Trường học thay toàn bộ nước nấu ăn
HÀ NỘI – Phát hiện nước máy có mùi lạ, các trường ở quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm chuyển sang dùng nước đóng bình để nấu ăn bán trú cho học sinh.
Sáng 16/10, trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận Thanh Xuân) ra thông báo phối hợp với một doanh nghiệp dùng nước đóng bình Lavie nấu ăn cho các con từ ba hôm trước.
Hiệu trưởng Nguyễn Thúy Hiếu cho biết song song với việc sử dụng nước đóng bình, trường sẽ dùng thêm nước sạch từ các xe téc do thành phố Hà Nội hỗ trợ, đồng thời thau rửa toàn bộ bể nước cũ, đợi đến khi có thông báo khắc phục xong sự cố thì bơm nước mới vào.
Bà Hiếu đã chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm thông tin đến phụ huynh để tránh gây hoang mang về chất lượng nguồn nước và sức khỏe cho học sinh khi ăn bán trú tại trường.
Một ngày trước, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, đã khuyến cáo các trường không sử dụng nước sông Đà để uống và nấu ăn, tạm thời dùng nước đóng chai, đóng bình của các đơn vị cung cấp khác, đảm bảo mọi hoạt động cho học sinh bán trú diễn ra bình thường.
Phòng yêu cầu lãnh đạo các trường tăng cường kiểm tra bếp ăn bán trú, duy trì chế độ kiểm soát giao nhận thực phẩm, phát huy vai trò của tổ kiểm soát an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn cho học sinh.
“Thời điểm này cần ưu tiên và đặt sức khỏe của các cháu lên hàng đầu. Kinh phí sử dụng nước đóng chai, đóng bình cho các trường học sẽ được quận cân đối và hỗ trợ một phần từ việc sử dụng quỹ và nguồn ngân sách”, ông Hữu nói.
Video đang HOT
Nước đóng bình đang được cả người dân và trường học tiêu thụ nhiều. Ảnh: Võ Hải
Tại quận Hoàng Mai, nhiều trường đã sử dụng nước bình hay mua nước sạch từ công ty khác để phục vụ bữa ăn bán trú tại trường từ đầu tuần, như Tiểu học Đại Từ hay Tiểu học Chu Văn An.
Trường Tiểu học Chu Văn An từ hôm 12/10 qua nhóm chat thông báo đến phụ huynh: “Ban giám hiệu đã chỉ đạo tổ bếp dùng nước Lavie để nấu ăn bán trú. Tới đây, nếu nước máy chưa được xử lý, nhà trường có kế hoạch mua nước sạch phục vụ nấu ăn”.
“Ngay chủ nhật 13/10, chúng tôi thấy xe téc chở nước sạch đến trường. Nhà trường đặt mua để phục vụ bữa ăn bán trú cho các con từ đầu tuần, dù lúc đó chưa có kết luận hay khuyến cáo gì từ phía thành phố. Vì vậy chúng tôi rất yên tâm”, phụ huynh có con đang học lớp 1 tại Tiểu học Chu Văn An, nói.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, cho biết chỉ vài trường ở phía tây quận sử dụng nước từ Công ty CP nước sạch sông Đà. Từ ngày 14/10, các trường đã sử dụng nước bình và mua nước sạch từ đơn vị cung cấp nước khác để rửa thực phẩm, nấu ăn bán trú. Phần lớn trường còn lại sử dụng nước từ nhà máy ở Pháp Vân nên không bị ảnh hưởng.
Ngày 15/10, sau khi UBND thành phố ra kết luận nước ô nhiễm và có khuyến cáo, nhà máy nước ở Pháp Vân đã hỗ trợ cung cấp nước cho toàn bộ trường bị ảnh hưởng trên địa bàn quận. Hiện, mọi hoạt động liên quan đến bếp ăn bán trú của các trường trong quận diễn ra bình thường, bà Hạnh cho biết.
Nước sạch sông Đà có mùi lạ xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi lấy mẫu nước ở một số điểm của Công ty nước sạch sông Đà vào ngày 11/10.
Sáng 15/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3-3,6 lần so với bình thường. Hà Nội khuyến cáo người dân thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp “chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống”.
Dương Tâm – Thanh Hằng
Theo VNE
Chưa xác định rõ nguyên nhân cư dân Khu đô thị Linh Đàm bị tiêu chảy, bệnh ngoài da nghi do nước máy nhiễm dầu
Nhiều ý kiến người dân cho rằng, thời tiết thay đổi hay do cơ địa của mỗi trẻ, cũng có thể do trong nước máy nhiễm dầu đã dẫn tới một số cư dân, nhất là trẻ nhỏ tai Khu đô thi Linh Đam bị bệnh tiêu chảy, ngoài da...
Người dân tại tòa HH4A Linh Đàm.
Những ngày gần đây, người già trẻ nhỏ tại khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) bị bệnh tiêu chảy, ngoài da... nghi do dùng nước máy sông Đà bị ô nhiễm.
Theo phản ánh, phong viên báo Kinh tế & Đô thị đã ghi nhận thực tế tại khu HH Linh Đàm. Tại tòa nhà HH2C và HH4A, một số người dân cho biết, không thấy có hiện tượng các bé bị bệnh ngoài da hay bị tiêu chảy. "Hiện, nước vẫn còn nhiều mùi clo, chúng tôi vẫn phải dùng nước đó để tắm rửa, còn nước ăn thì đi mua hoặc buổi chiều được cung cấp nước sạch miễn phí"- bà Yến (trú tại tòa HH4A) cho biết.
Tuy nhiên, tại một số tòa khác lại có hiện tượng người lớn, trẻ nhỏ đều bị bệnh ngoài da. Đứng trông cháu nhỏ, ông Chiến cho biết: "Tôi ở tòa HH1B, mấy hôm nay dãy nhà tôi ở cũng có một số cháu bị đi ngoài, có hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Chúng tôi cũng không rõ có phải do nguồn nước đang bị nhiễm dầu hay không, cũng có thể do thời tiết thay đổi mà các cháu mẩn ngứa, phát ban".
Chị Nguyễn Thị Thêm, có con nhỏ 5 tuổi (tòa HH1C) chia sẻ: "Từ bé con tôi đã bị bệnh viêm da cơ địa nhưng lâu nay không thấy bị lại, mấy hôm nay cháu lại có hiện tượng bị ngứa, mẩn đỏ nhiều. Nguyên nhân cũng có thể do thời tiết chuyển lạnh là bị mẩn ngứa, còn việc có phải do nguồn nước hay không chúng tôi không thể biết rõ nhưng cũng không thể loại trừ điều này".
Vì vậy, để xác định rõ nguyên nhân vấn đề này, cân co thơi gian xet nghiêm. Nhưng các cơ quan chức năng cung cần thông tin ro cho người dân về chất lượng nước máy của Công ty sông Đà đang cung cấp. Đặc biệt, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ nhiều các sở, ban ngành giúp người dân vượt qua cơn "khát nước" sạch trong dip này.
Theo kinhtedothi
Đi du lịch nên tránh 4 loại thực phẩm này để không bị tiêu chảy Khi đi du lịch, việc ăn hoặc uống một số loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy, đau bụng. Do đó, để đảm báo chuyến đi được trọn vẹn, mọi người cần tránh một số loại thực phẩm nhất định. Mọi người cần tránh ăn sống các loại hải sản, sò khi đi du lịch để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường...