Trường đại học hội tụ đủ “kỳ nhân ẩn sĩ”: Bác bảo vệ “bắn” tiếng Nga như gió, cô lao công giỏi tiếng Hàn và hàng loạt “bí mật” khiến sinh viên khóc thét vì xấu hổ
Đúng là “chân nhân bất lộ tướng”, tài năng của các cô chú ở trường đại học này chỉ có thể tóm gọn bằng một chữ Đỉnh.
Hôm qua đến nay, hẳn khi lướt mạng xã hội, bạn có thể nhận thấy độ “phủ sóng” siêu rộng của bác bảo vệ trường Đại học Hà Nội. Sau 1 ngày bỗng nhiên nổi tiếng vì những lời đồn thổi thì bác bảo vệ trở thành “mỹ nam” được săn đón, “profile” đỉnh của bác được các bạn sinh viên truyền tai như là người thông thạo 3 thứ tiếng và có bằng IELTS 8.0 khiến dân tình phục sát đất.
Người ta thấy bác đọc báo tiếng Trung để giải trí, nghe radio tiếng Nga để cập nhật tin tức và thỉnh thoảng giao tiếp với du khách Pháp như dân bản địa. Tuy chỉ là thông tin “tương truyền” nhưng khiến nhiều sinh viên vô cùng ngỡ ngàng và thán phục.
Sau 1 ngày bỗng nhiên nổi tiếng vì những lời đồn thổi thì bác bảo vệ trở thành “mỹ nam” được săn đón.
Tuy nhiên, thông tin khá bất ngờ là bác Vũ Tiến Dũng (sinh năm 1964) – bảo vệ trông giữ xe tại Trường ĐH Hà Nội cho biết, mình chỉ nói được một ngoại ngữ duy nhất là tiếng Nga, cũng là ngôn ngữ đã gắn bó nhiều năm với mình khi còn đi xuất khẩu lao động. Dù vậy thì bác cũng rất đỉnh rồi nhỉ?
Đáng nói, từ trào lưu “đem ra ánh sáng” các kỳ nhân ẩn sĩ đang sinh sống và làm việc trong trường mình, các sinh viên/cựu sinh viên Đại học Hà Nội cũng “bóc phốt” hàng loạt nhân vật đình đám khác khiến dân tình chỉ biết á ố. Trong đó, sốc nhất phải kể đến cô lao công với đủ “truyền thuyết” làm ai nấy phục sát đất.
Bạn H. kể: “Bữa mình gặp một bạn người Hàn dưới sân trường, tiếng Việt bạn ý lơ lớ nên mình đang định nói tiếng Anh với bạn ý thì bùm, cô lao công xuất hiện rồi nói với bạn ý mất câu tiếng Hàn, hai cô cháu bạn ấy nói một hồi rồi bạn ý nói cảm ơn bằng tiếng Hàn, sau đó đi về hướng cổng trường. Mình hỏi cô lao công mới biết là bạn ý hỏi đường ra bến xe bus để ra Hồ Gươm. Mình shock đến độ ra đến ngõ A8 mua rau còn mua nhầm rau về”.
Video đang HOT
Một bạn khác còn khiến dân tình “hốt hoảng” hơn khi list ra cả một danh sách dài dằng dặc nhưng nhân vật “giấu mặt” trong trường: Cô thể dục dạy bằng tiếng Anh; thầy thể dục trình độ HSK4 mở nhạc Trung cho sinh viên thư giãn; cô lao công khi D11A khoe mình bằng thạc sĩ; Các bác bảo vệ vừa làm cameraman vừa làm master ngoại ngữ; giảng viên khoa Trung là vợ giáo sư ĐH Thanh Hoa…
Bác bảo vệ vừa làm cameraman vừa làm master ngoại ngữ.
Chưa hết, ở trường còn có cô giáo dạy thể dục bằng tiếng… Anh hay thầy giáo dạy Triết ngoài tiếng Việt còn thỉnh thoảng chêm cả tiếng… Anh, Nga. Mấy thầy cô đều có bằng Ielts và là giám khảo, trọng tài tại các giải đấu quốc tế???
Hay đến cả thầy giáo ở phòng Y tế cũng nói tiếng Trung giỏi đến nỗi khiến sinh viên người Trung cũng hú hồn:
Thầy thể dục thì kiêm luôn cả dạy… Triết, Sinh học, Toán học… quả là đa năng hết chỗ chê.
Quả thực, dù mới giới thiệu sương sương nhưng dân tình đã đủ choáng váng khi nhắc tới những “ẩn sĩ” của HANU. Nhiều sinh viên thì “khóc thét” vì xấu hổ bởi trong khi bác bảo vệ, cô lao công siêu đỉnh thì bản thân chỉ thành thạo 4 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Kinh, tiếng mẹ đẻ và… tiếng khóc.
Nói thì nói vậy thôi chứ các bạn sinh viên cũng vô cùng giỏi giang, nhất là khi có thể trở thành một thành viên của ngôi trường đình đám, có tỷ lệ chọi hàng năm rất cao như Đại học Hà Nội. Ngoài sự ngưỡng mộ, những nhân vật “ngầu đét” kể trên sẽ là một “chất xúc tác” cực mạnh để các bạn có thêm động lực phấn đấu. Dù là tân sinh viên hay sắp rời xa cánh cổng đại học, đừng bao giờ ngừng học hỏi nâng cao tri thức của bản thân để không phải hối tiếc rằng “Giá như trước kia mình chăm chỉ học hành hơn”.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu. Khi ra trường, bạn sẽ hiểu rằng nếu không nắm trong tay một ngoại ngữ nào thì bạn sẽ bị “đào thải”, cơ hội tìm việc của bạn sẽ ít đi rất nhiều. Ngay từ bây giờ sinh viên hãy nghiêm túc bắt tay vào việc học thêm ngoại ngữ nhé!
Được hỗ trợ 10 triệu đồng, cụ ông đạp xe về quê chỉ xin giữ một chút
Hiện tại, Sài Gòn đang thực hiện giãn cách nên nhiều lao động tự do về quê vì nguồn thu nhập bị cắt đứt.
Ông cụ trong câu chuyện dưới đây cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi liều mình đạp xe từ Sài Gòn về Phú Yên vì mất việc, tài chính cạn kiệt.
Cụ ông đạp xe về quê vì thất nghiệp trong mùa dịch. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Trường hợp của ông được chia sẻ lên mạng và nhận về sự quan tâm lớn từ các mạnh thường quân. Trong đó, "hot girl từ thiện" Trúc Phương đã đến tận nơi với hy vọng kịp giúp đỡ trước khi ông về quê. Khi đi, cô mang theo 10 triệu đồng để tặng, mong ông có cuộc sống tốt hơn.
Trên trang cá nhân, cô chia sẻ: "Thật sự may mắn khi biết tin ông đã xin được 1 chỗ trong chuyến xe buýt đầu tiên để về với gia đình. Cảm xúc vui mừng và hạnh phúc như vỡ oà trên gương mặt của ông. Em gửi ông tiền nhưng ông bảo về quê còn lo được nên chỉ lấy 3 triệu đồng thôi, con giữ lại cho bà con mắc kẹt ở Sài Gòn nha con."
Cụ chỉ nhận một ít tiền hỗ trợ, số còn lại nhường cho người khác. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Câu chuyện sau khi chia sẻ lên mạng nhận được sự quan tâm lớn của mọi người. Dân tình đã dành lời khen cho cả mạnh thường quân và cụ ông. Dù tài chính khó khăn nhưng ông cụ vẫn nghĩ tới trường hợp khó khăn hơn mình. Cộng đồng mạng chỉ mong rằng, cuộc sống sẽ có nhiều hơn nữa những hành động đẹp như vậy.
"Thương chưa, hết tiền phải về quê nhưng vẫn nghĩ đến các hoàn cảnh khó khăn hơn. Mong cụ sớm về quê an toàn ạ."
"Cả cụ và bạn Phương đều đáng khen, một người có tấm lòng đẹp giúp đỡ người khác, một người dù khó khăn vẫn luôn nghĩ tới hoàn cảnh khó khăn hơn."
"Trong mùa dịch, khó khăn có nhưng qua đây ta thấy rằng có nhiều tấm lòng thật đẹp. Luôn tự hào vì dân tộc mình luôn yêu thương nhau nhiều như thế."
"Cụ thiếu tiền nhưng vẫn nghĩ tới người khác. Cảm ơn cả ông và mạnh thường quân, đọc chuyện của 2 người mà thấy ấm lòng."
Trước đây, Trúc Phương cũng từng giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch. Chẳng hạn như câu chuyện của bác bảo vệ phải đi ăn xin. Cụ thể, trước đây bác V. làm bảo vệ nhưng đành chạy xe ôm vì thất nghiệp do dịch. Tuy nhiên, số tiền kiếm từ chạy xe ôm chẳng được bao nhiêu nên bác V. đành gạt bỏ lòng tự trọng để đi ăn xin.
Bác bảo vệ bật khóc khi được giúp đỡ.
Sau khi biết tới câu chuyện của bác V., Trúc Phương đã kêu gọi và ủng hộ hơn 100 triệu đồng. Khi nhận tiền, bác bảo vệ xúc động, bật khóc chia sẻ: "Đi xin như vậy ngại và mắc cỡ lắm con à, nhưng biết làm sao. Sáng mở mắt dậy là nghĩ hôm nay làm sao đóng tiền nhà. Tối cũng trằn trọc, tiền thì làm không ra... Giờ chú chỉ ước có cái chồi lá nhỏ, 2 vợ chồng ở không cần lo nghĩ nữa. Chứ cô chú già quá rồi, không biết mai nay làm sao đây con..."
Hiện tại, câu chuyện của cụ ông đạp xe từ Sài Gòn về Phú Yên vẫn đang nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Còn bạn có suy nghĩ gì hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Nhóm thanh niên không đeo khẩu trang, trượt ván ngoài đường, khi bị nhắc thì trả treo Khi được bác bảo vệ nhắc nhở, thanh niên không đeo khẩu trang này vẫn vô tư trượt ván lên vỉa hè và đáp trả: "Không sao đâu chú ơi" Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ lại đoạn clip một số nam thanh niên thản nhiên chơi trượt ván ngoài nơi công cộng khiến nhiều người bức xúc. Theo đó, clip...