Trường đại học FPT xác định 47 sinh viên, 5 giảng viên là F1
Sau khi phát hiện có sinh viên dương tính với COVID-19 do đi ăn cưới ở Hải Dương, Trường đại học FPT đã xác định được 47 sinh viên và 5 giảng viên thuộc diện F1.
Trường đại học FPT cơ sở tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất – Ảnh: FPT
Đây là những người tiếp xúc gần với nam sinh viên 21 tuổi, khoa kỹ thuật phần mềm Trường đại học FPT. Nam sinh này bị nhiễm COVID-19 sau khi về quê ăn cưới người anh trai tại thị trấn Sao Đỏ, TP Chí Linh, Hải Dương vào ngày 23 và 24-1.
Chiều 31-1, ngay khi có thông tin từ Bộ Y tế, Trường ĐH FPT đã lập tức phong tỏa cơ sở tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, thông báo đến toàn bộ hệ thống và phối hợp với cơ quan chức năng truy vết.
Video đang HOT
Ông Lê Trường Tùng – chủ tịch Hội đồng quản trị Trường đại học FPT – cho biết: “Hầu hết sinh viên F1 ở khu vực phía Bắc, có em ở Nghệ An. Chiều 31-1, ngay khi biết thông tin, trường đã cung cấp thông tin, địa chỉ của các em cho cơ quan chức năng.
Lực lượng phản ứng ở các địa phương làm rất nhanh, ngay lập tức họ truy vết, liên lạc được với những sinh viên nghi F1 và quận, huyện, phường, nơi các em ở có phương án cho đi cách ly và xét nghiệm ngay”.
Hiện Trường đại học FPT cơ sở tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất vẫn còn hơn 300 sinh viên chưa về quê ăn tết. Những sinh viên này đang được cách ly ngay tại kí túc xá của trường. Trường đã phối hợp cơ quan y tế của huyện Thạch Thất phong tỏa trường, cách ly hơn 300 sinh viên này.
“Chúng tôi sẽ làm theo chỉ đạo của cơ quan chức năng. Hơn 300 sinh viên này sẽ tạm ở tại kí túc xá, trong trường hợp phải ăn Tết tại trường thì trường sẽ lo cho các em. Có thể trong hôm nay sẽ có kết quả xét nghiệm nhóm F1, chúng tôi đều hi vọng thầy cô và các em âm tính hết”, ông Tùng chia sẻ.
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM làm 'lễ tốt nghiệp' hạng xuất sắc cho bác bảo vệ
Trong lòng nhiều sinh viên, bác bảo vệ Trần Thúc Bảo đã 'tốt nghiệp' với tấm bằng hạng xuất sắc bởi tình yêu thương, sự chu đáo, tận tụy mà không phải ai cũng có...
Ông Trần Thúc Bảo tại buổi "lễ tốt nghiệp" do sinh viên tổ chức cho mình - Ảnh: Hoàng Trung Đức
Ông Trần Thúc Bảo - nhân viên bảo vệ của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - vừa về hưu sau gần 20 năm gắn bó với công việc. Để chia tay người bảo vệ tận tụy này, sinh viên đã tổ chức một buổi tiệc 'tốt nghiệp ký túc xá' cho ông.
Gọi là lễ tốt nghiệp vì ông đã "qua môn", một môn học mà sinh viên cho rằng cần rất nhiều trách nhiệm và yêu thương. Và trong lòng nhiều sinh viên, ông chắc chắn đã "tốt nghiệp với tấm bằng hạng xuất sắc".
Ông Bảo chia sẻ: "Bí quyết để sinh viên quý mình thì tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là xem sinh viên như con cháu mình. Tôi cho đi yêu thương chân thành nên điều nhận lại là sự yêu mến, quý trọng của sinh viên. Và tôi xem đó là gia tài không gì quý báu hơn".
Công việc chính của ông Bảo là giữ gìn trật tự an ninh. Nhưng những hành động quan tâm và gần gũi khiến ông trở thành "ông bố quốc dân" của biết bao thế hệ sinh viên tại đây. Nếu ai đã từng ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đủ lâu, chắc chắn sẽ không thể không biết đến người bảo vệ luôn cười hiền hậu với sinh viên ra vào cổng ký túc xá.
Nhiều sinh viên thường hay đi làm thêm về trễ, nếu gặp ca trực của ông thì luôn cảm thấy an tâm vì ông luôn thức để mở cổng và hỏi han, động viên. Đôi khi lời nhắc mang dù, mang áo mưa của ông cũng khiến sinh viên ấm lòng.
Ngày đóng tiền phòng, nhiều sinh viên chưa có tiền, ông lại cho mượn tiền hoặc đứng ra nói với trưởng nhà cho thêm vài ngày để xoay xở. Có đồ ăn ngon ông luôn gói ghém, dành phần và chia cho mỗi người một ít.
Hoa Nguyễn, sinh viên ở ký túc xá, chia sẻ: "Những ngày đầu ra vào ký túc xá mình thấy ấm áp bởi nụ cười hiền hậu của bác. Thỉnh thoảng có quà bánh gì bác cũng dành phần. Gói xôi, cục kẹo hay bánh trái chẳng đắt đỏ gì, cái đắt giá là sự quan tâm, chu đáo của bác mà có tiền người ta cũng chẳng mua được đâu".
Cuộc sống xa nhà không dễ gì có người cười hiền hậu với mình mỗi ngày, động viên an ủi, bảo ban ân cần... Có bác bảo vệ như ông Bảo, những sinh viên xa gia đình cảm thấy ấm lòng vì những quan tâm thấu đáo.
Biệt đội giải cứu chó mèo ở Tây Nguyên Ở Tây Nguyên lâu nay có một mái ấm đặc biệt mang tên "Nhà của Cún em". Mái ấm cưu mang nhiều chó mèo bị bỏ rơi, bị tai nạn. Trong một lần tìm chó cưng đi lạc vào cuối năm 2017, anh Phan Hoàng Phát (sinh năm 1980, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phát hiện một con...