Trường học phải tuyệt đối an toàn
Đây là yêu cầu của Đại tá Phạm Xuân Bình – Phó Giám đốc CATP Hà Nội tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế 167 phối hợp giữa CATP và Sở GD-ĐT trong công tác đảm bảo ANTT, an toàn trường học tổ chức sáng qua 2-11. Hội nghị cũng dành nhiều thời gian tổng kết mô hình điểm về xử lý học sinh vi phạm ATGT quản lý sử dụng điện thoại di động đúng mục đích, đúng quy định đối với cán bộ giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường.
Các học sinh vi phạm đều được CSGT gửi thông báo về nhà trường
Trong 2 năm triển khai Quy chế, CATP đã chủ động phối hợp với Sở GD&ĐT tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng bảo vệ ở các trường học. Cùng với nhà trường, CATP thường xuyên rà soát, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý nghiêm đối với các vi phạm trong hoạt động hàng quán, Internet, karaoke, trông giữ xe… làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sư phạm, gây mất ANTT. Lực lượng Công an cũng chủ động nắm tình hình nhằm phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nhất là những hành vi đe dọa, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của học sinh, sinh viên. Bên cạnh việc xây dựng vững chắc, có chiều sâu phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ, phát hiện tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội, lực lượng Công an còn tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết thực hiện nghiêm quy định không sản xuất, mua bán, tàng trữ và đốt pháo nổ.
CATP cũng tổ chức bí mật quay camera, ghi hình học sinh vi phạm Luật Giao thông như đi mô tô, xe máy đến trường. Những lỗi vi phạm này đều được CSGT gửi băng hình đến nhà trường, qua đó phối hợp với thầy cô giáo, phụ huynh có biện pháp giáo dục, răn đe và xử lý học sinh, tránh để tái phạm. Đến nay, mô hình thí điểm xử lý vi phạm trên đã được liên ngành triển khai đến tất cả 42 cơ sở giáo dục phát hiện và xử lý 1.996 học sinh vi phạm ATGT và sử dụng điện thoại di động không đúng mục đích, quy định của nhà trường. Qua khảo sát, kiểm tra, lực lượng liên ngành đã yêu cầu 60 điểm trông giữ xe xung quanh các trường học ký cam kết không trông giữ mô tô, xe máy cho học sinh. Có 6 điểm trông giữ xe trái phép cho học sinh đã bị lập biên bản, dẹp bỏ.
Ghi nhận và biểu dương những thành tích, Đại tá Phạm Xuân Bình cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập, thiếu sót đồng thời gợi mở nhiều biện pháp khắc phục. Đồng chí Phó Giám đốc đặc biệt nhấn mạnh tới công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học. Lấy dẫn chứng từ vụ bắt cóc con tin ở trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc yêu cầu lực lượng Công an Thủ đô phải tăng cường công tác quản lý, đảm bảo tuyệt đối ANTT trên địa bàn nói chung và các trường học nói riêng. Đồng chí Phạm Xuân Bình cũng đề nghị Sở GD&ĐT và các trường học cần tăng cường thêm lực lượng bảo vệ tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống tội phạm, cháy nổ cho giáo viên, học sinh.
Trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, quản lý học sinh, Phó Giám đốc CATP yêu cầu không chỉ riêng Phòng CSGT, lực lượng Công an ở cơ sở phải tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm xây dựng và triển khai hiệu quả hơn nữa các phương án giải quyết tình trạng ùn tắc ở khu vực trước cổng trường học. Đối với những trường có khuôn viên rộng, Đại tá Phạm Xuân Bình đề xuất nhà trường có thể bố trí mở thêm lối ra, tổ chức một khu vực nào đó để phụ huynh đến đón con có chỗ chờ đợi, tránh tập trung trước cổng trường gây ùn ứ. Để đánh giá hiệu quả của biện pháp này, Phó Giám đốc CATP yêu cầu Phòng An ninh văn hóa, Phòng CSGT phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức thí điểm ở một trường. Sau thời gian 1 tháng sẽ báo cáo tổng kết để rút kinh nghiệm.
Theo ANTD
Giải quyết việc học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa chỉ đạo Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương việc thống kê số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo từ trung cấp đến đại học nhưng chưa có việc làm.
Số liệu này sẽ là cơ sở để các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách, tạo việc làm cho các đối tượng này. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có chương trình làm việc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tại địa phương để tiếp nhận nhu cầu về nhân lực năm 2013. Bên cạnh đó, đề án tổng thể giải quyết việc HSSV đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm của Bộ GD-ĐT cũng được yêu cầu trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2013. Đào tạo gắn với nhu cầu người sử dụng lao động trong các ngành cũng được Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh và thí điểm ít nhất một mô hình tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, ngành đó quản lý.
Theo ANTD
Trả 40 triệu/tháng cho GV tiếng Anh 100 giáo viên (GV) Philippines sẽ tham gia giảng dạy thí điểm tiếng Anh tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP HCM bắt đầu từ tháng 11 này. Tuy nhiên, mức lương hàng tháng họ nhận 2.000 USD/ tháng do phụ huynh chi trả. 100 GV nói trên được tuyển chọn theo chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục......