“Trường hợp bà Nguyệt Hường, ông Xuân Thanh rất đáng tiếc”
Tổng thư ký Quốc hội nhìn nhận, sau sự việc hủy tư cách đại biểu Quốc hội với 2 trường hợp vừa qua là bài học để tới đây quy định chặt chẽ hơn trong luật.
Chiều 19/7, cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, diễn ra dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Hanh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội.
Trả lời câu hỏi về các trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có vi phạm dẫn đến không được xác nhận tư cách đại biểu, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói: “Đây là sự việc rất đáng tiếc, vì vừa mới công bố kết quả thì đã phải xác nhận tư cách đại biểu. Hội đồng bầu cử quốc gia xác nhận được 494 đại biểu, 2 đại biểu không được xác nhận”.
Theo ông Phúc, với trường hợp ông Thanh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo kết luận công khai vi phạm. Qua đó, ông Thanh không đủ tiêu chuẩn, không gương mẫu làm đại biểu Quốc hội.
Còn bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu nữ của Hà Nội, là đại biểu tái cử ở khóa thứ 3. Bà Hường còn là ủy viên Ủy ban Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, là doanh nhân thành đạt. Do có vi phạm về Luật hộ tịch Việt Nam, Hội đồng bầu cử quốc gia không xác nhận tư cách đại biểu.
Bà Nguyệt Hường là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII. Ảnh: Quochoi.vn.
Gần đây bà mới được công nhận quốc tịch thứ 2, cơ quan chức năng phát hiện ra và đề nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia xe xét tư cách đại biểu. Vì có việc của bà Hường nên mới có thêm một phiên họp của Hội đồng.
“Qua việc này, chúng tôi rút ra bài học, tới đây sửa Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND thì cần có quy định chặt chẽ hơn. Bà Hường không có đơn thư tố cáo gì mà cơ quan chức năng xác định bà đăng ký thêm quốc tịch nước ngoài”, ông Phúc nói.
Trả lời câu hỏi liên quan tới việc chỉnh sửa khoảng 100 điểm trong Bộ luật Hình sự 2015 khiến văn bản này phải hoãn thi hành, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, đây cũng là một sự việc rất đáng tiếc. Quốc hội sẵn sàng nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, ông khẳng định, quy trình làm luật không sai
“Tới đây Quốc hội sẽ xem xét công minh, thấu đáo trách nhiệm cá nhân liên quan, không né tránh gì cả”, ông Phúc khẳng định.
Video đang HOT
Vị Tổng thư ký Quốc hội giải thích thêm, Điều 17 Hiến pháp khẳng định, Công dân nước CHXHCN VN có quốc tịch VN; còn Điều 4 Luật hộ tịch quy định, công dân VN có một quốc tịch VN. Còn các nước quy định 2,3 quốc tịch thì tùy họ.
Đồng bào, kiều bào ta ở nước ngoài có thể có 2-3 quốc tịch, khi vào VN, sử dụng quốc tịch, hộ chiếu nào thì hưởng quy chế đó. Còn nếu sử dụng quốc tịch VN hưởng quy chế áp dụng cho quốc tịch VN.
“Chúng ta là công dân sống và làm việc trong nước thì chỉ 1 quốc tịch. Nếu đăng ký thêm quốc tịch nước ngoài thì phải bỏ quốc tịch VN”, ông Phúc khẳng định.
Dành 6 ngày cho công tác nhân sự
Theo ông Lê Minh Thông, Phó tổng thư ký Quốc hội, kỳ họp thứ nhất khai mạc sáng 20/7, bế mạc vào chiều 29/7. Đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ nhất có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ.
Trong 8 ngày làm việc, Quốc hội sẽ tập trung phần lớn thời gian (6 ngày) để xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nước.
Cụ thể, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội; bầu Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Quốc hội cũng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; Phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách Phó chủ tịch và ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Hai ngày làm việc cuối cùng, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước gồm Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014; xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017…
Theo_Zing News
Trong vòng 2 năm nữa sẽ xem xét lại tuổi nghỉ hưu?
Trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Chính phủ sẽ nghiên cứu trình Quốc hội điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp. "Năm 2016 - 2017 nên tổng kết 3 năm thực hiện Bộ luật Lao động năm 2012, sau đó tiến hành sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu", TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ.
TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
Năm 2012, khi sửa đổi Bộ luật Lao động, nhiều ý kiến không đồng tình kéo dài tuổi nghỉ hưu. Tại sao ông lại cho rằng cần phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu?
Có nhiều lý do cần thiết phải điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu.
Thứ nhất, đời sống vật chất, công tác chăm sóc sức khỏe của người dân càng ngày càng được cải thiện, vì thế tuổi thọ bình quân của người dân mỗi năm một tăng, hiện nay tuổi thọ bình quân của người dân đã trên 73,2 tuổi.
Thứ hai, chúng ta sắp qua giai đoạn dân số vàng và bước vào thời kỳ già hóa dân số, nếu không có bước chuẩn bị sẽ dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân lực.
Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực, kinh nghiệm, trình độ, làm công tác quản lý và một số trường hợp khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhưng không quá 5 năm so với quy định.
Thứ ba, hiện tại, chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lại rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, kinh nghiệm, trình độ, nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn tới lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ tư, khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, một bộ phận người dân có cơ hội kéo dài thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), nên khi nghỉ hưu, họ có mức thu nhập cao hơn, tránh tình trạng như hiện nay, đại bộ phận người làm công ăn lương sau khi nghỉ hưu vô cùng khó khăn về tài chính do mức lương hưu thấp hơn nhiều so với thu nhập khi còn đi làm.
Một lý do không thể không kể đến khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là để tránh vỡ Quỹ Bảo hiểm xã hội?
Đây cũng là một lý do quan trọng. Bởi như tôi nói, tuổi thọ bình quân của người dân mỗi năm một tăng, thời gian hưởng lương hưu ngày càng kéo dài, cộng với việc điều chỉnh lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương thì Quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ mất cân bằng và có khả năng bị vỡ nếu không có các chính sách khác để tăng thu, giảm chi.
Vậy tại sao không dùng từ tăng tuổi nghỉ hưu, mà lại là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho phù hợp, thưa ông?
Chúng ta không tăng tuổi nghỉ hưu, vì tăng là tăng với mọi đối tượng làm việc trong khu vực chính thức, cả khu vực nhà nước lẫn khu vực ngoài nhà nước. Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tức là có đối tượng kéo dài, có đối tượng giữ nguyên và có đối tượng được rút ngắn tuổi nghỉ hưu.
Tôi rất lấy làm tiếc là khi xây dựng Bộ luật Lao động năm 2012, nếu Chính phủ có đủ cơ sở khoa học lẫn thực tiễn để thuyết phục thì Quốc hội đã chấp thuận việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho phù hợp, chứ không phải đợi đến bây giờ mới tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Theo quan điểm của ông, nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng nào?
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người làm công việc đặc thù như giáo viên mầm non chẳng hạn, có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn từ 1 đến 5 năm so với quy định, nhưng cho phép họ lựa chọn có nghỉ hưu trước hay không, nghỉ hưu trước bao nhiêu năm. Còn người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực, kinh nghiệm, trình độ, làm công tác quản lý và một số trường hợp khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhưng không quá 5 năm so với quy định.
Thưa ông, nếu chỉ cho phép người có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, đặc biệt là người quản lý, sẽ gây ra phản ứng trong xã hội là Nhà nước kéo dài tuổi hưu cho quan chức?
Những người có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ đủ 60 tuổi mà phải nghỉ hưu, còn sức khỏe, chắc chắn sẽ không "ngồi nhà", mà sẽ tìm chỗ khác để làm việc. Khi người ta có nhu cầu làm việc, tại sao không cho người ta tiếp tục cống hiến, bởi khi được tiếp tục làm việc thì người lao động tiếp tục đóng BHXH. Kéo dài thời gian đóng BHXH và bảo hiểm y tế còn giúp giảm gánh nặng cho Quỹ BHXH.
Vấn đề là phải có tiêu chí rõ ràng, minh bạch về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ để tránh tình trạng khi sắp "về vườn", nhiều người tìm mọi cách để "giữ ghế" thêm một thời gian nữa. Nếu không có tiêu chí rõ ràng, minh bạch thì kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với người làm công tác quản lý còn kéo lùi sự phát triển của xã hội.
Nhưng vấn đề là mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người bổ sung vào thị trường lao động, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ gây áp lực lên tình trạng thất nghiệp?
Chúng ta sắp qua thời kỳ dân số vàng, nên áp lực về tạo việc làm sẽ giảm. Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới, đặc biệt là AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) đã có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2015, theo đó, lao động ở 8 ngành nghề trong khu vực được làm việc tự do trong khu vực ASEAN.
Hiện tại, rất nhiều người Việt có trình độ, kinh nghiệm, năng lực đã và đang làm việc ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, nguồn nhân lực trình độ cao không lo bị thiếu việc làm nếu đối tượng này được kéo dài tuổi nghỉ hưu. Còn đối với những người chưa qua đào tạo, không có chuyên môn nghiệp vụ, không có kỹ năng, thì không cứ gì ở Việt Nam, mà ở bất cứ nước nào trên thế giới cũng vậy, họ rất dễ rơi vào tình cảnh không có việc làm, dù kéo dài hay rút ngắn tuổi nghỉ hưu, kéo dài hay rút ngắn thời gian lao động.
Theo Mạnh Bôn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Siêu dự án sông Hồng và cảnh báo một tư duy nguy hiểm Bất cứ ý tưởng độc chiếm nào đối với dòng sông này cũng sẽ mang lại những tác động tiêu cực tới tất cả cộng đồng sinh sống cùng dòng sông. Với tính chất nghiêm trọng và những tác động khó lường của việc can thiệp vào dòng sông Hồng, siêu dự án sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện có thể...