Trường đại học phải xem thúc đẩy khởi nghiệp là trách nhiệm của mình
Ngày 15/10, nhiều chuyên gia dự Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 16 với chủ đề Xã hội xanh và thông minh do trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) tổ chức đều cho rằng cần thúc đẩy các trường đại học khởi nghiệp, phát triển từ các trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các trường ĐH chia sẻ về vai trò, trách nhiệm của trường đại học góp phần xây dựng thành phố thông minh
Các đại biểu đều nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của trường đại học để thực hiện những điều đó góp phần xây dựng thành phố thông minh. Đồng thời nhiều chuyên gia cũng đặt vấn đề gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh tế xã hội.
PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) thì chia sẻ rằng, các công nghệ ứng dụng cho đô thị thông minh là thế mạnh của những trường đại học kỹ thuật, công nghệ, đó chính là trách nhiệm của một trường đại học.
Ở góc độ của trường, ông Phong nhìn nhận: “Đối với một trường đại học, đặc biệt là trường đại học về kỹ thuật công nghệ, nhiệm vụ sứ mạng chính của chúng tôi có hai vấn đề. Thứ nhất là tạo ra tri thức, thứ hai là chuyển giao tri thức đó. Tạo ra tri thức thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tri thức thông qua hoạt động giảng dạy và chuyển giao công nghệ cho xã hội. Đây là trách nhiệm và chúng tôi phải nhận trách nhiệm này. Đương nhiên cơ hội là dành cho các trường chứ không riêng gì trường đại học nào mà là cơ hội cho tất cả chúng ta”.
Nhận xét về vai trò của trường đại học trong xây dựng đô thị thông minh, GS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM chia sẻ, trong ba năm vừa qua TP.HCM đi những bước rất rõ trong tiến hành xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh. Vai trò giữa trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp còn phối hợp trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có vấn đề này.
Tuy nhiên ông Phùng bày tỏ trăn trở, trong thời đại 4.0, các nhà khoa học không chỉ nghiên cứu ở một chuyên ngành hẹp mà cần phải nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, cần có sự hợp tác với nhau. “Sự sẵn sàng của các thầy cô tôi nghĩ là có, nhưng sự sẵn sàng đó doanh nghiệp họ có thấy hay không. Đưa nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn là cả một quá trình, nhưng quá trình này không chờ, chúng ta phải thích ứng với nó, phải sẵn sàng đưa ra những nghiên cứu để phục vụ cho xã hội, phục vụ cho thành phố”.
Video đang HOT
PGS.TS Thoại Nam nhấn mạnh cần thúc đẩy các trường đại học khởi nghiệp, phát triển nghiên cứu chuyển giao công nghệ
PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho hay, giữa đơn vị này và TPHCM phối hợp rất chặt chẽ thông qua nhiều chương trình ký kết, hoạt động, hội nghị…không riêng gì lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh mà còn có nhiều nội dung khác. Trong quá trình hợp tác, ĐH Quốc gia TPHCM đã lập tổ công tác gồm giáo sư và các chuyên gia đầu ngành đến từ các trường thành viên. Đơn vị này đứng ra là đầu mối liên kết các đơn vị của mình lại, những thành viên có những dự án phù hợp với thế mạnh của từng trường thành viên.
“ĐH Quốc gia TPHCM tham gia về đô thị thông minh, chúng ta cần xác định rất rõ rằng, đóng góp của mình chính là cung cấp nguồn nhân lực. Chúng ta không thể nào đưa ra một giải pháp tổng thể về hạ tầng, về phần mềm, về dịch vụ…Bởi vì chúng ta là một đại học, chúng ta chỉ có thể cung cấp những dịch vụ, chính sách tư vấn cho Thành phố. Chúng ta không phải là tập đoàn lớn như Microsoft, Google….để đưa ra giải pháp tổng thể, vì vấn đề đó rất khó “, PGS.TS Vũ Hải Quân nói.
PGS.TS Thoại Nam, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật điện toán Trường ĐH Bách khoa TPHCM thì cho rằng nhà nước nên có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp và trường đại học gắn kết để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, cần thúc đẩy các trường đại học khởi nghiệp, phát triển nghiên cứu chuyển giao công nghệ thông qua các trung tâm.
Hội nghị Khoa học Công nghệ được tổ chức luân phiên 2 năm một lần, là nơi các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi, chia sẻ những công trình nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm 2019.
Lê Phương
Theo Dân trí
Diện tích làm việc cho giảng viên: Có nên quy định cứng?
Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi.
Trong đó, quy định về tiêu chuẩn diện tích làm việc của giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), giảng viên chính (GVC), giảng viên (GV) đang được chú ý. Bởi đây là lần đầu tiên quy định này đề cập đến con số cụ thể, trong khi thực tế tại các trường lại đang rất khác nhau.
Theo Dự thảo, mỗi GS cần có diện tích làm việc 24m2, PGS 18m2, GVC và GV 10m2. Bên cạnh đó, cứ mỗi 20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng là 3m2/GV, với diện tích không nhỏ hơn 24m2/phòng.
Thông tư này áp dụng đối với các đại học (ĐH), học viện, trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường CĐ, trung cấp sư phạm, trường CĐ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi là cơ sở đào tạo).
Đặc biệt, các quy định tiêu chuẩn, định mức theo Dự thảo này sẽ chỉ áp dụng với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp sau ngày Thông tư chính thức có hiệu lực.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ không nên quy định cứng về diện tích làm việc cho giảng viên. Ảnh: T.F
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu thực tế thông tư này được áp dụng thì rõ ràng giảng viên sẽ có không gian làm việc lý tưởng, cần thiết để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhưng hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục ĐH đang hạn hẹp về diện tích sử dụng, có những cơ sở còn phải... thuê thêm chỗ học, vậy quy định này sẽ áp dụng ra sao?
Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) - đơn vị chủ trì soạn thảo cho biết: Để sử dụng có hiệu quả diện tích, ngân sách Nhà nước đối với trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước, cơ sở hoạt động sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27-12-2017).
Theo đó Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 152/2017/NĐ-CP.
Ông Phạm Hùng Anh cũng cho rằng: Đây không phải điều kiện về cơ sở vật chất các trường bắt buộc phải thực hiện, mà nhằm mục tiêu hạn chế việc sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất trường học vượt quá khả năng nhà trường sử dụng đến.
Theo đó, các cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Thông tư này, xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng, xin ý kiến cơ quan cấp trên trực tiếp trước khi ban hành. "Trường hợp nhà trường muốn mở rộng cơ sở vật chất, Nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của nhà trường đã được phê duyệt; nếu còn thiếu diện tích thì mới xem xét để đầu tư tiếp, nhưng nếu không thiếu thì dừng đầu tư" - ông Hùng Anh nói.
Như vậy, Thông tư chỉ có tác động khi các trường muốn lập dự án đầu tư. Với quy định này sẽ chống lãng phí, chống các trường xây vượt quy định; là căn cứ, định hướng cho phát triển trong tương lai của trường ĐH và chỉ áp dụng với trường sử dụng ngân sách Nhà nước. Nhưng đây chỉ là một điều kiện, điều kiện tiếp theo là phải có kinh phí, phải phụ thuộc vào ngân sách. Hướng tới các trường dần đạt các điều kiện chuẩn mực về cơ sở vật chất.
Mặc dù vậy, ông Phạm Hùng Anh cũng nêu quan điểm việc quy định diện tích làm việc cho GS, PGS, GV là cần thiết; bởi ngoài việc lên lớp, họ còn cần không gian nghiên cứu, làm việc với sinh viên; không phải chỉ đến trường dạy hết tiết rồi về.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục thì nếu chỉ áp dụng quy định cho các trường thuộc diện dự án đầu tư xây mới cũng không hợp lý. Vì chất lượng giáo dục ĐH, các quy định liên quan đến chất lượng phải áp dụng cho cả hệ thống, bao gồm cả trường mới, trường cũ. Hoặc có thể Bộ có quy định về nơi làm việc cho giảng viên nhưng không nên quy định cứng về số m2/GV bởi nhiều trường ĐH hiện nay hoạt động theo mô hình tự chủ, nếu quy định được áp dụng, muốn đầu tư xây dựng thêm sẽ dẫn đến chi phí xây dựng lớn, phải bù đắp bằng tăng học phí của sinh viên.
Dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT sẽ được lấy ý kiến đến ngày 30-11.
T.Fan
Theo PLXH
Trường đại học Lạc Hồng vô địch cuộc thi Con quay Koma Taisen Ngày 12-10, tại TP.Hồ Chí Minh, Trường đại học Lạc Hồng đã đoạt chức vô địch cuộc thi Con quay Koma Taisen 2019 và trở thành đại diện của Việt Nam tham gia cuộc thi này tại Nhật Bản vào tháng 2 - 2020. Đội tuyển Trường đại học Lạc Hồng giành chiến thắng tại cuộc thi Cuộc thi Con quay Koma Taisen...