào ở phổi (langerhans) giai đoạn cuối, Nguyễn Văn Đức (18 tuổi, Thanh Miện, Hải Dương) đã được hồi sinh đầy kỳ tích sau ca ghép phổi diễn ra vào tháng 10-2018 bởi ê-kíp bác sĩ Việt Nam.
Sau 10 tháng nằm viện điều trị tích cực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sáng nay, Đức đã được xuất viện trong niềm hạnh phúc lớn lao của gia đình và các y, bác sĩ.
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước dặn dò gia đình người bệnh trước khi xuất viện.
Ngày 18-10 là một ngày đặc biệt với các y, bác sĩ Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Sau khi chinh phục ca ghép phổi đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái, các bác sĩ tại Trung tâm đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi hôm nay, Nguyễn Văn Đức đã được xuất viện sau 10 tháng nằm viện hồi sức sau ghép.
Ngày 12-12-2018, Nguyễn Văn Đức đã trải qua ca đại phẫu thuật đó là ghép phổi từ người chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tình thế của em lúc đó đã quá nguy kịch với năm năm chống chọi với căn bệnh mô bào. Thời điểm trước mổ, cậu bé được bác sĩ tiên lượng chỉ còn sống bằng giây, bằng phút bởi phổi đã bị hỏng toàn bộ. Các bác sĩ chỉ định, chỉ có một cơ hội sống duy nhất đó là ghép phổi mà ê-kíp là 100% các bác sĩ Việt Nam chưa từng làm trước đó.
Video đang HOT
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ, đây là một phép màu với Đức. Bởi có không ít những trường hợp chờ ghép phổi cả năm trời, nhưng không có người cho và phải chấp nhận chết. Hoặc lúc có người cho thì người cần ghép lại được đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp, dẫn đến không thực hiện được.
Ngay cả khi đã có phổi phù hợp với Đức, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng trải qua một sự thử thách lớn lao khi lần đầu tiên, họ chinh phục ghép phổi – một kỹ thuật ghép tạng khó nhất được thực hiện hoàn toàn bởi các bác sĩ Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài. “500 người trong ê kíp chúng tôi phải chạy đua với thời gian, với “tử thần” để giành lại sự sống cho cháu”, BS Ước cho biết.
Chia sẻ về ca bệnh đặc biệt này, BS Ước chia sẻ, có nhiều thách thức với ê-kíp bác sĩ khi tình trạng bệnh nhân quá nặng, nằm viện lâu ngày. Thời điểm trước ghép, Đức không hấp thụ ăn uống, cơ thể suy mòn dẫn tới cơ teo, da bọc xương, vận động khó khăn. Bệnh nhân đã trải qua nhiều khoảng thời gian “chết đi sống lại”. “Với mức suy kiệt này, việc mổ ruột thừa tiên lượng còn nặng nề chứ không thể nói đến một đại phẫu lớn là ghép hai phổi”, BS Ước cho hay.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chúc mừng Đức được xuất viện.
10 tháng qua, sau khi được ghép phổi thành công nhưng thể trạng của Đức quá yếu, em được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đây là những chuỗi ngày các thầy thuốc hết sức căng thẳng. Theo BS Ước, hầu hết các phương pháp điều trị tích cực hiện đại nhất của hồi sức như ECMO, siêu lọc… đều được các bác sĩ can thiệp cho Đức.
Với BS Ước, thành công của ca đại phẫu thuật này chính là sự quyết tâm của gia đình, sự cố gắng không mệt mỏi của các thầy thuốc các anh chị điều dưỡng chăm sóc, nhiều đêm thức trắng, canh cánh bên Đức 24/7. “Đây là trường hợp ghép phổi trải qua những cung bậc hiếm gặp trong y văn thế giới. Thành công vượt bật sau 10 tháng qua đã khẳng định được sự cố gắng của y nghiệp và y đức của đội ngũ chuyên gia”, BS Ước chia sẻ.
Theo các bác sĩ Trung tâm Tim mạch – Lồng ngực, gia đình em Đức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong quá trình điều trị, bệnh viện đã phải hỗ trợ chi phí và vận động nhiều nguồn tài trợ thuốc. Tại lễ ra viện hôm nay của con trai, bố và mẹ em Đức xúc động chia sẻ, sự hồi sinh của Đức ngày hôm nay là một điều kỳ diệu đối với Đức và gia đình. Bố em Đức đã gửi lời cảm ơn tới y, bác sĩ đã đưa em từ cõi chết trở về, tận tâm cứu chữa, chăm sóc cho em; cảm ơn những nhà hảo tâm đã ủng hộ để em được ghép phổi và điều trị sau phẫu thuật.
Theo nhandan
Bệnh nhân ghép phổi đầu tiên được xuất viện
Đây là bệnh nhân thứ 2 được ghép phổi ở Việt Nam, nhưng thể trạng tốt nên đã được xuất viện sau gần 2 tháng.
Ảnh: 24h.com.vn
Sáng 4/10, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết đây nam bệnh nhân 38 tuổi được ghép tạng sau 10 năm mắc bệnh giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối.
Sau hơn 1,5 tháng được chăm sóc tích cực sau ca ghép, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và có thể xuất viện. "Chúng tôi hẹn bệnh nhân tái khám liện tục trong nhiều tháng để tiếp tục phục hồi chức năng cho phổi ghép", PGS Ước cho biết.
Đây là bệnh nhận thứ 2 được ghép phổi ở Việt Nam, nhưng thể trạng tốt nên đã được xuất viện. Ca ghép phổi đầu tiên được thực hiện vào 12/12/2018, cho một bệnh nhân 17 tuổi, mắc bệnh mô bào phổi (thể đặc biệt của ung thư) giai đoạn cuối và suy đa tạng rất nặng. Hiện, bệnh nhân này vẫn tiếp tục theo dõi tại viện.
Chị nguyễn Thị Hạnh (35 tuổi), vợ của bệnh nhân, cho biết khi có thông tin người chết não hiến phổi, gia đình huy động 1,5 tỷ đồng để thực hiện ca ghép phổi.
Ca lấy và ghép hai phổi đã diễn ra liên tục trong gần 15 giờ. Sau mổ vài ngày, chồng chị tỉnh nhanh nhưng phải sau ba tuần, gia đình mới được gặp. Hai lá phổi đã thích nghi trong cơ thể giúp anh trở lại cuộc sống bình thường với những ăn uống, sinh hoạt và hơi thở không còn khổ sở như trước.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết trong 60 năm qua, khoa Phẫu thuật, Tim mạch Lồng ngực, đã thực hiện hàng nghìn ca mổ tim phức tạp và phát triển kỹ thuật mổ tim lồng ngực tương đương với nhiều nước, đồng thời chuyển giao kỹ thuật tim mạch cho các bệnh viện trong cả nước. Trong đó, nổi bật là 26 ca ghép tim và hai ca ghép phổi thành công trong những năm qua. Từ 4/10, khoa chính thức trở thành Trung tâm Tim mạch Lồng ngực.
Theo Zing
Bệnh mạch vành có xu hướng 'trẻ hóa' Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm, gây ra các cơn đau thắt ngực triền miên hoặc những biến chứng mãn tính như suy tim, rối loạn nhịp tim. Trong số các bệnh lý về tim mạch, đây là căn nguyên gây tử vong hàng đầu và đang có xu hướng trẻ hóa. Một ca can thiệp điều trị bệnh động mạch...