Trường ĐH Kinh tế phát hiện nữ cán bộ xài bằng giả để thăng tiến
Sau khi Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh phát hiện bà Đinh Thị Lưu (Phó chủ tịch Hội nông dân xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp khi trường này liên kết mở lớp tại Đắk Lắk, Đảng uỷ xã đã thi hành kỷ luật bà Lưu bằng hình thức Cảnh cáo.
Nơi làm việc của bà Lưu
Thông tin nói trên đã được ông Nguyễn Văn Hải – Bí thư đảng uỷ xã Ia Jlơi xác nhận với phóng viên báo Tiền Phong. “Việc đồng chí Lưu sử dụng văn bằng không hợp pháp đúng như kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Ea Súp. Ngay sau khi phát hiện sự việc, Đảng uỷ xã đã thi hành kỷ luật đồng chí Lưu bằng hình thức Cảnh cáo và không cách chức đồng chí này” – ông Hải nói.
Theo thông tin từ Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Ea Súp, năm 2017 bà Lưu hoàn thành chương trình lớp 12, rồi báo cáo Đảng ủy đã có bằng THPT. Nhờ đó, năm 2018, Đảng ủy xã Ia Jlơi tiếp tục quy hoạch bà này tái cử chức vụ Phó chủ tịch Hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018-2023.
Video đang HOT
Bằng giả của bà Lưu
Bằng tốt nghiệp THPT mang số hiệu B1065731 cấp cho bà Trần Thị Lưu (SN 1983, ở Quảng Bình) cấp ngày 19/12/2016, có chữ ký kèm họ tên giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk.
Đến tháng 8/2018, Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, khóa 2017, chi nhánh Đắk Lắk phát hiện văn bằng bà Lưu sử dụng để được theo học tại trường này là bằng THPT giả. Sau đó, bà Lưu bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về Đảng, Ban chấp hành Hội Nông dân huyện xử lý kỷ luật khiển trách đối với bà Lưu nhưng không yêu cầu bãi bỏ chức vụ.
Trong giải trình, bà Lưu thừa nhận bằng THPT mà bà sử dụng là bằng giả, do một người đàn ông đưa cho bà, nên… bà không biết đó là bằng giả. Bà đã tham gia hệ vừa học vừa làm tại Trung tâm GDTX huyện Ea Súp trong thời gian từ tháng 12/2014-5/2016 và tham dự kỳ thi THPT tại hội đồng thi của huyện này.
Sau kỳ thi, bà trượt tốt nghiệp vì thiếu điểm một môn. Tiếp đó, bà có trao đổi với một người đàn ông tên K. ở địa phương và gửi đơn xin phúc khảo. Một thời gian sau đó, người đàn ông nói trên đưa cho bà giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bằng tốt nghiệp THPT.
Theo tienphong
Gần 500 nhà khoa học Việt Nam, quốc tế dự Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019
Từ 12-14/8, tại Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) diễn ra Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019 (YSI Asia Convening 2019). Chương trình do trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Tổ chức Học giả trẻ Quốc tế (Young Scholars Initiative - YSI) thuộc Viện Nghiên cứu Tư duy Kinh tế mới (INET, Mỹ) tổ chức. Gần 500 học giả đến từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự
Ban tổ chức giới thiệu các nhóm sẽ thuyết trình tại Hội nghị
Hội nghị Kinh tế trẻ châu Á năm nay được chia thành 17 nhóm nội dung, gồm có: Châu Phi (Africa), Tính phức tạp (Complexity), Hợp tác xã (Cooperatives), Kinh tế phát triển (Development), Đông Á (East Asia), Lịch sử kinh tế (Economic History), Tài chính (Finance), Luật và Kinh tế (Law and Economics), Sự ổn định tài chính (Financial Stability), Giới và Kinh tế học (Gender and Economics), Bất bình đẳng (Inequality), Đổi mới (Innovation...
Diễn giả nước ngoài tại các phiên làm việc
Đây là chương trình được thiết kế dành riêng cho các học giả trẻ ở khu vực châu Á. Trước đó Hội nghị này đã được tổ chức ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ với hơn một ngàn học giả trẻ và các diễn giả nổi tiếng tham dự. Ở Việt Nam, Hội nghị thu hút gần 40 giáo sư nổi tiếng, hơn 200 học giả trẻ quốc tế đến dự để thảo luận với hàng trăm học giả, sinh viên và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.
Hội nghị tập trung vào thảo luận các vấn đề kinh tế đương đại bao gồm các mô hình phát triển và đổi mới kinh tế của châu Á, và vai trò và tác động của các nền kinh tế khác.
Đây là lần thứ 5 Hội nghị Kinh tế trẻ được thực hiện bởi tổ chức INET.
ĐÌNH TRUNG
Theo TCCT
Dùng bằng THPT giả, 7 cán bộ bị buộc thôi việc Huyện ủy Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết bước đầu đã làm rõ 14 cán bộ sử dụng bằng THPT giả, đang xem xét xử lý kỷ luật Ngày 9.6, Huyện ủy Hướng Hóa cho biết, bước đầu đã làm rõ 14 cán bộ sử dụng bằng PTTH giả, đang xem xét xử lý kỷ luật. Trong số đó có 4 người thuộc...