Trường ĐH ra thông báo ngăn SV “dính” bán hàng đa cấp
Trước việc nhiều sinh viên bị lôi kéo tham gia bán hàng đa cấp, một trường đại học ở Hà Nội đã phải ra thông báo cảnh báo về “ảo tưởng làm giàu vô lý” này.
Thông báo của trường Đại học Đại Nam (56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội) do TS Lương Cao Đông – Phó hiệu trưởng – ký, kêu gọi sinh viên “tuyệt đối không được tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp, tránh để xảy ra các hệ lụy cho bản thân và gia đình”.
“Nhiều công ty đa cấp có dấu hiệu bất thường, biến tướng, thậm chí chưa được cấp phép kinh doanh đa cấp… Các công ty này đang tạo nên những “cơn sốt làm giàu”, xáo trộn cuộc sống của cộng đồng người lao động, sinh viên bằng cách gieo rắc vào đầu họ những ảo tưởng làm giàu vô lý. Từ những nông dân cho đến các bạn sinh viên và cả những người già đã nghỉ hưu bỗng chốc trở thành những chuyên viên đa cấp. Không ít người sập bẫy công ty bán hàng đa cấp rởm, lâm cảnh nợ nần đầm đìa, thậm chí đã có nhiều người phải tự tử vì nợ nần…”.
Thông báo cũng đưa ra nhiều đường link bài báo viết về bán hàng đa cấp lừa đảo ở Việt Nam để làm dẫn chứng.
Thông báo của trường Đại học Đại Nam.
Trao đổi với phóng viên, TS Đông xác nhận nhà trường có ra thông báo cảnh báo trên. Bởi vừa qua, nhà trường nhận được thông tin một số sinh viên ngành Dược của trường tham gia và vận động bạn bè vào hệ thống bán hàng đa cấp trên Facebook cá nhân. Ngay sau đó, nhà trường đã mời các sinh viên này lên làm việc.
“Sự việc mới manh nha thì nhà trường nắm được thông tin. Chúng tôi đã mời các em lên nói chuyện và giải quyết triệt để sự việc, tránh những hệ lụy khôn lường cho sinh viên và gia đình”, ông Đông nói.
Theo ông Đông, bản chất của bán hàng đa cấp không xấu, nhưng về Việt Nam, hình thức bán hàng này biến tướng rất khó lường. Các công ty đa cấp rởm thường hướng đến những người lao động, sinh viên mới lên thành phố học…
“Tôi nghĩ nhiệm vụ chính của sinh viên vẫn là phải học tập. Có học tập tốt thì mới có kiến thức vững vàng và có được một công việc ổn định sau này. Xã hội đang tồn tại nhiều công ty đa cấp tốt – xấu đan xen. Sinh viên cần phải tỉnh táo trước mỗi lời mời hấp dẫn từ những công ty đa cấp”, ông Đông khuyến cáo.
Video đang HOT
Mới đây, VTV đã phát sóng loạt phóng sự “vạch trần” sự lừa đảo của Công ty cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam. Công ty này dụ dỗ nhiều sinh viên mới lên Hà Nội học tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Để tham gia vào mạng lưới của công ty, mỗi sinh viên phải bỏ ra 10 triệu đồng mua 11 lọ thực phẩm chức năng. Không có tiền, họ được hướng dẫn cầm cố tài sản với lãi suất “cắt cổ”. Sau khi biết mình bị lừa, nhiều sinh viên tìm đến công ty này muốn trả sản phẩm và lấy lại tiền. Nhiều người may mắn lấy lại được 50% hoặc 80% số tiền ban đầu bỏ ra. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn chưa thể lấy lại được tiền nên rơi vào cảnh nợ nần và gánh khoản lãi “cắt cổ”. Nhiều sinh viên đã phải báo gia đình về các khoản nợ mong tìm lối thoát, có người phải bỏ học đi làm thuê trả nợ…
Theo Triệu Quang (danviet.vn)
Làm từ thiện thu về tiền tỷ?
Nộp tiền làm tự thiện có thể có thu nhập lên đến 100 triệu đồng là nội dung quảng cáo của một câu lạc bộ tại Hải Dương. Không ít người đã tham gia vào hoạt động này.
Bỏ tiền làm từ thiện, kiếm cả tỷ đồng mỗi năm
Mội người tên Nhanh, tư vấn viên câu lạc bộ "Tình nguyện và từ thiện an sinh xã hội Việt Nam", có trụ sở tại Hoàng Quốc Việt, thành phố Hải Dương đã giới thiệu như vậy.
Theo nhân vật trên, câu lạc bộ từ thiện được thành lập từ tháng 2/2015. Chủ tịch hội đồng quản trị là Nguyễn Thành Chung, 32 tuổi. Hiện tại, đơn vị này đã có gần 40.000 hội viên trên khắp 64 tỉnh thành. Chia sẻ về hoạt động, anh này cho biết, mục đích chính là tạo cơ hội kiếm tiền nhanh cho các hội viên, sau đó có tiền để tham gia từ thiện.
"Không cần mua bán, không có sản phẩm, các thành viên chỉ cần nộp một số tiền nhỏ làm từ thiện là có thể thu nhập 100 triệu đồng mỗi tháng. Chỉ cần có đam mê, chăm chỉ, mỗi hội viên có thể kiếm được tiền tỷ mỗi năm", người này nhấn mạnh.
Câu lạc bộ mang tên từ thiện nhưng mục đích chính là giúp hội viên kiếm tiền, làm giàu nhanh mà không cần phải buôn bán. Ảnh trên web CLB.
Với chương trình tiết kiệm quỹ đang triển khai, các hội viên sẽ có 2 gói để lựa chọn. Ở gói thứ nhất, mỗi thành viên sẽ đóng 150.000 đồng một tháng. Sau khi tìm được người có cùng đam mê, hội viên sẽ được hưởng hoa hồng là 1 triệu đồng một người. Gói thứ 2 yêu cầu hội viên phải đóng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền sẽ được nhân đôi so với gói 1 nếu như họ tìm được một người khác tham gia.
Theo lý giải của Nhanh, đây là số tiền hội viên gửi tiết kiệm, sinh lời. Nếu ai có thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng, câu lạc bộ sẽ trích ra 5% để làm từ thiện. Các hoạt động đưa ra gồm có xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo, tạo công ăn việc làm và tạo quỹ phúc lợi xã hội....
"Hình thức hoạt động của chúng tôi là cho đi và không nhận bất kỳ số tiền nào của nhà hảo tâm. Câu lạc bộ chỉ kết nối và trao bằng chứng nhận cho nhà hảo tâm", tư vấn viên đơn vị trên giải thích thêm.
Sau 12 tháng, khách hàng đầu tư các gói từ 150.000 đồng đến 1,5 triệu đồng sẽ thu về hơn 8 tỷ đồng. Ảnh chụp màn hình.
Để tạo lòng tin cho khách hàng, anh này giới thiệu đến một thành viên kỳ cựu của câu lạc bộ. Khi PV liên lạc với người này, bà mời chào rất ngọt ngào, và tự giới thiệu tên là Nguyễn Thị Thanh (59 tuổi) ở Nguyễn Bình, thành phố Hải Dương.
Bà Thanh cho biết bà đã tham gia và góp vốn được 6 tháng, với gói 150.000 đồng. Hiện tại, nhân vật này thông tin, thu nhập của bà lên tới 100 triệu đồng mỗi tháng.
Điều kiện để tham gia là thành viên phải đóng 100.000 đồng để mua áo có in logo câu lạc bộ, mũ bảo hiểm và đóng tiền theo quy định của từng gói. Trong một thời gian nhất định, mỗi thành viên tìm được 2 người tham gia và điều hành những người này tiếp tục thu hút người có chung đam mê.
"Cứ như thế, tiền sẽ tự nhiên nở ra. Còn nếu không rủ được ai thì hội viên cứ đóng tiền vào. Sau 13 tháng, họ sẽ nhận được 21 triệu đồng cả gốc lẫn lãi", bà cho hay. Song, theo lý giải của bà, câu lạc bộ mới thành lập được 8 tháng nên hiện tại chưa có thành viên nào được rút vốn.
Người này cũng khẳng định, hoạt động của đơn vị là tình nguyện từ thiện, không phải đa cấp, bởi đa cấp là phải có sản phẩm, buôn bán.
Sau khi lân la hỏi quê quán của khách, bà cho biết: "Cháu cứ sang Hải Dương, cô sẽ ra tận nơi để đón. Nếu thấy phát triển được, cháu nên về phổ biến với bố mẹ. Hoặc cô có thể sang tận nhà cháu để gặp bố mẹ tư vấn cách làm giàu. Cô tin là bố mẹ cháu sẽ kiếm tiền rất nhanh, thậm chí tốt hơn cả cháu".
Ai cấp phép?
Trang web của câu lạc bộ đăng tải những hình ảnh, bài viết, video về chương trình hoạt động làm từ thiện và đào tạo kỹ năng cho thành viên mới.
Ngoài 2 gói trên, có thêm 2 gói nữa là mức nộp 3,5 triệu đồng một tháng và ngắn hạn 1 tháng. Gói ngắn hạn được chia thành 3 mức, với số tiền đầu tư ban đầu là 10, 30, 50 triệu đồng. Sau một tháng, số tiền thu về cả gốc lẫn lãi là 12, 36 và 60 triệu đồng. Tuy nhiên, thành viên đó phải tìm được khách hàng đầu tư vào hệ thống.
Theo đoạn video trên Facebook của câu lạc bộ này, dự án được ông Nguyễn Thành Chung mang từ Singapore về phát triển ở Việt Nam, có sự cho phép của Sở Lao động thương binh và xã hội Hải Dương.
Theo thuyết trình viên trong clip, mục đích của câu lạc bộ là tạo thu nhập cho các hội viên. "Sau khi chúng ta có thu nhập sẽ làm từ thiện như xây nhà tình thương, tạo công ăn việc làm cho người nghèo...". Thuyết trình viên này gợi ý 3 gói đầu tư với mức 150.000; 1,5 triệu đồng và 3,5 triệu đồng một tháng.
Ông Phạm Văn Khải, Phó chủ tịch UBND phường Tứ Minh, xác nhận câu lạc bộ "Tình nguyện và từ thiện an sinh xã hội Việt Nam" đang hoạt động trên địa bàn phường, theo địa chỉ 54/68 Hoàng Quốc Việt (Tứ Minh, thành phố Hải Dương).
Song, ông Khải cho biết, đơn vị này mới nắm được thông tin câu lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực quyên góp, từ thiện. Hiện phường không phụ trách và cũng chưa ai kiểm tra về giấy phép hoạt động của đơn vị trên.
Còn đại diện Sở Lao động - Thương binh xã hội Hải Dương phủ nhận việc cấp phép hoạt động cho cơ sở trên. Đại diện văn phòng Sở cho biết, việc cấp phép hoạt động cho câu lạc bộ này không thuộc quyền của Sở.
Theo Ngọc Lan (Zing.vn)
1 năm kiếm 600 triệu đồng, giàu hết đời: Đa cấp biến tướng? Tại Bắc Giang, một công ty hoạt động chủ yếu kiểu kêu gọi người dân đóng phí tham gia làm từ thiện với hứa hẹn sau 1 năm có thể thu lãi hơn 600 triệu đồng, giàu đến đời con cháu. Công ty cổ phần đầu tư Thiện Phước (phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang) được thành lập ngày 19/5/2015. Điểm lạ...