Trường học chật chội, đất công bỏ hoang
Quận Ninh Kiều là trung tâm TP Cần Thơ nhưng Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quang Duy thừa nhận, nhiều trường học phổ thông cơ sở vật chất thua xa trường ở vùng sâu.
Trường tồi tàn vì thiếu đất
Riêng phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang có 4 điểm trường tiểu học với cơ sở vật chất tồi tàn. Ngay đường vào trường cũng chỉ rộng khoảng 1,5 m, lại nằm dưới một tầng nhà dân, trường tiểu học Cái Khế 2 là điển hình.
Cô Lê Mỹ Trang, Hiệu trưởng trường tiểu học Cái Khế 2, cho biết trường có 2 khu, đều trong hẻm nhỏ. Khu A rộng 690,12 m2, có 8 phòng bố trí dạy 8 lớp; Khu B khuôn viên méo mó, nằm cạnh khu mộ, diện tích chỉ hơn 300 m2, có 4 phòng học cho 7 lớp (6 lớp học một buổi, 1 lớp học 2 buổi).
Bà Trần Thị Ngọc Trân, Phó Chủ tịch UBND phường Cái Khế, cho biết ở phường còn nhiều điểm trường tiểu học tồi tàn và lại chưa có trường THCS.
Khu đất công rộng 3,5 ha bỏ hoang, đang được làm sân quần vợt và bãi giữ xe để cho thuê ở phường Cái Khế – Ảnh: Trường Ca
Video đang HOT
Trường Tiểu học phường An Phú, cũng nằm trong hẻm với diện tích rất nhỏ, chỉ 273 m2, quá tồi tàn. Ngôi nhà một trệt một lầu xuống cấp trầm trọng vì xây dựng đã lâu, có 5 phòng học, chỉ 3 phòng đủ 50 m2; 2 phòng còn lại diện tích mỗi phòng chỉ 32 m2. Trường này có 9 lớp (học một buổi), thành ra phòng của ban giám hiệu đã tạm bợ lại chỉ rộng đúng 8 m2.
Nhiều năm trước, quận Ninh Kiều đã lập đề án xây dựng trường học đạt chuẩn nhưng đến nay đều chưa thực hiện được.
Hẻm vào trường tiểu học Cái Khế 2
Dự án một trường tiểu học ở phường Cái Khế nằm trong khu vực có Trung tâm Thương mại Cái Khế, lập năm 2000, tổng diện tích 2 ha. Gồm 1,2 ha xây dựng khu tái định cư và 0,8 ha xây trường.
Dự án triển khai năm 2003, nay mới hoàn thành 80% khu tái định cư với tổng vốn khoảng 24 tỷ đồng, còn việc giải phóng mặt bằng 0,8 ha để xây dựng trường thì chưa nhúc nhích.
Dự án Trường tiểu học ở phường An Phú được qui hoạch xây dựng trên khu đất hơn 1 ha, nhưng nằm ở nơi chưa có đường vào nên dự án vẫn trên giấy.
Lãnh đạo quận Ninh Kiều và nhiều phường trong quận cho biết, thiếu trường học là nỗi bức xúc của người dân kéo dài nhiều năm nay, mỗi dịp tiếp xúc cử tri đều nhận được phản ánh gay gắt nhưng vì thiếu đất nên “bó tay”.
Đất công bỏ hoang
Nhưng ở phường Cái Khế có mấy khu đất công rất rộng, đang bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất hồi nào là kho dầu Tây Nam Bộ, rộng 3,5 ha, nhưng từ lâu không còn làm kho dầu nữa, đơn vị thuê đất nhiều lần đề nghị trả lại cho TP Cần Thơ. Bên cạnh là khu đất rộng 5.000 m2 mà Cty Cổ phần Xây dựng phát triển đô thị TP Cần Thơ đang quản lý nhưng bỏ hoang.
Về khu đất rộng 3,5 ha là kho dầu trước kia, đơn vị quản lý muốn trả mà TP Cần Thơ chưa nhận là vì “chưa biết cho ai thuê”. Nếu nhận lại mà không cho thuê thì mất một năm tiền thuê đất 2,5 tỷ đồng.
Đơn vị chưa trả được khu đất cho TP Cần Thơ, đã xây dựng mấy sân quần vợt và bãi đậu xe để cho thuê. Còn khu đất 5.000 m2, có doanh nghiệp muốn thuê để xây dựng trung tâm thương mại nên không thể cất trường học.
Ông Trần Văn Thiếu, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều, nói: “Chúng tôi cũng rất băn khăn về vấn đề này nhưng ngành GD&ĐT không tự tìm đất xây trường được”.
Ông Nguyễn Quang Duy, Phó Chủ tịch UBND Ninh Kiều thì cho biết, trước Tết Quý Tỵ, trong một chuyến đi thực địa, đã báo cáo và đề đạt với Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng là sử dụng đất công đang bỏ hoang để xây trường học.
“Nếu được UBND thành phố chấp thuận thì phấn khởi lắm, UBND quận sẽ làm ngay văn bản xin các khu đất công đang bỏ hoang để xây trường học”, ông Duy nói.
Theo Trường Ca (Tiền Phong)
Điều tra vụ cán bộ HTX lập khống hồ sơ đất
Ngày 18.1, nguồn tin của Thanh Niên Onlinecho hay, qua công tác nắm tình hình, Công an TP.Đông Hà (Quảng Trị) đang tiến hành điều tra vụ việc cán bộ HTX Lai Phước (P.Đông Lương) lập hồ sơ khống đất đai để nhận tiền đền bù, bước đầu có phát hiện sai phạm.
Được biết, trước đây hàng ngàn mét vuông đất sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước tại khu vực Bàu Sen được giao cho HTX Lai Phước quản lý.
Đến năm 2011, do có quy hoạch khu tái định cư đường Hùng Vương giáp cầu Vĩnh Phước nên toàn bộ số đất này được thu hồi, các xã viên của HTX này không được tiếp tục sản xuất trên các diện tích đã thu.
Tuy nhiên, HTX Lai Phước do ông Võ Văn Tú làm chủ nhiệm đã lập 30 hồ sơ trình lên các cấp để nhận số tiền đền bù (đợt 1) lên hơn 2 tỉ đồng. Thậm chí trong danh sách các xã viên được nhận tiền đền bù còn có các hộ vạn chài, chưa từng sản xuất nông nghiệp tại khu vực này.
Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, nhiều hộ dân đã chủ động đến nộp lại số tiền đền bù nhận sai quy định. Cũng theo nguồn tin này, UBND TP.Đông Hà đã thành lập đoàn thanh tra để sớm làm rõ vụ việc.
Theo TNO
Cuộc sống khó khăn của hai sinh viên người dân tộc Trong óc tôi vẫn không thể nào thôi suy nghĩ đến họ... Bữa cơm hôm ấy, tôi đã cùng gia đình và hai chị dân tộc ngồi ăn với nhau. Tôi đã tìm hiểu và biết họ là người dân tộc Cơ -Tu, hiện đang là sinh viên Cao Đẳng Lạc Việt. Họ một người là Bríu - Nhái (22 tuổi, sinh năm...