Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lên tiếng về luận án tiến sĩ nghiên cứu về áo ngực phụ nữ
Liên quan đến luận án tiến sĩ có đề tài nghiên cứu về áo ngực phụ nữ gây tranh cãi trên mạng xã hội, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định đề tài mang ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn.
Trước nhiều ý kiến trái chiều về luận án tiến sĩ có đề tài nghiên cứu về áo ngực phụ nữ, ngày 4-10, trả lời báo chí, PGS-TS Phan Thanh Thảo, Viện trưởng Viện dệt may, da giầy và thời trang thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định đề tài nghiên cứu về áo ngực phụ nữ do nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung, ngành Công nghệ dệt, may, thực hiện có tính cấp thiết, mang ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn.
Luận án của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung
Theo PGS-TS Phan Thanh Thảo, áo ngực nữ có vai trò đặc biệt quan trọng với cảm nhận và ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc. Áo ngực không phù hợp có thể hạn chế lưu thông máu, đau nhức, tổn thương trên da, làm người mặc thấy khó chịu.
Trong may mặc, các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của các loại vật liệu, cấu trúc thiết kế của áo ngực tới áp lực và độ vừa vặn, độ tiện nghi của áo ngực nữ. Các nghiên cứu này được khảo sát trên nhiều nhóm phụ nữ ở lứa tuổi khác nhau.
Liên quan đến đề tài này, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung từng công bố 8 công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong đó, 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, 3 bài báo khoa học công bố (Scopus, Springer); 4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ trong nước (có phản biện và được tính điểm của Hội đồng học hàm giáo sư nhà nước). Nghiên cứu này cũng từng đạt giải thưởng Khoa học công nghệ đo lường Việt Nam 2020.
Video đang HOT
PGS-TS Phan Thanh Thảo cho rằng vấn đề nghiên cứu này còn mới ở Việt Nam, trong khi, trên thế giới, các nghiên cứu về đo lường các kích thước ngực, phân loại ngực nữ, xây dựng hệ thống cỡ số áo ngực, đo lường áp lực của áo ngực đã xuất hiện từ cách đây 15 năm.
Do vậy, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cải thiện độ tiện nghi của áo ngực nữ trong quá trình thiết kế và sản xuất, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
Bà Phan Thanh Thảo cũng thông tin về một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến áo ngực được công bố trên các tạp chí uy tín như: Tác giả Nguyễn Quốc Toản và cộng sự đã thiết kế thiết bị đo áp lực áo ngực sử dụng cảm biến áp khí hiển thị kết quả đo dạng biểu đồ và dạng số.
Tác giả Trần Thị Minh Kiều và cộng sự khảo sát hình dạng bầu ngực của nữ sinh Bắc Việt Nam lứa tuổi 18-25 và sự phù hợp của một số dạng áo ngực. Nghiên cứu dựa trên đánh giá cảm nhận của người mặc và đánh giá chuyên gia về sự vừa vặn của cup áo ngực với các dạng bầu ngực…
Đại diện Trường ĐH Bách khoa khẳng định các luận án của nghiên cứu sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng đào tạo.
Trước đó, trường đã công bố lịch dự kiến bảo vệ đề tài nghiên cứu: ” Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực” của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung ngành Công nghệ dệt, may.
Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ dự kiến tổ chức vào ngày 12-10-2022.
Hà Nội 'tiếp tục thí điểm' phân làn trên đường Nguyễn Trãi dù chưa có chuyển biến
Ông Trần Hữu Bảo - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết việc đề xuất làn dành riêng cho xe đạp đang ở mức nghiên cứu. Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiếp tục thí điểm phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi.
Đường Nguyễn Trãi tắc nghiêm trọng sáng 7-9 dù đã phân làn - Ảnh: PHẠM TUẤN
Chiều 9-9, UBND TP Hà Nội tổ chức buổi họp báo thông tin về kinh tế - xã hội tháng 8-2022 trên địa bàn thủ đô.
Tại phiên họp, nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề giao thông được các cơ quan báo chí đặt ra như việc thu phí xe máy vào nội đô; dành làn riêng cho xe đạp; kết quả của việc thí điểm phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi...
Về kế hoạch của UBND TP Hà Nội trong việc giảm thiểu ùn tắc trong những năm tới có đề cập đến việc nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe đạp, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Hữu Bảo cũng cho biết đây là nhiệm vụ mới và sở được giao chủ trì thực hiện.
"Sở đang phối hợp Công an TP, các sở, ngành, UBND các quận huyện nghiên cứu để đề xuất, triển khai. Nội dung này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu" - ông Bảo thông tin.
Về việc nghiên cứu thu phí xe máy vào nội đô cũng được nêu ra trong kế hoạch trên của UBND TP Hà Nội, vị lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết đề án này tác động sâu rộng đến người dân, không chỉ người dân thủ đô mà còn ảnh hưởng đến người dân các tỉnh khác.
"Do đó, Sở Giao thông vận tải phối hợp với đơn vị tư vấn để nghiên cứu kỹ nội dung này. Bước đầu sở đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở ý kiến của hội thảo và phiếu điều tra thì đơn vị đang tập hợp để hoàn thiện các nội dung của đề án. Khi hoàn thiện đề án sẽ lấy ý kiến của người dân" - ông Bảo nói.
Liên quan tới câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ Online về việc Sở Giao thông vận tải Hà Nội có tiếp tục áp dụng việc phân làn bằng dải phân cách cứng sau một tháng thí điểm tại đường Nguyễn Trãi nhưng vẫn ùn tắc, lãnh đạo sở này cho biết sẽ tiếp tục áp dụng.
Theo ông Bảo, sau một tháng thí điểm, đơn vị đã họp liên ngành để đánh giá tình hình, mặc dù việc phân làn bằng dải phân cách cứng tại đường Nguyễn Trãi có những tồn tại hạn chế, nhưng cũng có những ưu điểm nhất định.
"Hiện nay chúng tôi đang tổng hợp để báo cáo UBND TP, nhưng sẽ tiếp tục thí điểm. Thời gian vừa rồi học sinh, sinh viên nghỉ hè. Việc các trường đi học trở lại lưu lượng giao thông sẽ đông hơn, đánh giá chính xác hơn tình hình giao thông trên tuyến, đặc biệt là giờ cao điểm.
UBND TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, kéo dài thời gian thí điểm việc phân làn tại đây" - ông Bảo nói.
Trước đó, Tuổi Trẻ Online có phản ánh về việc đường Nguyễn Trãi vừa được phân riêng làn ô tô và xe máy bằng dải phân cách cứng nhưng vẫn ùn tắc.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, giờ cao điểm buổi sáng, tuyến đường này vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Tại các nút giao cắt, các phương tiện ra vào, chuyển làn khiến giao thông lộn xộn.
Đáng chú ý, dù đã phân làn riêng nhưng ô tô và xe máy vẫn đi vào làn của nhau, chen nhau "điền vào chỗ trống", mặc cho lực lượng chức năng ra sức điều tiết, "thổi còi" cật lực để chỉ dẫn các phương tiện.
Hà Nội đầu tư 100 tỷ đồng làm hầm qua đê sông Hồng Hầm đường bộ kết hợp cho người đi bộ qua đường Trần Quang Khải có kinh phí đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Hà Nội dự kiến triển khai dự án này từ 2022 đến năm 2024. Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vừa được UBND Hà Nội phê duyệt, hầm đường bộ qua đường Trần Quang Khải có kết cấu...