Trường đại học không được tự in phôi chứng chỉ
Quy định mới về in sao, quản lý văn bằng chứng chỉ vừa được Bộ GD-ĐT ban hành với điểm khác biệt là các cơ sở giáo dục đại học không còn được tự in phôi chứng chỉ.
Điểm mới ở Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp/ cao đẳng sư phạm; văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.
Thông tư này thay thế thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 8/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT; văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Cụ thể, trước đây, cơ sở giáo dục đại học “tự chủ in phôi văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” (trừ chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh) và chịu trách nhiệm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Còn giờ đây, theo thông tư vừa được ban hành, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên được in phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân “theo mẫu” do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định sau khi báo cáo bằng văn bản với Bộ.
Mẫu phôi chứng chỉ phải gửi báo cáo Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính.
Video đang HOT
Trường đại học được tự thiết kế mẫu, in phôi văn bằng đại học
Riêng với phôi văn bằng giáo dục đại học thì các cơ sở này vẫn được tự chủ thiết kế mẫu, in phôi… Tuy nhiên, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng giáo dục đại học vẫn phải thực hiện theo quy định chung do Bộ GD-ĐT quy định.
Ngoài ra, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học sau khi phê duyệt mẫu phôi văn bằng phải gửi mẫu về Bộ GD-ĐT, cơ quan quản lý trực tiếp, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở để báo cáo
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT bổ sung trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ so với trước đây. Cụ thể, có 6 trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ gồm: Do hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ; cấp cho người không đủ điều kiện; do người không có thẩm quyền cấp; bị tẩy xóa, sửa chữa; để cho người khác sử dụng; do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-1-2020.
Theo anninhthudo
Từ 15/1/2020: Thêm nhiều trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng
Theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, từ 15/1/2020 sẽ có thêm nhiều trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng.
Ảnh minh họa
Theo đó, Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT bổ sung thêm trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ so với trước đây. Cụ thể, có 6 trường hợp văn bằng, chứng chỉ sẽ bị thu hồi, hủy bỏ gồm:
Do hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ; Cấp cho người không đủ điều kiện; Do người không có thẩm quyền cấp; Bị tẩy xóa, sửa chữa; Để cho người khác sử dụng; Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Trong trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan này có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ theo thủ tục:
- Bước 1: Người có yêu cầu chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; Văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ...
- Bước 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ;
- Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; Nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư cũng nêu rõ, nếu mẫu văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi thì sử dụng mẫu hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ...
Ngoài ra, theo Thông tư trên, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm ban hành quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (quy chế phải quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm); Xác minh tính xác thực của văn bằng, chứng chỉ khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về việc quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Còn theo Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT liên quan đến việc kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên, cũng từ 15/1/2020 sẽ bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, các quy định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh; hồ sơ, thủ tục đăng ký dự kiểm tra; nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ cũng như xếp loại kết quả kiểm tra... nêu tại Quyết định 30 sẽ không còn được áp dụng.
Tuy nhiên, các chứng chỉ ngoại ngữ đã được cấp theo Quyết định này vẫn có giá trị sử dụng. Đối với các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15/1/2020 thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc.
Theo anninhthudo
Áp lực dành cho nhà giáo ngày càng nặng nề, tăng tuổi hưu lại càng áp lực hơn Trong thâm tâm của các nhà giáo, ai cũng mong muốn mình có sức khỏe tốt, được cống hiến lâu dài cho ngành giáo dục nước nhà. Thông tin tăng tuổi nghỉ hưu khiến cho nhiều người lao động không khỏi lo lắng, nhất là với đội ngũ nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy đều mường tượng ra cảnh khi mình về...