Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn hoả tốc gửi Trường Đại học (ĐH) Luật Hà Nội yêu cầu báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang đang gây xôn xao dư luận.
Trong chiều tối ngày 25/6, Trường ĐH Luật Hà Nội cũng đã có thông tin ban đầu gửi cơ quan báo chí về vấn đề này.
Công văn hoả tốc gửi Trường ĐH Luật Hà Nội của Bộ GD&ĐT nêu rõ: Hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Để có thông tin đầy đủ, Bộ GD&ĐT đề nghị Trường ĐH Luật Hà Nội khẩn trương báo cáo cụ thể về quá trình tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (bao gồm cả việc nộp hồ sơ phản biện, bảo vệ luận án…) và có minh chứng kèm theo đối với hồ sơ của ông Vương Tấn Việt, đồng thời gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT trong ngày 26/6.
Video đang HOT
Thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ năm 2022. (Ảnh: Website Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Trước đó, thông tin ông Thích Chân Quang, tên thật Vương Tấn Việt tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019, nhưng năm 2021 nhận bằng tiến sĩ luật, cũng tại Trường ĐH Luật Hà Nội khiến dư luận thắc mắc và đặt câu hỏi: Vì sao ông Thích Chân Quang lấy được bằng tiến sĩ chỉ sau 2 năm tốt nghiệp đại học?
Cuối giờ chiều ngày 25/6, Trường ĐH Luật Hà Nội đã gửi thông cáo báo chí tới các cơ quan truyền thông, thông báo về quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang. Theo thông cáo, ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959, tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ ngành tiếng Anh (nay là Trường ĐH Hà Nội) năm 2001; tốt nghiệp ngành Luật (văn bằng 2- hệ vừa làm vừa học) tại Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2019.
Năm 2017, học viên Vương Tấn Việt trúng tuyển văn bằng 2 khóa I, trình độ ĐH Luật, hình thức vừa làm vừa học của trường mở tại Trường CĐ Bách Việt (TPHCM). Tháng 1/2019, ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành Luật, xếp loại giỏi. Ngày 26/11/2019, ông Việt trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019 -2023) và tháng 12/2019 ông được công nhận nghiên cứu sinh ngành Luật hiến pháp -hành chính. Tháng 12/2021, ông Việt bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp trường và ngày 17/3/2022, ông được Trường ĐH Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ.
Theo lí giải của Trường ĐH Luật Hà Nội, Luật Giáo dục 2018 và các văn bản quy định hiện hành cho phép sinh viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi được học thẳng lên tiến sĩ, không cần tốt nghiệp thạc sĩ. Ông Việt còn có 1 bài báo khoa học in trong kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017 và có năng lực ngoại ngữ (cử nhân tiếng Anh) nên có đủ điều kiện làm nghiên cứu sinh. Trong quá trình làm nghiên cứu sinh, ông Việt đã hoàn thành bổ sung các học phần của chương trình thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định. Ông Việt cũng có 2 báo cáo khoa học bằng tiếng nước ngoài trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.
Tháng 10/2021, ông Việt có đơn xin rút ngắn thời gian đào tạo và đầu tháng 12/2021 ông Việt bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường. Trường ĐH Luật Hà Nội khẳng định tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh đến khi có quyết định công nhận học vị tiến sĩ là 2 năm 3 tháng
Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm tra thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang
Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản yêu cầu thẩm tra, rà soát bài thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang - trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Theo nguồn tin của VietNamNet, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi văn bản đề nghị Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nhằm thẩm tra, rà soát, xác minh về những phát ngôn, thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang bị dư luận phản ánh.
Văn bản ghi rõ, nếu những phát ngôn trong một số clip lan truyền trên mạng xã hội không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam; sửa đổi giới cấm trong chứng điệp quy y Tam bảo của Phật giáo... sẽ phải xử lý nghiêm minh.
Trước đó, Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cũng thông tin: "Những phát ngôn của Thượng tọa Thích Chân Quang trong một số clip mà dư luận phản ánh, GHPGVN đã giao Ban Hoằng pháp Trung ương và Văn phòng II tổ chức buổi làm việc vào ngày 19/4 để kiểm điểm, chấn chỉnh các nội dung dẫn dụ theo luật nhân quả trong giáo lý Phật giáo làm hoang mang xã hội".
Cũng liên quan tới các phản ánh về thuyết giảng phản cảm, ngày 6/6/2024, Văn phòng II Trung ương GHPGVN đã ra thông báo về biện pháp xử lý đối với Đại đức Thích Nhuận Đức (tổ đình Hộ Pháp, xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vì đã có các phát ngôn và thuyết giảng làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và GHPGVN.
Giáo hội đã nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức, biệt chúng sám hối tại tổ đình Hộ Pháp, đồng thời phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trung ương GHPGVN giao Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát việc thi hành kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức trong vòng 1 năm. Sau 1 năm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo về đạo hạnh, việc hành trì oai nghi, giới luật của Đại đức Thích Nhuận Đức.
Cấm thượng tọa Thích Chân Quang thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm Thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm. Phiên họp tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 18-6 - Ảnh: PHẬT SỰ ONLINE Theo...