Trường hợp cực hiếm: Mẹ đang mang bầu vẫn tiếp tục thụ thai
Cặp vợ chồng đã bị sốc sau khi được bác sĩ thông báo rằng hai đứa con sinh đôi của họ có thể là kết quả của một hiện tượng cực hiếm
Susie Chong và chồng cô, Matthew Beasley, đang sinh sống ở Beaconsfield, Buckinghamshire. Hai vợ chồng đã bị sốc sau khi được bác sĩ thông báo rằng hai đứa con sinh đôi của cô, Leni và Jenson, có thể là kết quả của một hiện tượng cực hiếm.
Khoa học gọi hiện tượng này là superfoetion, là sự xuất hiện đồng thời của nhiều hơn một giai đoạn phát triển phôi thai. Nói một cách dễ hiểu hơn, hiện tượng này có nghĩa là một thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ thì có một thai nhi khác hình thành, thời điểm bắt đầu hình thành của hai thai nhi này là khác nhau, đây là trường hợp vô cùng hiếm.
Vợ chồng chị Susie Chong và anh Matthew Beasley cùng cặp song sinh khác trứng vô cùng đặc biệt.
Bác sĩ siêu âm cho Susie thấy rằng một trong hai cái thai trong bụng cô nhỏ hơn cái còn lại. Vị bác sĩ này cho rằng hai thai nhi này được hình thành từ hai trứng khác nhau và cách nhau khoảng 10 ngày.
Cô Susie, 36 tuổi, đã có một bé gái 10 tuổi từ cuộc hôn nhân đổ vỡ trước đó, và một bé trai với người chồng hiện tại, anh Matthew, 32 tuổi. Hai vợ chồng vẫn muốn tiếp tục sinh em bé và lần này họ đã thực sự sốc khi nghe những gì các bác sĩ nói về cặp song sinh của mình.
Bé trai Jenson và em gái Leni.
“Bác sĩ siêu âm cho tôi nói rằng cô ấy chỉ gặp hiện tượng này một vài lần trong sự nghiệp của mình và đây là một điều vô cùng hiếm. Từ kích thước của hai thai nhi trên hình ảnh siêu âm, cô ấy dự đoán rằng chúng được hình thành cách nhau khoảng 10 ngày. Cả hai chúng tôi chưa từng nghe hiện tượng hiếm hoi này, tôi cũng chưa từng nghĩ là điều này có thể xảy ra”, bà mẹ 32 tuổi cho biết.
Video đang HOT
Susie và chồng cô liên tiếp nhận được những điều bất ngờ kể từ sau khi sinh bé Hendrix. Hendrix vừa mới được 6 tháng tuổi thì Susie cảm thấy cơ thể không được khỏe, cô đã đến bệnh viện để kiểm tra. Ban đầu các bác sĩ nghi ngờ rằng có thể cô đang có một khối u nang buồng trứng, tuy nhiên sau các xét nghiệm để chuẩn bị loại bỏ khối u thì bác sĩ bất ngờ nói rằng cô đang mang thai chứ không có khối u nào hết, cái thai đã được 6 tuần.
Hình ảnh siêu âm bé Leni và Jenson khi còn trong bụng mẹ.
Susie nói: “Tôi không thể ngờ mình lại mang thai nhanh như vậy, tôi vừa mới sinh bé Hendrix được 6 tháng. Ngay ở lần đầu siêu âm, các bác sĩ đã nhận thấy được sự khác biệt về kích thước của hai cái thai, nhưng đến lần thứ 2, khoảng 12 tuần sau, họ đã nói rằng hai cái thai cách nhau khoảng 10 ngày”. Hai thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Cả gia đình 6 người nhà Susie.
Susie đã hạ sinh hai bé tại bệnh viện Wrexham Park, Slough. Bé gái Leni nặng 1,7 kg và anh trai của bé, Jenson nặng 2,1 kg. Hai bé đã được về nhà sau 10 ngày chăm sóc đặc biệt tại bênh viện.
Theo Minh Hân / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn hiện tượng thiên nhiên kì thú: Đom đóm phát sáng cùng một nhịp
Vẫn chưa có lời lý giải thỏa đáng cho hiện tượng đom đóm phát sáng đồng bộ này.
Trong những tuần đầu tiên của tháng 6, du khách tham quan dãy núi Great Smokey nằm ở phía Đông Tennessee, Mỹ sẽ được chiêm ngưỡng một kì quan thiên nhiên hiếm có, đó là cảnh hàng ngàn các con đom đóm cùng phát sáng đồng thời như đèn trang trí Giáng Sinh treo lơ lửng trong không gian ban đêm vậy.
Nếu đến thăm dãy Great Smokey tại Mỹ, bạn có thể bắt gặp hiện tượng "đom đóm phát sáng đồng bộ".
Loài sinh vật có thể làm được điều này chính là Photinus carolinus, một trong số những loài đom đóm ít ỏi trên thế giới được biết đến với khả năng phát sáng đồng bộ của chúng chỉ trong vòng một phần 10 giây ngắn ngủi.
Đom đóm vốn là loài bọ cánh cứng sử dụng sự phát quang sinh học để phát sáng và thu hút bạn tình vào lúc xế chiều. Ánh sáng được tạo ra từ phần bụng dưới của chúng nơi các chất hóa học luciferin và enzim luciferase được tổng hợp và khi gặp các ion ma-giê và oxy, ánh sáng sẽ xuất hiện.
Sự phát quang sinh học xảy ra nhờ một phản ứng hóa học nằm ở bụng dưới đom đóm.
Hiệu suất của "đèn" đom đóm rất cao: hầu như 100% năng lượng được tạo ra từ phản ứng hóa học trên được chuyển hóa thành ánh sáng. Nếu làm phép so sánh, một bóng đèn sợi đốt chỉ chuyển hóa được 10% năng lượng thành ánh sáng, 90% còn lại thì biến thành nhiệt năng. Chính vì không tỏa ra nhiệt, ánh sáng được tạo ra bởi đom đóm được gọi là "nguồn sáng lạnh".
Khác với đèn sợi đốt, đom đóm phát ra ánh sáng có hiệu suất cao và không tỏa nhiệt.
Ban đầu, người ta cho rằng đom đóm sử dụng ánh sáng lập lòe của mình để cảnh báo các con khác trong đàn biết sự hiện diện của kẻ thù và các mối nguy hiểm. Nhưng bây giờ, chúng ta biết rằng đom đóm phát sáng như vậy là để giao tiếp với bạn tình khi ve vãn.
Ở một số loài, con đực sẽ bay xung quanh và phát sáng theo một nhịp điệu nhất định để đòi được kết đôi, trong khi đó con cái sẽ nằm yên trên đất hoặc trên thân cây, bụi cỏ và tìm kiếm con đực tiềm năng. Khi nó chọn được một bạn tình, con cái sẽ phản ứng lại bằng nhịp điệu phát sáng riêng của nó.
Đối với các loài đom đóm khác, mọi thứ thật hỗn loạn vì mỗi con đực lại phát sáng theo một nhịp riêng, cố gắng hết sức để gây ấn tượng con cái. Còn với loài đom đóm phát sáng đồng bộ như Photinus carolinus, cách thức ve vãn của chúng lại có phần trật tự hơn. Tất cả các con đực dường như cùng nhau thỏa thuận để phát sáng cùng một lúc, với mỗi đợt phát sáng là một chuỗi 5 đến 8 đốm sáng ngắn, tiếp sau là một khoảng tối từ 8 đến 10 giây.
Để tránh lộn xộn, bằng cách nào đó loài đom đóm Photinus carolinus đã "bảo nhau" để phát sáng theo cùng một nhịp.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đom đóm đồng bộ hóa nhịp phát sáng của mình để khiến con cái có thể nhận ra nhịp điệu của con đực dễ dàng hơn. Khi ấy, sự hỗn loạn về thị giác sẽ được giảm thiểu và giúp cả con đực lẫn con cái có thể tìm nhau dễ dàng hơn.
Marc Branham, nhà sinh vật học tại Đại học Florida giải thích: "Giống như khi bạn đang ở trong một sân vận động khổng lồ vậy. Nếu tất cả mọi người đều hò reo cùng một câu nói nhưng vào những thời điểm khác nhau, sẽ không nghe ra cái gì cả. Nhưng nếu tất cả nói cùng một lúc, bạn có thể nhận ra ai đang ở gần và ai đang ở xa". Dù vậy, cơ chế đằng sau sự đồng bộ nhịp nhàng này là gì thì vẫn còn là một bí ẩn.
Đến nay vẫn chưa có một lời giải thích nào cho hiện tượng kì lạ này.
100 năm trước đây, các nhà khoa học thậm chí còn không tin việc phát sáng đồng bộ lại có thể xảy ra. Họ đã nghi ngờ sau khi nghe những người thám hiểm vùng Đông Nam Á thuật lại việc nhìn thấy đom đóm phát sáng đồng bộ. Trên thực tế, hiện tượng này diễn ra khá phổ biến dọc theo các bờ sông ở vùng rừng rậm phía Đông Nam Á ví dụ như Malaysia và Philippines, nơi đom đóm quanh năm tìm kiếm bạn tình. Ở bán cầu phía Tây, cụ thể là dãy núi Great Smoky, mùa giao phối lại khá ngắn ngủi và chỉ kéo dài khoảng 2 tuần một năm.
Đom đóm phát sáng đồng bộ còn có thể được nhìn thấy tại một số nơi khác trên nước Mỹ như Công viên Quốc gia Congaree ở phía Bắc Carolina, Rừng Quốc gia Allegheny ở Pennsylvania, Khu Quản lý Thiên nhiên hoang dã Oak Ridge ở Tennessee, và Cajon Bonito ở bang Arizona.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Bí mật nổi da gà đằng sau những ụ đất nổi như nấm mồ Nhìn bề ngoài trông các ụ đất khổng lồ, cỏ mọc um tùm bên trên như những nấm mồ lạnh lẽo đến đáng sợ. Và bên trong nó chứa đựng những bí mật đến bất ngờ... Rải rác trên những đám cỏ nước ở vùng sông Orinoco ở Nam Mỹ là hàng nghìn gò đất kỳ lạ được người dân địa phương gọi...