Trường học Indonesia chấp nhận cho thanh toán học phí bằng… dừa
Học viện Du lịch Venus One, một trường cao đẳng khách sạn ở Bali, Indonesia, đang cho phép sinh viên gặp khó khăn tài chính trả học phí và các khoản phí khác bằng các sản vật tự nhiên, bao gồm cả dừa.
Trường học ở Bali cho phép sinh viên trả học phí theo cách đặc biệt
Một trường cao đẳng khách sạn ở Indonesia đang cung cấp cho sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế cơ hội trả học phí bằng dừa và các vật liệu tự nhiên khác. Đó là Học viện Du lịch Venus One ở Gianyar, Bali.
Nhà trường cho biết những sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính sẽ được phép trả học phí và các khoản phí khác bằng cách mang dừa đến, phục vụ cho điều chế dầu dừa nguyên chất.
Video đang HOT
“Lúc đầu, chúng tôi bắt đầu chương trình trả góp để sinh viên trả học phí nhưng giờ chúng tôi đã trở nên linh hoạt hơn. Chúng tôi đang sản xuất dầu dừa nguyên chất và chúng tôi cố gắng thu hút sinh viên tham gia vào quá trình sản xuất bằng cách trả tiền khi họ mang đến những trái dừa”, Putra nói.
Trường đã triển khai chương trình này từ tháng 3 và chấp nhận thanh toán học phí dưới dạng dừa, lá chùm ngây và lá rau má. Các loại lá cây này đang được sử dụng để làm các sản phẩm như xà phòng thảo dược.
Nhà trường tiết lộ các sản phẩm làm từ dừa và các vật liệu khác sẽ được bán trong khuôn viên trường để gây quỹ. Sinh viên cũng có thể bán lại các sản phẩm của chính mình để phát triển các kỹ năng kinh doanh.
“Chúng tôi giáo dục sinh viên để tối ưu hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong môi trường xung quanh. Chúng tôi hy vọng khi đại dịch kết thúc, sinh viên sẽ không chỉ là những người lao động bình thường”, giáo viên Wayan Pasek kết luận.
Wayan cũng nói rằng trường đại học của mình đã có giấy phép hoạt động kinh doanh từ cơ quan việc làm Gianyar. Ngoài ra, nhà trường đã thực hiện các quy trình về sức khỏe và an toàn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang, cho sinh viên đến trường giới hạn trong mỗi ca và kiểm tra thân nhiệt hàng ngày.
Sinh con sau 1 tiếng mang thai?
Heni Nuraeni, 30 tuổi, sống tại làng Mandalasari (Indonesia) đang gây xôn xao dư luận nước này vì thông tin cô sinh nở một bé trai chỉ 1 tiếng sau khi có biểu hiện ốm nghén.
Vào đêm thứ Bảy (18/7), bụng Heni Nuraeni bắt đầu lớn lên và xuất hiện những cơn đau quặn mà cô ngay lập tức liên tưởng đến chuyển dạ vì Heni đã từng sinh 2 bé. Vấn đề là cô không hề biết là mình mang thai và cũng không "yêu" chồng trong 19 tháng qua.
"Tôi ở nhà và không có gì khác thường", Heni kể lại đêm sinh đứa con thứ 3. "Bất ngờ, tôi cảm thấy có thứ gì đó đang di chuyển ở thành bụng phải và cơn đau xuất hiện. Tôi đã nhờ hàng xóm đưa tôi đến nhà cha mình. 1 tiếng sau khi gọi được bà đỡ, tôi đã sinh con".
Mặc dù có tăng cân trong mấy tháng trước khi sinh nhưng người phụ nữ 30 tuổi này cho biết cô không có bất kỳ biểu hiện mang thai nào như đã từng trước đây: ốm nghén, bụng lớn lên và "tắt" kinh nguyệt. Nuraeni khẳng định cô vẫn có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng qua.
Nhưng điều đáng kinh ngạc nhất trong câu chuyện này là Heni Nuraeni và chồng cô, anh Erik đã không hề "yêu" nhau trong suốt 19 tháng, kể từ khi cô sinh bé gái thứ 2. Họ đã phải tránh "gần nhau" kể từ sau khi sinh bé thứ 2 vì lý do y khoa.
Theo bác sĩ sản khoa Ruswana Anwar (Indonesia), không thể có chuyện chỉ mang thai trong 1 giờ, chỉ là Heni không hề biết mình đang mang thai mà thôi. Trường hợp như Heni có tỉ lệ là 1/25.000 các ca mang thai và hiện tượng này được gọi là "thai kỳ bí mật".
BS Anwar cũng cho rằng việc có kinh nguyệt trong suốt thai kỳ là rất khó xảy ra nhưng nếu có thì cũng là do mất cân bằng hooc môn.
Câu chuyện Heni Nuraeni sinh con chỉ "sau 1 giờ mang thai" đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt tuần qua, từ các nhà báo, chuyên gia sản khoa đến chính quyền... Sự quan tâm này đã khiến Heni bị stress và gia đình cô đề nghị được bảo vệ sự riêng tư.
Loại 'mì bẩn' ở Indonesia được làm như thế nào? Một xưởng sản xuất ở Yogyakarta (Indonesia) nổi tiếng với loại thực phẩm gọi là "mì bẩn", được làm bằng các kỹ thuật truyền thống.