Trường đua mở cửa, người nuôi ngựa hồ hởi
Việc trường đua ngựa Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) mở cửa đang khiến hàng trăm hộ nông dân có truyền thống nuôi ngựa đua ở huyện Đức Hòa (Long An) hồ hởi chuẩn bị tái đàn.
Sau 6 năm đóng cửa Trường đua ngựa Phú Thọ (TP.HCM), từ chỗ có gần 1.000 con ngựa đua, bây giờ cả huyện Đức Hòa chỉ còn 47 con ngựa đua. Điều an ủi là Đức Hòa vẫn còn khoảng 300 con ngựa nái để giúp bà con nông dân tái đàn.
Đánh thức nỗi… nghiền
Anh Phan Văn Tú và đàn ngựa của mình. Ảnh: T.Đ
Mùng 1 Tết Đinh Dậu, Khu du lịch Đại Nam khai trương môn đua ngựa. Con Giang Bảo Anh của anh Phan Văn Tú (xã Đức Lập Thượng, Đức Hòa) đoạt giải Tư. Kể từ ngày Trường đua ngựa Phú Thọ đóng cửa, nay ngựa đua Đức Hòa lại có cơ hội tung vó và đoạt giải như truyền thống vốn có của làng nuôi ngựa đua nổi tiếng này.
Khi phóng viên đến nhà, anh Tú ở ấp Đức Ngãi 1, anh đang hí húi cho con Giang Bảo Anh ăn thóc. Tại chuồng nhà anh Tú có 9 con ngựa, ngoài 2 con nái, số còn lại mới chỉ từ 1 – 3 tuổi. Anh Tú cho biết đây là số ngựa anh gây được trong suốt thời gian qua. Từ ngày Trường đua khu du lịch Đại Nam mở cửa, nhất là khi con Giang Bảo Anh đoạt giải, gần như “máu” nghề đã được đánh thức ở mỗi người dân nuôi ngựa tại Đức Hòa. “Một số người đã đánh tiếng mua ngựa của tôi để làm giống gây đàn” – anh Tú thổ lộ.
Ông Huỳnh Văn Thiết – một người nuôi ngựa có tiếng ở Đức Hòa cho biết, giờ ở Đức Hòa không còn mấy chuồng nuôi nhiều ngựa như của anh Tú. Ngay như ông từng nuôi đến 16 con ngựa đua, giờ cũng đã “treo” chuồng. “Nhiều người ở đây đang tìm cách gây lại đàn ngựa đua. Họ đang sửa sang lại chuồng. Giờ mà nói giá ngựa thì chẳng biết sao mà nói, vì những con ngựa hay nhất của làng ngựa này đã vô lò mổ hết rồi. Trước đây ngựa tầm tầm cũng có giá 100 – 200 triệu đồng/con, ngựa có thành tích cao giá phải tới bạc tỷ” – ông Thiết nói.
Ông Huỳnh Văn Lẽ – Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đức Hòa cho biết, sau tết đến giờ, dân nuôi ngựa ở Đức Hòa đã rục rịch đem ngựa ra quần trên đồng cỏ, đường ấp. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy làng nuôi ngựa đang hồi sinh sau mấy năm khốn đốn do trường đua đóng cửa.
Lại lo thiếu vốn
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Thiết đang xem “bộ vó” đám ngựa non cho kế hoạch tái đàn ngựa đua. Ảnh: T.Đ
Thông tin làng ngựa Đức Hòa đang chộn rộn tái đàn được Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An Phạm Minh Hùng cho là một hướng tích cực để giải quyết việc làm nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. “Trước đây, nuôi ngựa đua là nghề truyền thống của một số nông dân Đức Hòa. Nghề này không chỉ đem lại thu nhập cho chủ ngựa mà còn tạo việc làm cho nài ngựa, mã phu (người chăm sóc ngựa)” – ông Hùng nói.
Vừa nuôi ngựa vừa nuôi bò sữa, anh Phan Văn Tú nhận xét, nếu chỉ bán thịt thì 2 loại vật nuôi này gần như ngang giá nhau. Nhưng nếu nuôi thành ngựa đua, thì con ngựa đua giá trị bằng rất nhiều con bò sữa. “Ngựa nái mỗi năm đẻ 1 con, nên chỉ cần 2 con nái thì sau 5 năm đã có đàn ngựa chục con” – anh Tú nói.
Tuy nhiên, nhiều người nuôi ngựa ở Đức Hòa đang lo không đủ nguồn giống tốt, cũng như thiếu vốn. Trước đây mỗi con ngựa nái giá 60 – 70 triệu đồng, còn ngựa giống giá 150 – 200 triệu đồng/con. Nếu đem ngựa nái đi cấy tinh, giá mỗi lần cũng cả chục triệu đồng.
Một cán bộ tại Trường đua Phú Thọ trước đây cho biết, để tìm giống ngựa giỏi nhằm cung cấp cho người nuôi, thỉnh thoảng trường đua lại lo nhập tinh ngựa hoặc giống ngựa nước ngoài về. “Nếu người dân có nhu cầu thì đem ngựa nái lên trường đua hoặc chúng tôi sẽ chuyển tinh ngựa về địa phương để nhân giống, nhưng giá mỗi lần cấy khá cao” – vị này cho biết.
Về việc giải quyết vốn cho nông dân Đức Hòa tái đàn ngựa, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An Phạm Minh Hùng cho rằng: “Các hộ muốn nuôi nên tổ chức thành nhóm để thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng. Bà con nên liên hệ với Hội nông dân địa phương để được hướng dẫn vay vốn. Chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ bà tái đàn ngựa nhằm tạo việc làm và giữ nghề truyền thống của địa phương”.
Theo Danviet
Đại gia Dũng lò vôi mở trường đua ngựa hơn 100 triệu USD
Thông tin từ Cty cổ phần Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi) cho biết, Cty đã chính thức cho triển khai đầu tư dự án trường đua tổng hợp tại tỉnh Bình Dương.
Đại gia Dũng lò vôi mở trường đua ngựa hơn 100 triệu USD
Cty Đại Nam sẽ dành khoảng 60ha ngay tại Khu du lịch Đại Nam để xây dựng trường đua này. Trong 60ha nói trên, có 30ha dành để làm bãi xe có mái che và khán dài cho khách ngồi xem, với quy mô từ 50.000 - 60.000 người. Vốn đầu tư cho dự án trường đua khoảng 100 triệu USD.
Trường đua Đại Nam gồm các môn: Đua ngựa, đua chó, đua xe ô tô, đua xe mô tô, đua xe mô tô nước, đua xe địa hình các loại; dự kiến khánh thành, khai trương vào ngày 16/10/2016.
Sau đó, Cty Đại Nam sẽ tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống ăn nghỉ và dịch vụ theo nhu cầu phát triển của Trường đua Đại Nam.
Theo ông Huỳnh Uy Dũng cho biết: "Sau khi Trường đua Đại Nam hoạt động ổn định sẽ thu hút khách về Khu du lịch Đại Nam khoảng 5 triệu khách/năm, hiện nay đạt số lượng ổn định 2 triệu khách.
Trường đua ngựa Đại Nam sẽ có khoảng 300 nhân viên phục vụ; hàng ngàn hộ nuôi ngựa và hàng ngàn con ngựa đua Việt Nam sẽ được hồi sinh.
Trường đua ngựa Đại Nam dự kiến hoạt động ngày thường 3 suất, ngày cuối tuần thì 6 suất, thời gian hoạt động đến khoảng 9-10h đêm.
Trường đua Đại Nam hoàn toàn không có cá cược, chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của người dân và những người yêu thích thể thao".
Dự án trường đua ngựa Đại Nam của ông Dũng lò vôi không phải là đầu tiên ở Việt Nam. Trường đua ngựa Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932 từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á mà giới ăn chơi thượng lưu vùng Nam kỳ Lục tỉnh thường xuyên lui tới.
Đến tháng 6/2011, theo chủ trương của UBND TP HCM, trường đua Phú Thọ bị đóng cửa để xây dựng Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao.
Hồi tháng 6 vừa qua, tỉnh Phú Yên cũng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trường đua ngựa Phú Yên cho Công ty Golden Turf Club Pty Ltd.
Dự án này có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng), được triển khai trên diện tích hơn 134 ha tại xã An Phú (TP.Tuy Hòa) và xã An Chấn (H.Tuy An), dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.
Ngoài ra, Tại Bình Phước, Tập đoàn đầu tư Úc tại Việt Nam đã có được sự đồng thuận của UBND tỉnh Bình Phước trong việc mở một trường đua ngựa tại đây.
Dự án này được quy hoạch với tổng diện tích 100ha, bao gồm khu trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm chăm sóc y tế và sức khỏe cho người cao tuổi, các cơ sở thể thao...
Với tổng vốn ban đầu dự kiến trên 100 triệu USD, hiện chủ đầu tư đã làm thủ tục lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan trước khi UBND tỉnh xem xét cấp phép.
Còn tại Lâm Đồng, UBND tỉnh này đã thông qua dự án trường đua ngựa do công ty Đua ngựa Thiên Mã - Madagui làm chủ đầu tư từ năm 2014.
Mục tiêu của dự án là xây dựng một trường đua ngựa, câu lạc bộ mã cầu (polo) và ngựa biểu diễn tầm cỡ khu vực, phục vụ cho du lịch và thể thao, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, giải trí tại Lâm Đồng.
Theo kế hoạch trong quý IV/2014 với số vốn đầu tư xấp xỉ 517 tỷ đồng dự án triển khai các hạng mục: Nhà nuôi ngựa, sân đua ngựa, sân tập ngựa, sân vườn, cây xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và nhập ngựa đua thuần chủng.
Cũng trong năm 2014 số vốn 485 tỷ đồng còn lại sẽ được tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sân Polo, sân ngựa biểu diễn, sân tập, sân quần ngựa, nhà cân nài, chuồng ngựa bệnh và một số hạng mục phụ trợ.
Tuy nhiên kế hoạch và thực tế triển khai đối với dự án này dường như là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Cho đến hiện tạ, dự án chỉ dừng lại ở một ngôi nhà quản lý, lối vào trường đua ngựa, hàng rào thép gai đã cũ nát gãy đổ và đơn độc 1 con ngựa trong khuôn viên!
Theo Soha News
Nhiều nhà có xe hơi, biệt thự từ nghề nuôi ngựa bạch Gân 20 năm qua, ngưa bach trơ thanh con vât mui nhon trong chăn nuôi, mang lai đơi sông giau sang cho nhiêu hô dân xom Phâm. Đương lang Phâm đươc bê tông hoa sach đep. Công lang Phâm đươc xây hoanh trang vơi tên lang ghi ro: Lang nghê chăn nuôi va san xuât cac san phẩm... Bach ma mang lai hiêu...