Trường học bỏ hoang trở thành nơi hẹn hò
Ngôi trường với kinh phí xây dựng khoảng 700 triệu đồng ở xã miền núi A Dơi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn bỏ hoang từ năm 2008 khiến cỏ mọc um tùm và thành điểm hẹn hò của thanh niên trong bản.
Trường tiểu học xã A Dơi tại thôn Phong Hải được xây dựng năm 2008 dành cho con em người dân lên xây dựng kinh tế mới. Trường gồm 2 phòng học và một phòng sinh hoạt của giáo viên, sàn nhà lát gạch hoa, có cổng và tường bao quanh.
Tiểu học A Dơi bị cỏ mọc um tùm. Ảnh: Minh Anh.
Tuy nhiên, từ đó trường chưa một lần đón học sinh, buộc chính quyền địa phương phải chuyển cửa và các trang thiết bị đi nơi khác để bảo quản. Không cửa, không người quản lý, ngôi trường trở thành nơi “hẹn hò” của các thanh niên nam nữ trong bản, các bức tường bị bôi vẽ bằng những hình ảnh, từ ngữ phản cảm.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hồ Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã A Dơi cho biết, sở dĩ trường bỏ hoang vì sau khi xây dựng, các hộ dân lên làm kinh tế mới không mang theo con nhỏ mà chỉ mang con học cấp 2, cấp 3. Các cháu này lại phải ra các điểm trường khác để học.
Trong một phòng học, các bức tường đầy rẫy những hình vẽ bậy, nền đầy rác. Ảnh: Minh Anh
Video đang HOT
Theo ông Toàn, trước đây, có thầy cô giáo lên ở tạm trong trường nhưng 3 năm trở lại đây thì bỏ hoang hoàn toàn. Ngôi trường cách trung tâm xã 5 km, đường đi vô cùng khó khăn và đang xuống cấp trầm trọng nên phương án sử dụng trường cho các em học sinh ở thôn khác cũng không khả thi.
“Tới đây chúng tôi sẽ kiến nghị huyện tu bổ tuyến đường vào trường và vận động hơn 70 hộ lên đây làm kinh tế mới đưa theo con nhỏ để điểm trường đi vào hoạt động”, ông Toàn nói.
Theo VNE
Trường "trăm tỉ" chỉ dạy 10 học sinh
Đó chính là thực trạng tại Trường trung cấp nghề Bạc Liêu (thuộc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu) đóng trên địa bàn xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi.
Đầu năm 2011, Trường trung cấp nghề Bạc Liêu được xây dựng mới khang trang trên khuôn viên rộng lớn hơn 7,2 ha với tổng vốn đầu tư trên 105 tỉ đồng.
Mục tiêu đào tào của trường gồm các ngành trung cấp như kỹ thuật điện, sửa chữa lắp ráp máy lạnh, may thời trang, sửa máy nổ, điều hòa không khí và thiết kế đồ họa...
Phía trước cổng Trường trung cấp nghề Bạc Liêu
Năm 2011, trường được Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu giao chỉ tiêu tuyển 1.000 học sinh ở các ngành học. Tuy nhiên, qua một năm, trường chỉ tuyển được 15 học sinh ở hai lớp học, cụ thể là lớp Thiết kế đồ họa hệ 2 năm với 9 học sinh và lớp Thiết kế đồ họa hệ 3 năm với vỏn vẹn 6 học sinh.
Đến năm 2012, tình hình càng bi đát hơn mặc dù Sở LĐ-TB-XH tỉnh không giao chỉ tiêu mà chỉ giao "tuyển bao nhiêu thì dạy bấy nhiêu" nhưng gần hết năm thì trường cũng chỉ có 10 học sinh đăng ký rải rác ở các ngành nên không thể mở lớp.
Vì thế, trường đã tư vấn cho các học sinh này gộp lại để mở một lớp Thiết kế đồ họa.
Trường đầu tư trên 100 tỉ nhưng chỉ có khoảng chục học sinh đăng ký học
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, do thời gian dài không hoạt động vì không có học sinh để giảng dạy nên nhiều nhà xưởng, trong đó có các phòng học lý thuyết và thực hành còn trống rỗng, cửa đóng then cài. Các trang thiết bị, máy móc phục vụ các lớp thực hành như điện công nghiệp, may thời trang... xuống cấp, nằm ngổn ngang. Thậm chí, có nhiều máy được "trùm mền" và chưa từng được một lần sử dụng.
Trước khuôn viên các nhà xưởng, cây cỏ đua nhau mọc um tùm.
Các nhà xưởng cửa đóng then cài
Ngày 5.12, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Ngô Nhất Cảnh - Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Bạc Liêu - cho biết việc tuyển sinh của trường đang gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù để thu hút học sinh, trường đã dùng đủ hình thức tuyển sinh như thông báo trên báo, đài, phát tờ rơi ở các bến xe, bến phà hoặc xuống tận các xã vùng sâu, vùng xa giới thiệu đồng thời kết hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tư vấn tại các sàn giao dịch việc làm.
Thậm chí, trường còn gọi điện thoại trực tiếp cho những học sinh rớt tốt nghiệp THPT và tư vấn cho các em đến đăng ký học.
Cây cỏ mọc um tùm trước một nhà xưởng của trường
Cũng theo ông Cảnh, hiện trường có 26 cán bộ, giáo viên nên để duy trì hoạt động trong thời gian này thì trường đã mở thêm các lớp tập huấn ngắn hạn dưới cơ sở nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời.
Máy móc tại phòng thực hành điện công nghiệp trong cảnh "trùm mền"
Cảnh tượng ngổn ngang tại một phòng thực hành khác
Phòng thực hành may thời trang trong tình trạng ngổn ngang và đặc biệt là chưa từng được sử dụng
Theo TNO
Cây ngoại lai xâm chiếm đồng ruộng Loài cây lạ đang xâm lấn đồng ruộng của người dân Tây Nguyên đã từng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước cách đây vài năm. Hiện nhiều cánh đồng nơi đây đang có nguy cơ biến mất... Ruộng đồng biến mất Cách đây chừng 2 năm, bà con nông dân xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai rất ngạc...