Trường học cho thuê mặt bằng, phụ huynh bức xúc
Không ít trường học ở TPHCM đã đem một phần mặt bằng trường cho thuê để bán cơm bình dân, giữ trẻ, bán giày dép, giữ xe… Việc làm này đã gặp phải phản ứng gay gắt từ phía người dân và phụ huynh học sinh.
Từ quán cơm, bãi xe đến tiệm giày
Trường Bồi dưỡng giáo dục Q.3 có chức năng bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho giáo viên các trường trên địa bàn quận. Tuy nhiên, ngay bên dưới tấm biển hiệu tên trường là một xe bán cơm bình dân án ngữ. Lối đi duy nhất có chiều ngang khoảng 3m, dài 15m vào bên trong trường đã bị người bán đặt hàng chục bộ ghế nhựa cho khách ngồi ăn. Buổi trưa, quán tấp nập khách ra vào. Theo người dân sống gần trường, quán cơm này đã được trường cho thuê từ nhiều năm. Quán cơm nhếch nhác và ồn ào ngay lối ra vào của trường, lại cạnh trụ sở của lãnh sự nước ngoài khiến người dân rất bức xúc. Không chỉ cho thuê bán cơm, mặt bằng nơi này còn biến thành bãi giữ xe cho khách vãng lai vào buổi chiều và tối; các phòng học còn được cho thuê để giữ học sinh.
Một số trường học ở TPHCM đã đem một phần mặt bằng trường cho thuê để bán cơm bình dân, giữ trẻ, bán giày dép, giữ xe…
Trong khuôn viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) có một shop giày hiệu Rotica. Trong giờ học, khách bên ngoài vẫn có thể vào trường mua thoải mái. Ngoài ra, trong sân trường còn có một bãi giữ xe khá lớn, nhận giữ xe cho cả khách của Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn. Phụ huynh phản ánh, việc trường cho thuê mặt bằng giữ xe bên ngoài và mở một shop bán giày dép thời trang trong khuôn viên trường ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi của học sinh.
Tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn), ngay sát bên cổng chính của trường có ba dãy kiosque án ngữ bán văn phòng phẩm, sách vở; chụp hình kiêm photocopy, bán tạp hóa, nước giải khát, khiến cảnh quan trước cổng trường trông rất nhếch nhác. Một chủ kiosque cho biết: ba kiosque này là của nhà trường cho thuê với giá “mềm”, tôi đã thuê trên 10 năm nay. Tương tự, một góc khuôn viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được tận dụng để bày hoa, cây kiểng… Tuy nhiên, ban giám hiệu trường cho rằng, nhà trường chỉ cho Công ty dịch vụ công ích tạm mượn để tập kết cây xanh, ươm cây cảnh phục vụ các công trình công ích trên địa bàn.
Ngành GD-ĐT đang thực hiện “môi trường học thân thiện – học sinh tích cực”, “trường ra trường, lớp ra lớp” nhưng không hiểu sao các đơn vị trên lại xé rào? Một số phụ huynh nói: chúng tôi cảm thấy bất an khi trong giờ học vẫn có người mua, kẻ bán.
Trả lại mặt bằng cho học sinh
Video đang HOT
Trao đổi với PV Báo Phụ Nữ TPHCM, bà Trần Thị Nam – Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục Q.3 thừa nhận: Trường có cho thuê bán cơm và giữ xe theo dạng thầu căng tin với giá 2,8 triệu đồng/tháng để tạo thu nhập cho nhà trường. Việc bán cơm này có từ thời hiệu trưởng trước, bà mới về tiếp quản cách đây khoảng hai năm. Tiền thu được từ hoạt động cho thuê, trường gộp vào chia phúc lợi hàng tháng cho 31 cán bộ, giáo viên. “Nhà trường cũng thấy việc cho thuê bán cơm như vậy là nhếch nhác, ảnh hưởng mỹ quan chung của trường. Phòng Giáo dục-Đào tạo quận có biết và đã nhắc nhở. Nhưng do trường nằm trong góc kẹt, nên không thể cải tạo thành địa điểm cho thuê những dịch vụ đàng hoàng khác được”, bà Trần Thị Nam phân trần.
Ông Phạm Thanh Nam – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho rằng: trước đây, để may đồng phục cho học sinh, trường phải gửi size cho nhà cung cấp may hàng loạt nên khi học sinh muốn mua thêm cũng khó. Trong quá trình tìm nhà cung cấp đồng phục cho học sinh, trường biết đến đơn vị này. Khi họ ngỏ ý mượn địa điểm đặt showroom để cung cấp đồng phục cho học sinh, nhà trường đã đồng ý. Ông Nam khẳng định, trường không cho thuê địa điểm mà chỉ cho mượn mặt bằng phục vụ học sinh của trường và vị trí mặt bằng này nằm trong quy hoạch sửa chữa của trường. Việc cho mở showroom chỉ là tạm thời, khi trường tiến hành sửa chữa thì phải dời đi. Riêng việc cho thuê bãi giữ xe, ông Nam cho biết, Công đoàn đấu thầu căng tin và bãi giữ xe để tạo phúc lợi và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, bãi giữ xe chỉ giữ cho học sinh trong trường và một số công ty bên cạnh trường chứ không giữ tràn lan. Vừa qua, sau khi làm việc với Báo Phụ Nữ, Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu trường tháo dỡ showroom bán giày dép trong khuôn viên trường. “Showroom chỉ mang tính chất phục vụ học sinh chứ nhà trường không thu lợi nhuận, phụ huynh không đồng ý, Sở đã yêu cầu nên trường sẽ tháo dỡ”, ông Nam khẳng định.
Hầu như nguồn thu từ việc cho thuê, mượn mặt bằng đều được gôp vào quỹ phúc lợi của nhà trường. Tuy nhiên, nguồn thu này không nhiều (như ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu), hoặc không có như khẳng định của ban giám hiệu Trường THPT Bùi Thị Xuân nhưng đã gây điều tiếng cho trường, chưa kể làm cổng trường không sạch đẹp, an toàn, chiếm không gian của học sinh trong bối cảnh còn thiếu phòng học, phòng chức năng. Ông Nguyễn Hữu Hùng – Chủ tịch Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Hiện nay, các trường thực hiện theo Nghị định 43 của Chính phủ, nếu các đơn vị thực whiện chi tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiết kiệm được nguồn chi sẽ góp phần cải thiện cho giáo viên”. Như vậy, không nhất thiết phải cho thuê mặt bằng để cải thiện đời sống giáo viên. Mặt khác, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhờ tiết kiệm chi tiêu, thưởng Tết năm trước ở nhiều trường THPT lên đến hàng chục triệu đồng.
Về trường hợp một số trường thuộc phạm vi các quận huyện quản lý, nếu cho thuê mặt bằng kinh doanh không phục vụ giáo dục, ông Hùng cho rằng đó là trách nhiệm của các quận huyện. Về mặt chỉ đạo chung của Sở GD-ĐT, nơi nào làm sai yêu cầu phải chấn chỉnh, trả lại mặt bằng cho học sinh.
Theo Hoài An – Quỳnh Mai
Báo Phụ nữ TPHCM
Phát hiện thêm một khu đền tháp Chăm ngàn năm tuổi
Ngày 11/12, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng tổ chức báo cáo kết quả khai quật đền tháp Chămpa (xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng). Đây là khu đền tháp Chăm thứ 2 được phát hiện và khai quật sau khi khu đền tháp làng Phong Lệ đã được khai quật.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được gần như toàn bộ quy mô, mặt bằng và cấu trúc nền móng kiến trúc đền tháp Champa tại khu vực có tên Cấm Mít (thuộc thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng).
Trước đó, nhờ sự báo dẫn của các cán bộ Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng và nhân dân địa phương về việc tại đây đã phát hiện một số hiện vật của văn hóa Champa.
Tháng 6/2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát địa điểm này. Qua đó, xác định nơi đây đã từng tồn tại một di tích đền tháp Champa.
Từ tháng 9/2012, hai bên đã phối hợp, khai quật với diện tích trên 500m2 tại khu vực Cấm Mít. Qua đó đã đưa lên khỏi lòng đất Cấm Mít nhiều loại hình di vật có giá trị nghệ thuật, nghiên cứu cùng nhiều thông tin có giá trị khác.
Di tích Cấm Mít là một tổ hợp kiến trúc phân bố trên một gò đất thấp rộng khoảng 1ha, xung quanh là các bãi phù sa cổ được bồi tụ bởi hai dòng sông Túy Loan và sông Yên. Di tích được quy hoạch gồm 3 đền tháp nằm ngang theo trục Bắc Nam, hướng về phía Đông (lệch Nam 5 độ), trước mặt là tháp cổng (có thể có cả tháp Hỏa ở phía đông nam và nhà bia ở phía Đông Bắc). Toàn bộ được bố cục trong khuôn viên có hệ thống tường bao bọc, phía ngoài là nhà dài nằm thẳng trục với tháp cổng và tháp giữa.
Qua kết quả khai quật, có thể nhận định niên đại của di tích khá cụ thể. Tháp Giữa được xây dựng đầu tiên cùng hệ thống đường đi phía đông nối với tháp cổng và rẽ sang hai bên, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống tường thành, xây dựng trong khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XI.
Bên cạnh đó, sự có mặt của vò gốm và một số hiện vật gốm sứ có niên đại thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV cho thấy tháp Nam và tháp Bắc cũng được xây dựng cùng khoảng thời gian này. Đây là thời kỳ tháp giữa, tháp cổng xuống cấp, tường thành bị hư hại cần sửa chữa, trùng tu.
Ba tháp chính đều có bình đồ hình vuông hoặc gần vuông, trong đó tháp Giữa được xây dựng sớm và có quy mô lớn nhất, tháp Bắc và tháp Nam được bổ sung sau và nhỏ hơn. Cửa chính của các tháp đều mở về hướng đông có quy mô, kích thước lớn hơn so với cửa giả ở các phía còn lại. Tháp cổng có bình đồ hình chữ nhật, mở hai cửa theo hướng đông - tây, đã được cải tạo và tịnh tiến về phía đông gần hơn với nhà dài. Tường bao cũng thay đổi cho phù hợp với việc tôn tạo xây thêm các kiến trúc mới.
Vật liệu tham gia xây dựng kiến trúc chủ yếu là gạch, ngói và đá. Tuy nhiên, sự vắng mặt của ngói lợp trong khu vực nhà dài cho phép chúng ta nghĩ đến khả năng kiến trúc nhà dài có bộ khung bằng gỗ, mái lợp bằng tranh tre, nứa lá hoặc mái vòm bằng gạch.
Một số hiện vật khai quật được từ di tích Cấm Mít
Phần nền móng đã được chú trọng liên kết bằng các phụ gia có độ kết dính cao như sử dụng nhựa thực vật và đất sét trộn với gạch non, sỏi laterite phong hóa hoặc cát. Phần tường tháp vẫn theo kỹ thuật chung của cư dân Chăm là xếp gạch tạo mặt bằng hai bên có liên kết bằng nhựa thực vật, còn trong lòng nhồ gạch vỡ lẫn đất sét và cát. Đồng thời, các trụ tường, trụ ốp cửa...sử dụng kỹ thuật mài chập tạo mặt phẳng cho việc khắc tạc trực tiếp hoa văn trên mặt tường gạch.
Các đề tài trang trí không phong phú hoặc chưa hoàn thiện về mặt tạo tác nên tính thẩm mỹ chưa cao, chủ yếu vẫn là hình tượng Garuda, tay lửa, lá đề,...về cơ bản vẫn là phong cách thô ráp và nổi khói. Điêu khắc trên gạch vẫn chiếm ưu thế, điều này được ghi nhận rõ qua các vết đục, đẽo, chạm khắc trực tiếp trên gạch tạo các mảng trang trí vòm cuốn, trụ ốp và chóp tháp...Sự nghèo nàn của các sản phẩm điêu khắc, sự vắng mặt của các tượng đá cho thấy đây là một khu đền tháp mang yếu tố và phong cách địa phương, nơi giáp ranh giữa miền xuôi và miền ngược.
Theo các nhà chuyên môn, di tích Cấm Mít là một trong các phế tích tháp Chăm hiếm hoi được làm rõ mặt bằng của cả 3 tháp chính cùng tháp cổng, nhà dài. Sự hoàn thiện về bố cục, quy mô, cấu trúc của mặt bằng di tích cho thấy đây là di tích có vị trí rất quan trọng trong tâm thức cư dân Champa thời bấy giờ. Ngoài chức năng là đền tháp thờ các vị thần, với việc xuất hiện của vò gốm men và đồ tùy táng nơi đây có thể còn mang vai trò của tháp mộ.
Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàn điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho biết: "Với việc khai quật di tích Cấm Mít, lần đầu tiên khảo cổ học Champa Đà Nẵng có cơ hội nghiên cứu cụ thể kỹ lưỡng về kết cấu tháp Chăm, vì đã đào đến tận sinh thổ".
Theo ông Thắng, vấn đề muôn thuở đặt ra vẫn là làm sao để bảo tồn và phát huy giá trị di tích này. Hiện phương án trước mắt của các nhà nghiên cứu khảo cổ là lưu giữ di tích lại trong lòng đất, san lấp trả lại mặt bằng cho người dân, khi nào có điều kiện lại tiếp tục khai quật.
Tuy nhiên, trước hết phải hoàn thiện bản vẽ về khu đền tháp và đưa các hiện vật khai quật được về bảo quản tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Dự tính, trong thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng sẽ phối hợp thực hiện dự án có quy mô lớn hơn.
Theo Dantri
Ngân hàng giải chấp, nhà phố rớt giá thảm hại Rất nhiều NH đang âm thầm giải chấp hàng loạt BĐS được khách hàng thế chấp trước đây. Việc giải chấp đồng loạt của nhiều NH đã khiến mặt bằng giá nhà phố giảm ít nhất 30%. Alô là... "đụng" ngân hàng bán nhà Chị tôi là hộ làm ăn cá thể, có mở tài khoản giao dịch tại một số NH, được...