Trường đại học đầu tiên ở Hà Nội ngừng sử dụng đồ nhựa 1 lần
Theo đó, bắt đầu từ ngày 30/10/2019, Trường ĐH Đại Nam sẽ ngừng sử dụng nước uống đóng chai, ống hút nhựa và các vật dụng sử dụng một lần bằng nhựa trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện của trường.
Nhằm giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường trong tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên; lan tỏa sâu sắc thông điệp chung tay bảo vệ môi trường trong cộng đồng; tiếp nối và duy trì thành công của các hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện trong nhiều năm qua, Trường ĐH Đại Nam quyết định chấm dứt sử dụng nước uống đóng chai, ống hút nhựa và các vật dụng bằng nhựa sử dụng 1 lần trong các hoạt động của nhà trường từ ngày 30/10/2019.
Thông báo chấm dứt sử dụng nước đóng chai, ống hút nhựa và các vật dụng sử dụng một lần bằng nhựa của Trường ĐH Đại Nam.
Chia sẻ về chủ trương ngưng sử dụng chai nhựa, ống hút nhựa và các vật dụng sử dụng một lần bằng nhựa trong các hoạt động của Nhà trường, cô Cao Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng cho biết: “ Rác thải nhựa là yếu tố gây ô nhiễm môi trường hàng đầu, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến cuộc sống của con người, hệ sinh thái… và sự phát triển của kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi người cần có trách nhiệm trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa và tự cứu lấy cuộc sống của mình…”
Cô Cao Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam phát động lễ ra quân chương trình bảo vệ môi trường “Vì Hà Nội trong lành”.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 30/10/2019, Trường ĐH Đại Nam sẽ ngừng sử dụng nước uống đóng chai, ống hút nhựa và các vật dụng sử dụng một lần bằng nhựa trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện của trường. Nhà trường khuyến khích cán bộ, giảng viên và sinh viên tích cực mang theo bình nước cá nhân (thủy tinh, inox) hoặc sử dụng nước tại phòng nghỉ giáo viên, phòng trực giảng đường.
Video đang HOT
Thầy trò ĐH Đại Nam trong Lễ ra quân chương trình bảo vệ môi trường “Tôi yêu Hà Nội” sáng 1/11.
Cũng từ ngày 30/10, tất cả phòng học ngưng phục vụ nước uống đóng chai nhựa cho giảng viên. Giảng viên dùng bình nước cá nhân để lấy nước uống tại phòng giáo viên hoặc phòng trực giảng đường. Giảng đường, canteen, ký túc xá, sân trường và khu vực sinh sống của cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiêm túc thực hiện hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon, thay túi nilon bằng túi giấy hoặc túi vải thân thiện với môi trường, không dùng ống hút nhựa thay vào đó sử dụng ống hút tre, ống hút inox thay thế. Cán bộ, giảng viên và sinh viên tích cực mang bình nước cá nhân để sử dụng thay vì dùng chai lọ một lần, mang bát đũa, hộp đựng thức ăn thay thế hộp xốp, túi nilon và đồ nhựa đựng thức ăn một lần. Cán bộ, giảng viên gọi cơm văn phòng nên lựa chọn các nhà cung cấp sử dụng đồ đựng bằng inox thay cho hộp xốp, vừa đảm bảo sức khỏe vừa không hại môi trường. Đồng thời, các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường chủ động phân loại rác thải tái sử dụng sang thùng phân loại rác…
Để triển khai quy định này, Trường ĐH Đại Nam đã lên kế hoạch tặng cường bình nước uống sử dụng được nhiều lần cho toàn bộ cán bộ, giảng viên của trường; chỉ đạo Phòng Hành chính quản trị khảo sát bổ sung nước bình lớn bằng thủy tinh phục vụ viên chức tại các phòng họp.
Nhà trường cũng giao Phòng Quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Ban Truyền thông phối hợp các tổ chức đoàn thể trong trường thực hiện tuyên truyền, vận động cán bộ, giảng viên và sinh viên cùng thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường hiệu quả, thiết thực, bền vững…
Chương trình bảo vệ môi trường “vì Hà Nội trong lành” của Trường ĐH Đại Nam thu hút sự tham gia của hàng trăm cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Đặc biệt, sáng 1/11, ĐH Đại Nam chính thức ra quân chương trình bảo vệ môi trường “Vì Hà Nội trong lành”. Các nội dung của chương trình gồm: Toàn trường ra quân truyền thông điệp nói không với túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân… đến cộng đồng thông qua việc chia sẻ nội dung các poster vẽ tay giàu cảm xúc và thông điệp.
Thầy trò Đại Nam hào hứng với chương trình “Vì Hà Nội trong lành”.
Tiếp đó, sáng 2/11 và các thứ 7 kế tiếp của tháng 11, toàn trường sẽ ra quân truyền thông điệp đến cộng đồng tại các ngã tư trên trục đường từ Ngã tư sở – Hà Đông, gồm: Ngã 4 CoopMart Hà Đông; Ngã 4 Big C Hồ Gươm Plaza; Ngã 4 Bưu Điện Hà Đông; Ngã 4 Nhà Thi Đấu Hà Đông và Ngã 4 Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi. Tại các điểm này, thầy trò Đại Nam sẽ sử dụng biểu ngữ, băng rôn, khẩu ngữ, khẩu hiệu tuyên truyền về các vấn đề môi trường với mục đích tăng cường ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Điều đáng chú ý là các nội dung tuyên tuyền này do chính các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường lên ý tưởng và thiết kế.
Với các thông điệp ý nghĩa, như: “Dùng túi giấy là thấy tương lai”, “Dùng túi nilon là không phong cách”; “không việc ra đường coi thường sự sống”, “hãy vì môi trường khinh thường đồ nhựa”, “rác thải trắng sông là không sự sống”, “hủy hoại môi trường chính là tự sát”, … và các hoạt động “nói không” nghiêm túc với túi nilon, đồ nhựa 1 lần được thực hiện đồng bộ, quy củ trong phạm vi toàn trường, chương trình bảo vệ môi trường Vì Hà Nội trong lành của ĐH Đại Nam chắc chắn sẽ góp phần lan tỏa sâu sắc thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Thu Hòe
Theo doisongphapluat
Ống hút nhựa xưa rồi, đây mới là ống hút tự nhiên 100% gây kinh ngạc
Bạn có tin là có loại ống hút tự nhiên 100% được làm từ một loại lá tươi không độc hại, không bị bảo quản bằng bất kỳ một hóa chất nào? Câu trả lời xuất hiện tại một nhà hàng ở Philippines.
Phong trào nói không với ống hút nhựa, không rác thải nhựa đang lan rộng khắp thế giới. Đối với nhiều người, ống hút nhựa dường nh là một thứ xưa cũ bởi có nhiều loại ống hút thân thiện với môi trường đang được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Ống hút lá dừa xuất hiện tại quán của Tiu. Ảnh: SBS.com.au
Mới đây, Sarah Tiu, quản lý quán Café Editha ở đảo Siargao, Philippines đã quyết định dùng ống hút "lukay" như một nỗ lực để giảm thiểu rác nhựa trong nhà hàng của cô. "Lukay" là tiếng địa phương, nghĩa là lá dừa hoặc lá cọ.
Tiu cho biết, cô thực sự ấn tượng với cách người ta làm ống hút bằng lá dừa khi cô có chuyến du lịch cùng gia đình tới đảo Corregidor.
"Chúng tôi mua dừa và sau đó họ cắt lá dừa làm ống hút, tôi hỏi họ cách làm ống hút đặc biệt này như thế nào", Tiu nói với INQUIRER.net.
Tiu, 37 tuổi, tiết lộ rằng cô đã tìm rất nhiều cách để thay thế ống hút nhựa, ví dụ như dùng ống hút giấy hoặc ống hút bằng thép không gỉ, nhưng những khách hàng của cô lại không thích chúng.
Ống hút bằng lá dừa được coi là một sáng kiến gây hứng thú cho khách tới quán của Tiu. Mỗi sáng, nhân viên của quán sẽ mất một vài phút để cuốn ống hút từ lá dừa trước khi quán mở cửa.
Tiu đã chia sẻ hình ảnh ống hút lá dừa của cô lên Facebook và clip minh họa làm ống hút này như thế nào. Sau đó, bài viết của Tiu có hàng chục nghìn lượt bình luận và chia sẻ.
Giới trẻ đang có xu hướng sử dụng ống hút thân thiện với môi trường. I.T
"Zero watse - không rác thải" càng ngày được nhắc đến nhiều hơn như một thông điệp để bảo vệ môi trường. Điều đáng chú ý, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang đẩy mạnh phong trào không rác thải bằng các "chiến dịch" như dọn rác, không sử dụng túi nilon, ống hút, ly nhựa...
Tại Việt Nam, nhiều quán cà phê, nhà hàng đang thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tre, ống hút inox, ống hút cỏ bàng, hay thậm chí cả bằng cọng... rau muống.
Theo Danviet
Chuyện lạ Hải Dương: Hàng trăm phụ huynh được ăn cơm bán trú trải nghiệm tại trường học "Thực đơn đa dạng, cách chế biến hợp với khẩu vị trẻ em, sử dụng triệt để các loại: hành, tỏi, hành tây, gừng trong từng món ăn và trong quá trình ăn cơm sẽ lồng ghép giáo dục ý thức, tác phong, tính tự lập cho học sinh", Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Sơn cho biết. Những ngày qua, câu chuyện...