Trường hợp đầu tiên trên thế giới nhiễm 2 chủng SARS-CoV-2 đồng thời
Một người dân Iceland xét nghiệm dương tính với Covid-19 bị nhiễm tới 2 biến chủng virus SARS-CoV-2 và đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện trường hợp như vậy.
Kari Stefansson, giám đốc DeCode – công ty dược phẩm sinh học có trụ sở tại Iceland, đã xác nhận sự lây nhiễm bất thường trên, theo trang Reykjavik Grapevine.
Stefansson nói biến chủng thứ hai là một dạng đột biến của virus SARS-CoV-2. Nó có thể nguy hiểm hơn vì những người bị lây nhiễm từ người này chỉ bị nhiễm biến chủng thứ hai.
Stefansson nói cần có thêm nghiên cứu để khẳng định giả thuyết trên. Ông cũng không loại trừ khả năng đây là sự trùng hợp.
Stefansson nhấn mạnh, biến chủng thứ hai chưa từng được phát hiện bên ngoài Iceland, theo Grapevine.
Đây là phát hiện mới nhất của DeCode – công ty hiện đang phân tích mẫu gene của SARS-CoV-2 ở Iceland. Công ty phát hiện sự đa dạng về kiểu gene của virus lây nhiễm ở Iceland, cho thấy chúng đến từ nhiều vùng khác nhau.
Những nguồn SARS-CoV-2 lây nhiễm chính ở Iceland đến từ Italia, Áo và Anh. Một trận bóng đá tại Anh được cho là nguyên nhân khiến 7 ca nhiễm Covid-19 tại Iceland.
Iceland có số người nhiễm Covid-19 cao trên tổng dân số.
Iceland là đảo quốc có số dân chỉ 365.000 người nhưng lại có đến 1.086 ca nhiễm Covid-19, chiếm tỉ lệ tương đối lớn, bao gồm 2 ca tử vong.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học phương Tây đề cập đến khả năng SARS-CoV-2 đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người từ hàng thập kỷ, đến khi tạo đột biến để bùng phát thành đại dịch.
DeCode thông báo hiện đã xét nghiệm cho khoảng 10.000 người ở Iceland, bao gồm cả những người có triệu chứng hoặc nằm trong nhóm dễ lây nhiễm.
Khoảng 5.000 tình nguyện viên không có triệu chứng tham gia xét nghiệm và kết quả cho thấy có 48 người nhiễm SARS-CoV-2, dấu hiệu cho thấy virus đã lây nhiễm trong cộng đồng.
Video đang HOT
Stefansson nói mục tiêu tiếp theo của DeCode là đánh giá xem virus biến đổi ra sao và từ đó tìm hiểu chuỗi lây nhiễm ở Iceland. “Chúng tôi còn phát hiện trường hợp sau khi virus đột biến, biến chủng ban đầu tự triệt tiêu chỉ còn dấu vết của biến chủng mới”, Stefansson nói.
Derek Gatherer, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Đại học Lancaster, Anh, nói phát hiện trên là không quá bất ngờ. “Virus liên tục đột biến do những tác động trong quá trình nhân bản nhưng chỉ số ít kết quả đột biến tạo ra sự thay đổi rõ rệt”, Gatherer nói.
Hiện tại, phát hiện của DeCode khẳng định có nhiều nguồn lây nhiễm Covid-19 khác nhau, du nhập vào Iceland từ nước ngoài.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Người vô gia cư thêm khốn khổ vì lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19
Người vô gia cư được cho là một trong những nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất trong nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Người vô gia cư ngủ dưới nhà ga Westminster tại London, Anh. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, những người vô gia cư có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là các vấn đề về hô hấp và tim mạch, cao gấp ba lần so với số dân còn lại. Không chỉ vậy, nhóm người này không chú ý đến "giãn cách xã hội" cũng như không thường xuyên rửa tay, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Thống đốc bang California (Mỹ) Gavin Newsom ước tính có đến 60.000 trên tổng số 150.000 người vô gia cư tại bang này có thể mắc COVID-19 nếu như không có biện pháp hỗ trợ nhóm người này trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan nhanh.
Các thành phố trên thế giới cũng đã bắt tay thực hiện các dự án nhằm hỗ trợ nơi ở và đảm bảo vệ sinh cho người vô gia cư. Cụ thể, Thị trưởng thành phố London (Anh) ngày 24/3 cho biết đã chuẩn bị 300 phòng khách sạn để làm chỗ cách ly cho người vô gia cư. Trước đó một ngày, Thống đốc bang California thông báo cung cấp 51.000 phòng khách sạn trên toàn bang cho những người không có nhà ở.
Tại thành phố Seattle - nơi đầu tiên ở Mỹ phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên, Thị trưởng Jenny A. Durkan cũng tuyên bố kế hoạch thành lập các trạm cách ly mở khẩn cấp cho nhóm người vô gia cư. Trong khi đó, thủ đô Paris (Pháp) thành lập các trung tâm tự cách ly với hàng trăm nghìn giường dành cho người vô gia cư có kết quả dương tính virus SARS-CoV-2 song mang triệu chứng nhẹ.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe người vô gia cư trước khi đưa họ vào chỗ ở tập trung khi Nam Phi áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc 21 ngày. Ảnh: Reuters
Nhân viên Hội Chữ Thập Đỏ chứng kiến người vô gia cư ngủ gần Đấu trường La Mã tại Rome (Italy). Từ khi xảy ra khủng hoảng COVID-19, các thành viên Hội chữ Thập Đỏ phải tăng cường hoạt động thường ngày để đáp ứng nhu cầu ngày một lớn từ người vô gia cư tại Rome. Ảnh: Reuters
Người vô gia cư dựng lều do tổ chức từ thiện Caritas Cộng hòa Séc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Praque. Ảnh: Reuters
Một người vô gia cư nằm trên bậc thềm gần nhà hát Place de l'Opera tại Paris (Pháp). Ảnh: Reutes
Linh mục Francesco, đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ, đưa túi thực phẩm cho những người vô gia cư và người nghèo ở Naples, Italy. Ảnh: Reuters
Thành viên lực lượng Quốc gia Nam Phi (SANDF) trò chuyện với một người phụ nữ vô gia cư khi đi tuần ngày đầu tiên trong lệnh phong tỏa toàn quốc. Ảnh: Reuters
Người vô gia cư tuân thủ "giãn cách xã hội" khi xếp hàng nhận các vật dụng vệ sinh tại trung tâm Chữ Thập Đỏ Bỉ ngày 25/3. Ảnh: Reuters
Lục quân Tây Ban Nha xếp giường trong trung tâm hỗ trợ người vô gia cư tại Barcelona. Ảnh: Reuters
Giường xếp giữ khoảng cách an toàn tối thiểu nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho người vô gia tại Oslo, Na Uy. Ảnh: Reuters
Người vô gia cư ngủ dưới nhà ga Westminster tại London, Anh. Ảnh: Reuters
Hồng Hạnh
Số ca mắc COVID-19 tại Italy vượt ngưỡng 100.000, đỉnh dịch có thể đến trong 7-10 ngày tới Theo cập nhật mới nhất của Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 100.0000 người, và thêm 815 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 11.591 ca. Khu vực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Verduno, Italy, ngày 29/3. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan...