Trường học vùng khó Điện Biên: Động đâu thiếu đó
Thiếu phòng học, nhà ở cho giáo viên, học sinh cùng các công trình phụ trợ, đó là thực trạng giáo dục ở huyện nghèo Điện Biên Đông. Trong khi, nguồn lực đóng góp của nhân dân gần như bằng “0″.
20 trường học ở huyện Điện Biên Đông đang rất cần sự chung tay của các tổ chức xã hội đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Bởi thế, huyện nghèo này đang rất cần sự chung tay của toàn xã hội.
Thiếu phòng học đến thiết bị, nhà vệ sinh
Huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) hiện có 22.347 học sinh theo học tại 837 lớp thuộc 51 trường học (MN, tiểu học, THCS). Trong đó, 19 trường MN, 17 trường tiểu học, 11 trường THCS, 4 trường liên cấp tiểu học & THCS. Huyện vẫn còn 165 điểm trường lẻ rải rác ở các bản xa trung tâm.
Điển hình như Trường MN Hoa Ban, xã Háng Lìa. Trường được chia tách, thành lập từ năm 2007 với 1 điểm trường trung tâm và 8 điểm lẻ. Năm học 2020 – 2021, toàn trường có 436 học sinh theo học. Hiện trường có 17 lớp học, trong đó có 8 phòng kiên cố, 8 phòng bán kiên cố, 1 phòng học tạm.
Ngoài ra, bếp nấu ăn cho trẻ ở trường trung tâm rất nhỏ, không bảo đảm diện tích. Đặc biệt, cả 8 bếp ăn ở các điểm bản đều tạm bợ và xuống cấp. Cùng với đó, 100% các nhà vệ sinh hiện cũng được dựng tạm. Nhà trường còn thiếu 6 bộ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ (1 bộ mẫu giáo bé, 1 bộ mẫu giáo nhỡ và 4 bộ nhà trẻ). Riêng đồ chơi ngoài cơ bản là không có.
Video đang HOT
“Là huyện vùng cao, địa bàn rộng, dân cư không tập trung, đời sống của đồng bào còn nhiều gian khó nên việc huy động nguồn lực từ phụ huynh là không thể. Chúng tôi mong sớm nhận được sự chung tay của các nhà hảo tâm, tổ chức thiện nguyện giúp đỡ để học sinh có điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn. Nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để công tác chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn”, cô Lê Thanh Nga, hiệu trưởng Trường MN Hoa Ban tâm sự.
Tương tự, Trường PTDTBT THCS Phình Giàng, xã Phình Giàng được tách ra từ Trường Phổ thông cơ sở Phình Giàng vào năm 2008 với 27 cán bộ, giáo viên. Năm học 2020 – 2021, trường có 265 học sinh là con em đồng bào Mông và Khơ Mú theo học ở 8 lớp với 172 học sinh diện bán trú. Theo thầy Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường: Chúng tôi hiện còn thiếu: 4 phòng học; 1 phòng âm nhạc, 1 phòng học tiếng, 1.000m2 sân bê tông, tường rào, 10 phòng vệ sinh loại 2 ngăn, 50 chiếc giường, 2 nhà tắm. Thiết bị dạy học vẫn còn thiếu: 30 bộ máy tính, 10 máy chiếu, 30 quạt điện, bóng đèn…
“Vùng kinh tế khó khăn, các trường trên địa bàn cơ bản thiếu thốn như nhau. Bởi vậy, tôi mong từ nguồn hỗ trợ, san sẻ của các mạnh thường quân sẽ giúp địa phương, ngành Giáo dục có được nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Như vậy các cháu mới có môi trường học tập an toàn và thân thiện”, thầy Nguyễn Thanh Sơn nói.
Nhà công vụ giáo viên được dựng tạm bợ.
Chung tay vì “mầm non” vùng cao
Ông Nguyễn Tiến Thắng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Toàn huyện hiện có 948 phòng học ở cả 3 cấp. Trong đó, 328 phòng bán kiên cố, 67 phòng học tạm và 5 phòng học mượn. So với quy mô phát triển số lớp, học sinh, số phòng học và phòng hỗ trợ học tập vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Điện Biên Đông vẫn còn 98/356 phòng công vụ giáo viên bán kiên cố và 145/356 phòng công vụ tạm. So với số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên, số phòng công vụ chưa đáp ứng được nhu cầu.
Song song với đó, dù thiết bị phục vụ việc dạy và học được trang bị, mua sắm bổ sung, nhưng không ít thiết bị được mua sắm từ nhiều năm trước đã hết niên hạn và hư hỏng không thể sử dụng được.
Ngoài ra, địa phương này có 29 trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) và 19 trường MN tổ chức nấu ăn bán trú, song cơ bản cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn. Ngoài ra, huyện có 270 phòng ở nội trú tại các trường PTDTBT có đến 79 phòng bán kiên cố và 36 phòng ở tạm bợ.
Theo ông Thắng, với quy mô phát triển trường, lớp, học sinh bán trú, những gì chúng tôi có vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hằng năm, dù địa phương vẫn dành kinh phí cho giáo dục nhưng không thấm vào đâu bởi nhu cầu nhiều, chi phí xây dựng, nhân công đều đắt hơn vùng thuận lợi. Do vậy, việc được Bộ GD&ĐT chọn để triển khai Chương trình “Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 – 2025″ là tin vui với người trong ngành, đặc biệt đội ngũ GV cắm bản.
Theo kế hoạch, giai đoạn I, Bộ GD&ĐT sẽ cùng với cấp ủy, chính quyền tỉnh Điện Biên kêu gọi nguồn lực để chung tay xây dựng 20 trường học cho huyện. Trong số đó, có 10 trường mầm non (MN), 5 trường tiểu học và 5 trường THCS tại các xã khó khăn như: Pú Hồng, Keo Lôm, Phình Giàng, Tìa Dình, Chiềng Sơ, Mường Luân, Na Son, Phì Nhừ, Sa Dung.
Bắc Bộ mưa mát, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
Ngày hôm nay (5/6), khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, trời dịu mát. Trong khi đó các tỉnh Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét
Đêm qua (4/6), ở khu Tây Bắc Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to cục bộ. Lượng mưa đo được (từ 19h ngày 4/6 đến 03h ngày 5/6) ở một số nơi như: Nậm Tăm (Lai Châu) 64,0mm, Pắc Ma (Lai Châu) 58,2mm, Thu Lũm (Lai Châu) 57,0mm, Mường Lay (Điện Biên) 53,6mm, ...
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ Vĩ Bắc kết hợp với hội tụ gió trên mực 1500m nên trong chiều tối và đêm nay (5/6), ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-50mm/24h, riêng Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An có nơi trên 70mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.
Cảnh báo: Từ đêm 6/6 đến khoảng ngày 11/6, ở Bắc Bộ xảy ra một đợt mưa dông diện rộng, riêng đêm 06 và ngày 07/6 có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá: Cấp 1.
Nắng nóng gay gắt tiếp diễn ở Trung Bộ
Ngày hôm qua (4/6), ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 37-39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 40-60%.
Dự báo: Do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 20-22 độ Vĩ Bắc kết hợp với hiệu ứng phơn nên ngày hôm nay (5/6), khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 40-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-19 giờ.
Cảnh báo: Nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài đến những ngày giữa tháng 6/2021.
Cảnh báo tác động của nắng nóng: Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
Người đàn ông Nghệ An dương tính SARS-CoV-2 khi sang Lào Người đàn ông ở Nghệ An nhập cảnh sang Lào qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên), 2 ngày sau có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hôm nay, 25/5, UBND huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên) nhận được thông báo của an ninh tỉnh U-Đôm-Kham-Xay, Lào về một...