Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có nhiều biện pháp phòng chống virus Corona
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, nhằm phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp chủng mới do virus Corona gây ra.
Ngay sau khi quyết định dời ngay tập trung sinh viên lại sau tết thêm một tuần nữa (tới ngày 10/2/2020), Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, nhằm phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp chủng mới do virus Corona (nCoV) gây ra.
Những biện pháp này được áp dụng chung cho cả lãnh đạo trường, các khoa, thầy cô giảng viên, nhân viên và các em sinh viên trong nhà trường.
Xà phòng sát khuẩn được trang bị khắp nơi để phục vụ nhu cầu rửa tay của nhân viên (ảnh: CTV)
Trường đã thành lập Ban chỉ đạo, hai tổ công tác thường trực tại hai cơ sở, nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh do virus Corona gây ra. Ban chỉ đạo do Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng làm Trưởng ban.
Nhà trường đã thành lập đường dây nóng, tuyên truyền và phổ biến về dịch bệnh này tới toàn thể cán bộ, giảng viên và nhân viên của trường.
Các thông báo, kiến thức phòng chống virus Corona được dán bên ngoài mọi thang máy của trường (ảnh: CTV)
Tăng cường vệ sinh ngoại cảnh, phòng học, phòng thí nghiệm, trang bị đủ nước sạch, xà bông rửa tay, khăn và giấy lau ở các phòng vệ sinh.
Gắn bình nước rửa tay sát khuẩn tại cửa thang máy ở các tầng, dán thông báo và hướng dẫn cách phòng tránh bên trong, bên ngoài thang máy của tòa nhà thuộc trường.
Video đang HOT
Nước rửa tay sát trùng được trang bị đến tận mọi phòng làm việc (ảnh: CTV)
Trường cũng đã xây dựng kịch bản nếu có một ca bệnh, dịch, thì ngoài một số biện pháp cần thiết, nhà trường yêu cầu từng cá nhân thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn, tránh tiếp xúc quá gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là sống hay ốm, đã chết…
Sinh viên Trường Hồng Bàng tự sản xuất 1.000 khẩu trang y tế (ảnh: CTV)
Đặc biệt, với sự hướng dẫn của Trưởng trạm y tế của nhà trường, sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ tự sản xuất ra 1.000 khẩu trang y tế, nhằm tặng sinh viên, cán bộ, giảng viên khi tập trung học trở lại (đối với những ai chưa có).
Việt Dũng
Theo giaoduc.net
Các nước ráo riết nghiên cứu cách phòng chống virus corona
Các nhà khoa học trên thế giới đang tích cực làm việc để tìm cách ngăn chặn chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp lây lan.
Ảnh minh họa
Tại Tokyo, Nhật Bản, Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) vừa nuôi cấy và cô lập thành công chủng virus corona từ một bệnh nhân nhiễm virus này.
Theo NIID, chuỗi gene của chủng virus đã được cô lập trùng khớp tới 99,9% với chuỗi gene của virus corona mà Chính phủ Trung Quốc đã công bố. Trong virus đã được cô lập này, không có bất cứ sự biến đổi nào về gene có thể dẫn tới sự lây nhiễm hay độc tính cao hơn.
Với thành công này, NIID sẽ bắt đầu quá trình phát triển vaccine phòng ngừa, thuốc chữa trị và thiết bị chẩn đoán nhanh virus corona. Bên cạnh đó, NIID dự định sẽ chia sẻ chủng virus đã bị cô lập này cho các nhà nghiên cứu và công ty trong lúc cố gắng tìm ra cơ chế lây nhiễm, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu về độc tính của chúng.
Tại Australia, các nhà nghiên cứu đã được giao nhiệm vụ xác định những đặc tính chủ yếu của chủng virus corona để chuẩn bị cho việc thử nghiệm vaccine phòng bệnh.
Theo đó, Liên minh Sáng kiến phòng chống dịch bệnh (CEPI) toàn cầu đã đề nghị Cơ quan Khoa học Liên bang Australia (CSIRO) nghiên cứu, xác định thời gian cần thiết để phát triển và nhân bản của virus corona cũng như tác động của nó đến hệ hô hấp và cách truyền bệnh.
CSIRO sẽ tiến hành nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm thú y Australia tại Geelong, bang Victoria, một trong 5 phòng thí nghiệm hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Sau khi có được đầy đủ thông tin cần thiết về virus corona, các nhà khoa học CSIRO sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine với sự trợ giúp của một tập đoàn thuộc CEPI nhằm rút ngắn thời gian bào chế vaccine từ vài năm xuống còn vài tuần.
Trước đó, ngày 29/1, các nhà nghiên cứu tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty ở thành phố Melbourne cũng đã lần đầu tiên tái tạo được virus corona trong phòng thí nghiệm bên ngoài Trung Quốc.
Tại Israel, Thủ tướng Netanyahu cho biết Viện nghiên cứu sinh học và Bộ Y tế nước này đã được giao nhiệm vụ phát triển vaccine phòng chống virus corona.
Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh: "Mục tiêu trước tiên của chúng tôi là làm chậm sự lây lan của virus này tới Israel. Tôi nói 'làm chậm' bởi vì sự lây lan là tất yếu và loại virus này sẽ đến".
Ngoài ra, các nhà khoa học nước này đã tạo ra 2 loại khẩu trang tái sử dụng 100 lần và có thể diệt virus.
Một trong hai loại khẩu trang mới này do Công ty Sonovia (Israel) sản xuất. Sonovia đã áp dụng công nghệ siêu âm xử lý các sợi polyester-cotton dùng sản xuất khẩu trang. Đây là sáng chế của 2 giáo sư hóa học thuộc Đại học Bar-Ilan.
Công ty Sonovia đang tìm một phòng thí nghiệm phù hợp để gửi loại sợi này đến nhằm thử nghiệm hiệu quả diệt loại siêu vi corona đang gây bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Loại khẩu trang kháng khuẩn thứ hai là do Công ty Argaman ở thủ đô Jerusalem sáng tạo. Loại này có tên là Bio-Block cũng có thể giặt để tái sử dụng đến 100 lần. Ưu điểm của loại khẩu trang này là người đeo vẫn có thể hô hấp bình thường, không bị kín khí như loại khẩu trang y tế N95.
Loại khẩu trang Bio-Block này hiện chưa được thử nghiệm về khả năng ngăn chặn và tiêu diệt siêu vi 2019-nCoV, nhưng Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cho thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện cho thấy loại sợi Bio-Block dùng dệt chăn, ga trải giường bệnh có khả năng làm giảm lây nhiễm các tác nhân gây bệnh (loại đã kháng nhiều loại kháng sinh) xuống còn 50%.
Trước đó, chiều 31/1, Viện Pasteur Paris thông báo đã tìm cách phân lập và nuôi cấy thành công các chủng virus corona mới. Thành quả này là một bước tiến lớn tại châu Âu trong việc nghiên cứu vaccine và lập phác đồ điều trị.
Trước đó, Trung Quốc và Australia cũng đã thành công trong việc nuôi cấy này.
Virus corona có thể lây qua đường tiêu hóa
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã cho biết, các chuyên gia y tế thuộc Bệnh viện Nhân dân của Đại học Vũ Hán và Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra cảnh báo virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm hiện nay có thể truyền nhiễm qua hệ tiêu hóa.
Họ tìm thấy acid nucleic của virus trong chất bài tiết và trực tràng sau khi phát hiện dấu hiệu ban đầu của một số ca nhiễm bệnh lại chỉ là tiêu chảy chứ không phải sốt như các trường hợp phổ biến.
Nhóm nghiên cứu cho rằng ngoài truyền nhiễm qua tiếp xúc hoặc đường hô hấp, chủng mới của virus corona còn có khả năng truyền nhiễm qua đường phân-miệng nhất định.
Trong khi đó, chuyên gia Chen Zhimin thuộc Khoa hô hấp, Viện Nhi thuộc Đại học Chiết Giang ngày 2/2 cho biết vẫn có nguy cơ truyền nhiễm từ mẹ sang con ở những thai phụ nhiễm virus corona. Theo chuyên gia này, do ở giai đoạn sơ sinh, khả năng miễn dịch và hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện nên nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Vũ Phong (tổng hợp)
Theo baochinhphu
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể cho học sinh nghỉ để phòng virus Corona Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phát đi thông báo liên quan tới tình hình phòng, chống virus Corona (nCoV). Trước tình hình thực tế dịch viêm đường hô hấp do chủng virus corona gây ra đang diễn biến phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố "tình trạng khẩn cấp...