Trường hợp đầu tiên trên thế giới được ghép 2 chân
Một nam giới trẻ Tây Ban Nha vừa trải qua ca ghép 2 cẳng chân đầu tiên trên thế giới. Các bác sĩ hy vọng bệnh nhân có thể đi lại được với sự trợ giúp của nạng trong 6-7 tháng nếu chức năng chân phục hồi tốt.
Sẽ phải mất 1 năm để có cảm giác ở chân mới
Hiện thông tin cá nhân của bệnh nhân và người hiến tặng vẫn được giữ kín. Các bác sĩ chỉ thông báo bệnh nhân là một thanh niên khoảng 20 tuổi và bị mất 2 cẳng chân (bị cắt cụt tới trên đầu gối) sau 1 vụ tai nạn.
Ca phẫu thuật bắt đầu vào tối chủ nhật ở bệnh viện La Fe Valencia (miền đông Tây Ban Nha) với 50 bác sĩ phẫu thuật, gây mê, y tá… kéo dài trong 10 tiếng. TS Pedro Cavadas, phụ trách ca đại phẫu, cho biết bệnh nhân rất phấn khởi khi nhìn thấy 2 chân mới của mình.
Video đang HOT
Theo đánh giá chung, những ngày tiếp theo sau phẫu thuật đặc biệt quan trọng với mục tiêu làm máu từ cơ thể sẽ được bổ sung mạnh mẽ cho đôi chân mới. “Đó là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Nếu việc cung cấp máu bị ngưng lại, đôi chân sẽ bị hoại tử”, TS Nadey Hakim, Giám đốc phẫu thuật, khoa Cấy ghép bệnh viện Hammersmith, cho biết.
TS Hakim cho rằng, nếu mọi việc suôn sẻ, bệnh nhân có thể sử dụng 60% chức năng của đôi chân mới của mình, căn cứ theo chức năng hoạt động của bàn tay, cánh tay sau cấy ghép thành công.
BS Cavadas là người thực hiện ca ghép chân đầu tiên trên thế giới và ghép mặt đầu tiên tại Tây Ban Nha
TS Cavadas cho biết then chốt trong giai đoạn phục hồi là các dây thần kinh sẽ phục hồi và tham gia vào việc điều khiển cơ, khớp và da như thế nào. Ông cũng đã tưởng tượng bệnh nhân có thể đi bộ với nạng và về lâu dài sẽ không cần tới nạng. Nhưng điều này phụ thuộc rất lớn vào quá trình vật lý trị liệu. Và theo các chuyên gia, quá trình này có thể mất khoảng 2 năm bởi quá sự phục hồi của thần kinh thường là 2,5cm mỗi tháng.
TS Cavadas cũng chính là người thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đôi tay đầu tiên tại Tây Ban Nha năm 2006. Năm 2009, ông cũng là người thực hiện ca cấy ghép mặt với kỹ thuật ghép lưỡi và hàm đầu tiên trên thế giới.
Theo Dân Trí
Chị em sinh ba cách nhau 11 năm
Hai cô chị được sinh ra vào năm 1998, còn cô em tới tận đầu năm 2010 mới chào đời và cả ba cô bé giống nhau y hệt.
Gia đình Shepherd bên ba cô con gái. Ảnh: Oddity.
Câu chuyện về ba chị em, Bethany, Megand và Ryleigh ở nước Anh được coi là một trong những câu chuyện ấn tượng nhất năm 2010. Do không đủ sức khỏe để sinh con nên gia đình bà Shepherd, mẹ của ba cô bé, quyết định thụ tinh nhân tạo. Các bác sĩ đã thụ thai thành công cho 14 trứng. Cuối cùng, chỉ hai trứng được cấy ghép vào cơ thể bà để phát triển, số còn lại được bảo quản đông lạnh. Quá trình mang thai của bà Shepherd diễn ra suôn sẻ. Hai cô bé sinh ra khỏe mạnh, Megan nặng 2 kg và Bethany nặng 1,5 kg.
Ba cô bé sinh ba. Ảnh: Oddity.
Sau đó chín năm, khi bà Shepherd muốn có thêm em bé. Họ tới bệnh viện và yêu cầu được sử dụng những trứng đã thụ thai được bảo quản đông lạnh từ nhiều năm trước đó.
Các bác sĩ đã cảnh báo rằng có thể cơ thể bà Shepherd sẽ không chấp nhận trứng đã để đông lạnh quá lâu như vậy, nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Cô bé Ryleigh sinh ra với sức khỏe hoàn toàn ổn định, nặng 3,4 kg và giống hệt như hai cô chị của mình.
Linh Phạm
Theo Ngôi sao
Bé gái được phẫu thuật tách tay ra khỏi chân Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung Quốc đã cứu được tay của một bé gái trong suốt 3 tháng bằng cách ghép nó vào chân cô bé trong 3 tháng. Ming Li, 9 tuổi, đã mất đi bàn tay khi cô bị một chiếc máy cày cán qua trên đường đi học hồi tháng 7. Sau tai nạn, cánh tay của cô...