Trường học ở Pháp phải sơ tán do cảnh báo bom
Ngày 16/10, trường trung học Lycee Gambetta ở thành phố Arras, miền Bắc nước Pháp – nơi cuối tuần qua xảy ra vụ tấn công bằng dao khiến 1 giáo viên thiệt mạng – đã phải sơ tán do có cảnh báo bom.
Đội rà phá bom mìn của cảnh sát đã được triển khai đến hiện trường làm nhiệm vụ.
Binh sĩ gác tại trường trung học Lycee Gambetta ở Arras, Pháp, sau khi có cảnh báo bom ngày 16/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù trường Lycee Gambetta cho nghỉ học trong ngày 16/10 nhưng vẫn mở cửa để học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường đến tưởng niệm thầy giáo Dominique Bernard, người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao hôm 13/6 vừa qua. Pháp đã báo động an ninh mức cao nhất sau vụ tấn công này. Tổng thống Emmanuel Macron đã ra lệnh huy động 7.000 binh sĩ tăng cường tuần tra an ninh tại các trung tâm thành phố lớn và địa điểm du lịch trên cả nước.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết nghi phạm thực hiện vụ tấn công khoảng 20 tuổi và có tên trong danh sách bị theo dõi vì có tư tưởng cực đoan. Ông cho biết thêm cơ quan chức năng đã tiến hành nghe lén điện thoại của đối tượng này vài ngày trước khi xảy ra vụ tấn công, song không có dấu hiệu nào cho thấy đối tượng đang mưu toan hành động. Đối tượng từng học tại trường Lycee Gambetta. Ngoài giáo viên thiệt mạng, vụ tấn công còn làm 3 người bị thương
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ tấn công bằng dao tại trường trung học Gambetta ở thị trấn Arras, miền Đông Bắc Pháp ngày 13/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong những năm qua, Pháp hứng chịu một loạt vụ tấn công do các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện.
Vụ việc nghiêm trọng nhất là vụ tấn công đồng thời của các tay súng và phần tử đánh bom liều chết nhằm vào các địa điểm giải trí và quán cà phê ở thủ đô Paris vào tháng 11/2015.
Cuộc chiến 'đẫm máu' giữa các băng đảng ma túy ở Marseille, Pháp
Mùa du lịch đang sôi động ở Marseille, nhưng trong tháng 8 này nơi đây cũng rung chuyển bởi một cuộc chiến ma túy đẫm máu.
Video đang HOT
Cảnh sát kiểm tra hiện trường quanh chiếc xe ô tô đầy vết đạn ở quận Estaque, Marseille, hôm 2/6/2023. Ảnh: Maxppp
Bảy người đã chết kể từ đầu tháng, nạn nhân đều là đàn ông trong độ tuổi từ 21 đến 39 bị bắn chết ở nhiều nơi trong thành phố.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin thông báo trên X (tên gọi mới của Twitter) rằng CRS 8, một đơn vị chuyên chống bạo lực đô thị, sẽ được cử đến Marseille "để thực hiện các hoạt động chống buôn bán ma túy trong một vài ngày tới".
Theo cảnh sát Pháp, một cuộc đối đầu đẫm máu giữa hai băng đảng ma túy ở thành phố Marseille bên bờ biển Địa Trung Hải của Pháp đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người trong năm nay, mục tiêu trong các cuộc tấn công trắng trợn này đôi khi do thanh thiếu niên thực hiện. Cảnh sát Marseille thống kê được 68 vụ xả súng kể từ đầu năm, dẫn đến cái chết của khoảng 30 người, đều liên quan đến buôn bán ma túy.
Hai băng đảng "Yoda" và "DZ Mafia" đang tranh giành quyền kiểm soát thị trường ma túy ở các khu phố phía bắc khét tiếng của thành phố lớn thứ hai nước Pháp. Kể từ đầu năm đến nay, 36 người đã chết trong cuộc chiến băng đảng, theo số liệu của AFP, nhiều hơn so với cả năm 2022.
"Đó là một cuộc tắm máu", công tố viên Dominique Laurens của thành phố cho biết.
Chỉ trong một tháng qua, một đợt gia tăng các vụ giết người liên quan đến tội phạm ma túy lại xuất hiện. Mục tiêu mới nhất là một người đàn ông 30 tuổi bị bắn hạ bằng súng AK ở phía bắc Marseille vào tối 16/8.
Cảnh sát trưởng Frederique Camilleri nói với các phóng viên hôm 17/8: "Đây không gì khác chính là một vòng đấu mới trong cuộc chiến giữa Yoda và DZ Mafia". Bà Camilleri cho biết thêm, hai băng đảng này đứng sau 80% trong tổng số 68 vụ giết người hoặc âm mưu giết người liên quan đến băng đảng ở Marseille trong năm nay.
Cảnh sát Marseille được tăng cường nhằm trấn áp tội phạm ma túy. Ảnh: AFP
"Giết để dọa"
Một số nạn nhân và thủ phạm là thanh thiếu niên, chẳng hạn như một thanh niên 17 tuổi bị 30 kẻ tấn công đánh chết trong khu dự án nhà cao tầng có tên La Paternelle ở Marseille. Vụ giết người được phát trực tiếp trên ứng dụng nhắn tin Snapchat.
Cảnh sát trưởng Camilleri cho biết, nếu như trước đây các vụ giết người liên quan đến buôn bán ma túy thường bắt nguồn từ hoạt động mở rộng "lãnh thổ" - chẳng hạn như chiếm giữ một "điểm giao dịch" - thì giờ đây chúng chủ yếu là nhằm gây kinh hoàng cho các đối thủ.
"Chúng tôi đang nhìn thấy một hiện tượng mới, một sự thay đổi mô hình", bà nói. Các thành viên băng đảng ma túy giờ đây "giết người để đe dọa" trả thù cho một mối thù máu.
Bên cạnh đó, theo nữ cảnh sát trưởng Marseille, những kẻ giết người bây giờ thường trẻ hơn và kém chuyên nghiệp hơn trước.
Trong khi trước đây các băng đảng thường thuê các sát thủ lành nghề tiến hành các vụ tấn công thì "việc tuyển dụng những kẻ giết người đang trở nên dễ dãi hơn, không khác gì việc thuê người theo dõi".
Vào đầu tháng 4, cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên 18 tuổi, được nhận diện là Matteo F., bị tình nghi đã bắn chết Djibril, 15 tuổi và Kais, 16 tuổi. Matteo khai với cảnh sát rằng cậu ta đã thu được tổng cộng 200.000 euro (218.000 USD) tiền thanh toán cho các vụ giết người theo hợp đồng.
Một chiếc ô tô bị đốt cháy rụi ở Marseille trong xung đột giữa các băng đảng. Ảnh: BBC
Đánh vào ví tiền
Nghịch lý là sự gia tăng các vụ giết người liên quan đến băng đảng xảy ra vào thời điểm mà cảnh sát Pháp đang báo cáo những thành công lớn hơn trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy. Họ đã thu giữ 740 vũ khí, trong đó có 62 súng trường tấn công, kể từ đầu năm, tăng 24% so với năm 2022.
Ngoài ra, cảnh sát đã bắt giữ 1.144 "đại lý" bán ma túy ở Marseille, tăng 26%, triệt phá 70 điểm giao dịch kể từ năm 2021 và thu giữ 12 triệu euro tài sản phạm tội.
Vụ bắt giữ Mohamed Djeha, biệt danh "Mimo", vào tháng 6 ở Algeria đã loại bỏ một trong những kẻ buôn bán ma túy lớn nhất của Pháp khỏi "thị trường".
Cảnh sát trưởng Camilleri cho biết cảnh sát đang lần theo các dấu vết để bắt được những kẻ chủ mưu buôn bán ma túy. Bà nói: "Chúng tôi cố gắng đánh vào ví tiền của bọn chúng bằng cách loại bỏ các điểm giao dịch vốn là nguồn thu tiền mặt của các mạng lưới".
"Chúng tôi là con tin"
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết ông sẽ điều động đơn vị cảnh sát CRS 8, chuyên xử lý các tình huống bạo lực đô thị, tới Marseille. Đơn vị này sẽ tấn công các mạng lưới tội phạm ma túy địa phương mạnh nhất có thể, đặc biệt là các điểm giao dịch của bọn chúng.
Trong chuyến thăm Marseille vào tháng 6, Tổng thống Emmanuel Macron đã công bố các biện pháp chống lại sự bất bình đẳng trong giáo dục ở Marseille - điều mà ông cho rằng đã khiến việc băng đảng chiêu nạp thanh niên trong thành phố dễ dàng hơn. Ông Macron cũng quan tâm đến các giải pháp chống lại tình trạng nghèo đói ở các khu dân cư xuống cấp.
"Chúng tôi là con tin ở đây", một cư dân Marseille phàn nàn với Tổng thống trong chuyến thăm. "Chúng tôi sợ ra ngoài vào ban đêm, mọi người đều muốn rời đi", người phụ nữ này nói thêm.
Marseille có một lịch sử lâu dài về buôn bán ma túy quy mô lớn. Từ những năm 1930, thành phố này đã là một trung tâm chính trong "Kết nối Pháp" (French Connection), mạng lưới sản xuất và buôn lậu heroin lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ.
Được điều hành bởi các nhóm mafia gốc đảo Corse, French Connection đã mang morphine chiết xuất từ cây thuốc phiện ở Cận Đông, Trung Đông và Châu Á đến Marseille, nơi các phòng thí nghiệm của bọn chúng biến nguyên liệu này thành heroin để xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ.
Pháp thông báo số người bị bắt và bị thương trong các cuộc biểu tình Phát biểu với kênh truyền hình CNews vào sáng 24/3, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết, tổng cộng 457 người đã bị lực lượng chức năng bắt giữ trong cuộc tổng đình công và biểu tình phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Tổng thống Emmanuel Macron, trong khi 441 nhân viên an ninh bị thương khi xung...