Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chế tạo máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19
Nếu đại dịch bùng phát và thiếu máy thở, trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tự sản xuất và cung cấp cho các cơ sở y tế với số lượng lớn và thời gian nhanh. Dự kiến có thể sản xuất từ 300-500 máy thở/tháng.
Hôm nay (15/5), Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế đã đo lường, kiểm tra và đánh giá đạt các thông số kỹ thuật chính của máy thở BK-Vent ứng dụng trong hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do Covid -19 do các giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo.
Máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19 do trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu sản xuất
Đây là đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm năm 2020, thực hiện từ ngày 4 đến ngày30/4/2020 do PGS.TS. Vũ Duy Hải – Giám đốc Trung tâm Điện tử Y sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm. Cùng tham gia nhóm nghiên cứu còn có 9 thành viên thuộc các chuyên ngành Cơ khí, Cơ khí động lực, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật y sinh và Kỹ thuật hóa học.
Các giảng viên – nhà khoa học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hướng tới mục tiêu nghiên cứu chế tạo máy thở có khả năng hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân viêm hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) dựa theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, các khuyến cáo của Hiệp hội phát triển thiết bị y tế thế giới AAMI ban hành, hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước.
Thời gian nghiên cứu chế tạo ngắn, có khả năng sản xuất số lượng lớn khi có yêu cầu. Nếu đại dịch bùng phát và thiếu máy thở, trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tự sản xuất và cung cấp cho các cơ sở y tế với số lượng lớn và thời gian nhanh. Dự kiến có thể sản xuất từ 300-500 máy thở/tháng.
Máy thở BK-Vent của ĐH Bách khoa Hà Nội kết hợp 2 chế độ trợ thở gồm: Chế độ trợ thở áp lực dương liên tục CPAP và chế độ trợ thở điều khiển theo thể tích VAC.
PGS.TS Vũ Duy Hải cũng cho biết: Máy thở BK-Vent của ĐH Bách khoa Hà Nội có thể thực hiện được chức năng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh nhân thông qua việc kết hợp 2 chế độ trợ thở gồm: Chế độ trợ thở áp lực dương liên tục CPAP và chế độ trợ thở điều khiển theo thể tích VAC.
Bên cạnh đó, các chức năng điều khiển thông minh của sản phẩm sẽ giúp cho việc phát hiện, đồng bộ với nhịp thở sinh học của người bệnh được chính xác và hiệu quả.
Được biết, để cho ra đời một chiếc máy thở đạt chuẩn dùng trong y tế đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu và xây dựng quy trình chế tạo kỹ lưỡng. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Trong điều kiện bình thường (không có dịch bệnh), nhu cầu về máy thở là không quá nhiều. Vì thế trên thế giới cũng chỉ có một số công ty chuyên sản xuất về máy thở.
Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh, đặc biệt là thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát và có diễn biến phức tạp, việc tổ chức sản xuất máy thở của các hãng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tình hình dịch bệnh đã khiến nhiều công ty sản xuất thiết bị y tế buộc phải cho công nhân nghỉ làm để giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus Covid-19. Trong khi nhu cầu sử dụng máy thở lại tăng lên đột biến.
Video đang HOT
Do đó, trong thời gian qua, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi các tập đoàn công nghệ, các trường đại học nghiên cứu sản xuất máy thở để phục vụ cho đại dịch.
Tại Việt Nam, hiện tại gần như chưa có công ty nào sản xuất máy thở chuyên dụng để phục vụ cho ngành y tế, hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trước tình hình dịch bệnh Covid19, tất cả các đơn hàng nhập khẩu máy thở đều đã bị từ chối.
Với kịch bản dịch Covid-19 có số ca nhiễm từ 50.000 người trở lên thì Việt Nam chắc sẽ bị thiếu máy thở và đi kèm với việc quá tải hệ thống y tế, đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia.
Trước những giải pháp mà Chính phủ ban hành, việc triển khai nghiên cứu sản xuất máy thở trong nước trong thời gian ngắn để ứng phó với dịch bệnh đang là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là sự vào cuộc của các tập đoàn công nghệ, các trường ĐH như ĐH Bách khoa Hà Nội.
Một số ưu điểm của máy thở BK-Vent
Có đủ chế độ trợ thở trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 (dựa theo phác ồ điều trị của Bộ Y tế và khuyến cáo của Hiệp hội phát triển thiết bị y tế thế giới AAMI).
ĐH Bách khoa Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, có thể tự sản xuất máy thở, các bộ phận thiết yếu và vật tư tiêu hao đi kèm với nguồn vật liệu sẵn có trong nước.
Sản phẩm chế tạo mẫu BK-Vent đã được Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế đo lường, kiểm tra và đánh giá kỹ thuật.
Có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn, dự kiến từ 300-500 máy/tháng
Giá thành thấp .
Nằm viện điều trị Covid-19, giảng viên ĐH Bách khoa sáng chế máy rửa tay, giá chỉ bằng 1/3 sản phẩm nhập ngoại
Ts. Hàn Huy Dũng cùng với những người bạn của mình sẽ sản xuất máy rửa tay tự động với quy mô lớn, giúp Việt Nam phòng dịch hiệu quả trong bối cảnh lệnh cách ly đã được gỡ bỏ.
Những chiếc máy rửa tay này được thiết kế khá nhỏ gọn, sử dụng công nghệ cảm ứng tự động. Người dùng chỉ cần đưa tay vào, vòi phun sẽ lập tức nhả dung dịch sát khuẩn. Nhờ vậy, họ có thể tiết kiệm được thời gian, sử dụng lượng dung dịch sát khuẩn vừa đủ, không gây lãng phí và tránh tiếp xúc với bề mặt, hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sáng kiến này do bộ 3 tiến sĩ: Hàn Huy Dũng (Phó Bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính, Viện Điện tử Viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội); Dương Tuấn Hưng (Trưởng phòng Hoá môi trường, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) và Nguyễn Hữu Phước Nguyên (Co-founder & CEO Selex Motors) cùng thực hiện.
Đi từ Anh về Việt Nam, không thấy nơi công cộng nào trang bị máy rửa tay
Tới nước Anh hồi đầu tháng 3, đúng vào lúc Chính phủ nơi đây vẫn còn đang theo đuổi chính sách miễn dịch cộng đồng, Ts. Dũng không khỏi choáng váng khi thấy cảnh người dân vô tư ra đường, tiếp xúc gần gũi với nhau mà không hề mang theo khẩu trang.
Quan sát ở những quán ăn, tiệm café, công sở... đông đúc, anh nhận ra, mọi người vẫn duy trì lối sinh hoạt giống như khi chưa từng có dịch Covid-19 bùng phát. Chẳng điểm đến nào trang bị sẵn bình xịt sát khuẩn, nước rửa tay chỉ được đặt ở trong nhà vệ sinh.
Dù cố gắng phòng vệ, nhưng sau chuyến đi tới Anh khoảng một tuần, trên chuyến bay về nước, anh Dũng đã có những biểu hiện đầu tiên của bệnh Covid-19.
" Mình bị đau lưng nhẹ nhưng chỉ nghĩ là bay đường dài nên mới vậy. Về tới Việt Nam thì được xét nghiệm, nhưng lúc này kết quả vẫn âm tính. Theo quy định của Chính phủ, mình phải cách ly tập trung 14 ngày. Mấy hôm sau thì phát bệnh nặng hơn và được các anh bộ đội chuyển thẳng tới bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh".
Anh Dũng làm việc khi đang trong bệnh viện điều trị bệnh Covid-19.
Từ nước Anh trở về, đi qua sân bay, khu cách ly tập trung và ngay cả ở bệnh viện tuyến đầu chống Covid-19, anh Dũng nhận ra, không có một điểm đến nào được trang bị máy rửa tay tự động.
Khác với ở Anh, địa điểm công cộng ở Việt Nam hầu hết đều được trang bị nhiều bình xịt sát khuẩn. Nhưng theo anh, cách rửa tay này chưa đủ an toàn do người dùng vẫn phải chạm tay vào bình để lấy được dung dịch. Quá trình thao tác nếu không chuẩn, có thể còn tăng thêm nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt, những người lao công sẽ rủi ro hơn khi phải thay thế những chiếc bình hết dung dịch, đã từng được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chạm tay vào.
Ở trong bệnh viện cách ly điều trị Covid-19, anh Dũng hiểu rất rõ những tổn thất mà căn bệnh này gây ra, đó là sự suy sụp sức khỏe, tinh thần và mất đi rất nhiều thời gian quý giá.
" Nhìn sang phòng bên cạnh, cách phòng mình một lớp cửa kính, một vài bệnh nhân nặng phải thở máy. Đối với họ, chỉ việc thở thôi đã rất khó khăn rồi. Nói vậy thì ai cũng hình dung bệnh này thật kinh khủng, vì ngày thường, chúng ta còn có lúc quên là mình vẫn đang thở để sống".
Nhưng dù nặng, hay không nặng, hầu hết bệnh nhân Covid-19 đều được đưa tới phòng cấp cứu để cách ly điều trị. Tính từ tháng 3 tới giờ, đã hơn một tháng, anh Dũng chưa được gặp mặt người thân. Mọi công việc, kế hoạch đều bị gián đoạn. Rất nhiều người khác cũng như anh. Họ cảm giác bức bối, khó chịu giống như đang bị Covid-19 bỏ tủ.
" Lúc đó mình nghĩ, nếu có thể làm điều gì đó cho cộng đồng, giúp mọi người phòng dịch tốt hơn, để không có bệnh nhân nặng, cũng không có cảnh người thì vẫn khỏe nhưng vẫn phải vào phòng cấp cứu điều trị thì tốt biết mấy".
Và rồi, sáng kiến về một chiếc máy rửa tay tự động đã ra đời.
Chiếc máy rửa tay do nhóm anh Hưng, Dũng, Nguyên cùng sáng chế.
"Đôi lúc tôi tự hỏi, vì sao không một tập đoàn lớn nào đứng ra sản xuất máy rửa tay?"
Kỹ thuật để làm ra một chiếc máy rửa tay không quá khó. Nhiều học sinh, sinh viên các trường ĐH cũng đã tự chế tạo thành công thiết bị này. Tuy nhiên, anh Dũng chưa thấy nơi nào sản xuất quy mô lớn, có giá thành phải chăng. Đa số các loại máy được bán trên thị trường hiện nay, đều có giá từ 1,2-1,6 triệu đồng.
Khi lệnh cách ly được gỡ bỏ, máy rửa tay sẽ rất có ý nghĩa, giúp phòng dịch hiệu quả hơn. Nhưng với mức giá trên, khá khó để trang bị đại trà thiết bị này cho các địa điểm công cộng như bệnh viện, trường học, cơ quan...
" Và mình vẫn tự hỏi, tại sao một thiết bị hữu dụng như vậy nhưng không có tập đoàn lớn nào đứng ra sản xuất đại trà để phục vụ cộng đồng?".
Anh Dũng đem chuyện này nói với anh Nguyên, người đang vận hành một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện và anh Hưng, một chuyên gia hóa học, cả hai đều thấy ý tưởng này rất hay. Quan trọng hơn, khi có bạn bè bị bệnh, họ mới thực sự cảm thấy bệnh Covid-19 đang ở rất gần mình và gia đình, thấy có trách nhiệm phải làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng.
Anh Nguyên là một trong 100 chuyên gia thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Trong 3 tuần, anh Nguyên đã tập trung nguồn lực ở công ty để thiết kế và tìm phương án sản xuất sản phẩm. Đây là một thử thách khá khó vì sản phẩm có nhiều thành phần không sẵn có ở trong nước và trong tình cảnh biên giới đóng cửa, việc tìm được đối tác cung cấp với giá hợp lý không hề dễ dàng.
" Nhiều đối tác ở Trung Quốc, Ấn Độ đều lắc đầu với thời gian và mức giá mà mình đề nghị. Lúc đó mình mới thấy, để làm ra chiếc máy rửa tay có giá rẻ không hề dễ". Nhóm dự án đã phải áp dụng công nghệ thiết kế và sản xuất ô tô, xe máy một cách sáng tạo với nhiều lần thay đổi thiết kế để có phương án sản xuất tối ưu nhất.
Hiện tại, anh Nguyên tạm gác lại việc sản xuất xe máy điện để tập trung làm máy rửa tay. Cuối tháng 4, những chiếc máy đầu tiên sẽ được cung ứng ra thị trường với giá thành chỉ bằng 1/3-1/2 so với giá sản phẩm ngoại nhập cùng chất lượng.
" Mặc dù biết là nhu cầu máy rửa tay có thể sẽ lớn nhưng mình chỉ hy vọng dự án này hòa vốn. Điều vui nhất với mình là trong thời gian cách ly xã hội, mình và anh em vẫn có thể làm được việc ý nghĩa, góp một phần nhỏ vào công cuộc chống dịch", anh Nguyên chia sẻ.
Phối cảnh khi đặt máy rửa tay trong phòng bệnh. Công ty anh Nguyên sẽ tặng 20 máy đầu tiên cho các bệnh viện và trường học, sau đó, cứ bán được 10 chiếc sẽ tặng một chiếc cho các nơi thực sự cần.
Ngoài chế tạo máy rửa tay, công ty của anh Nguyên còn liên kết với một đối tác khác để sản xuất nước sát khuẩn theo tiêu chuẩn WHO. Anh Hưng (Viện Hóa học) cho biết, công thức nước sát khuẩn đạt chuẩn đã được WHO công bố rộng rãi. Nhưng các loại nước sát khuẩn hiện có trên thị trường rất đa dạng và khó để phân biệt đâu mới là loại đúng theo tiêu chuẩn của WHO.
" Vì thế, khi anh Nguyên, anh Dũng rủ tham gia dự án này thì mình rất muốn đóng góp những kiến thức hóa học mình có được, giúp mọi người có được loại nước sát khuẩn đúng theo tiêu chuẩn WHO, thực sự đảm bảo cho mọi người có được đôi tay sạch sẽ".
Thu Hường - Ảnh: NVCC
Giảng viên Bách khoa TP.HCM chế tạo bộ phận dẫn khí hỗ trợ điều trị COVID-19 Thiết bị y tế kết nối mặt nạ thở có ống cấp khí kết nối với màng lọc khuân bằng công nghệ in 3D được giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) nghiên cứu và thiết kế thành công. Mặt nạ thở với ống cấp khí kết nối với màng lọc khuân do giảng viên Trường ĐH Bách khoa chế...