Trường của hoàng tử Anh có học sinh nghi nhiễm nCoV
Trường của hoàng tử George và công chúa Charlotte, con hoàng tử Anh William và công nương Kate, cho 4 học sinh nghi nhiễm nCoV tự cách ly.
4 học sinh trường Thomas’s Battersea ở tây nam London, nơi hoàng tử George, 6 tuổi và công chúa Charlotte, 4 tuổi đang theo học, đã bị yêu cầu tự cách ly tại nhà để chờ kết quả xét nghiệm Covid-19. Hai trong số 4 học sinh này có các dấu hiệu giống cúm sau chuyến đi đến miền bắc Italy, quốc gia được xem là tâm dịch của châu Âu.
“Giống như tất cả các trường học khác, chúng tôi rất chú trọng những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sự lây lan của Covid-19 và chúng tôi đang tuân thủ hướng dẫn của chính phủ về phòng chống lây nhiễm, cũng như quản lý những trường hợp nhân viên, học sinh tiếp xúc với virus hoặc có bất cứ triệu chứng lây nhiễm nào”, Mirror dẫn thông báo của trường Thomas’s Battersea hôm 26/2.
“Chúng tôi hiện có lượng rất nhỏ học sinh được làm xét nghiệm và những cá nhân này đang ở nhà để chờ kết quả”, nhà trường cho hay, thêm rằng họ đảm bảo liên lạc giữa phụ huynh với ban giám hiệu nhằm chia sẻ, cung cấp các thông tin quan trọng. Trường cũng khẳng định giữ bí mật danh tính và thông tin của các học sinh nghi ngờ nhiễm bệnh.
Hoàng tử Anh William và công nương Kate đưa hai con là hoàng tử George và công chúa Charlotte tới trường Thomas’s Battersea hôm 5/9/2019. Ảnh: Reuters.
Hơn 40 trường học ở Anh bị ảnh hưởng bởi Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Italy, một số trường đã đóng cửa vô thời hạn. Song cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) khuyến cáo chung rằng các trường hiện không nên đóng cửa.
Nỗi sợ Covid-19 đang gia tăng ở châu Âu khi Pháp vừa báo cáo ca tử vong thứ hai và số người Italy nhiễm bệnh tiếp tục tăng. Italy hiện là ổ dịch Covid-19 lớn thứ tư trên thế giới, với 470 người nhiễm, chủ yếu ở vùng Lombardy và Veneto, nơi dịch bùng phát. Nước này đã ghi nhận 12 trường hợp tử vong, đa phần là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền. Bệnh nhân mới nhất ở Italy là một người đàn ông 69 tuổi.
Video đang HOT
Áo, Croatia, Thụy Sĩ đã phát hiện các ca nhiễm đầu tiên ở nước này liên quan tới Italy, trong khi Tây Ban Nha và Pháp ghi nhận những ca nhiễm mới, cũng là những người từng đến miền bắc Italy.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 48 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019. Toàn thế giới ghi nhận hơn 82.000 người nhiễm nCoV, hơn 2.800 ca tử vong và hơn 30.000 người bình phục. Nước Anh hiện ghi nhận 13 ca nhiễm nCoV, chưa có trường hợp nào tử vong.
Thomas’s Battersea nằm ở phía tây nam London, nổi tiếng là “ngôi trường hoàng gia” ở Anh, với mức học phí một năm gần 19.000 bảng (hơn 23.000 USD). Hoàng tử George và công chúa Charlotte lần lượt là những người thừa kế ngai vàng thứ ba và thứ tư của hoàng gia Anh, sau ông nội, Thái tử Charles, và hoàng tử William.
Mai Lâm (Theo Mirror)
Theo vnexpress.net
Bác sĩ, y tá tại Nhật Bản bị đồng nghiệp kỳ thị, gọi là 'mầm bệnh'
Đội ngũ y tế tham gia vào công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính những người đồng nghiệp xa lánh. Một bác sĩ còn bị cấm đặt chân đến bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Bác sĩ và y tá ở Nhật Bản tham gia vào công tác chống dịch Covid-19 bị cấp trên và đồng nghiệp xa lánh, kỳ thị. Con cái những người này cũng bị phân biệt đối xử ở trường học, theo South China Morning Post.
Theo đó, không ít người của đội ngũ y tế bị chính những người làm việc cùng gọi bằng cái tên "mầm bệnh", "mang theo virus", "nguồn lây nhiễm".
Hiệp hội Y khoa Nhật Bản (JDAM) đã nhận được hàng chục báo cáo về sự kỳ thị đối với các nhân viên y tế, bao gồm một trường hợp nam bác sĩ bị cấm đặt chân tới bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Nhiều nhân viên y tế tham gia công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính đồng nghiệp xa lánh. Ảnh: AP.
Con cái của lực lượng y tế cũng được yêu cầu ở nhà, thay vì đến trường như các học sinh khác.
Trước tình hình trên, JDAM đưa ra tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo, nhân viên y tế và trường học cần có hành động kịp thời để chấm dứt tình trạng này.
"Nhiều bác sĩ, y tá đã mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình để cứu những người khác. Song, họ lại bị đối xử bất công theo cách không thể tin được", bản báo cáo của Hiệp hội viết.
"Điều này nên được coi là một vấn đề vi phạm nhân quyền. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ và yêu cầu rằng tình hình cần được khắc phục", phía Hiệp hội nhấn mạnh.
Jun Okumura, nhà phân tích tại Viện Các Vấn đề Toàn cầu Meiji (Nhật Bản), cho biết thái độ phân biệt đối xử có thể lý giải từ việc thiếu hiểu biết của mọi người. Song, đối với những người làm trong lĩnh vực y tế, điều này thật khó chấp nhận.
Hành khách từ tàu Diamond Princess được kiểm tra sau khi rời tàu. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đưa ra văn bản yêu cầu hành động để chấm dứt sự phân biệt đối xử với những người nhiễm virus corona, áp dụng với cả lực lượng y tế tiếp xúc với người bệnh.
"Chính phủ, công dân, cộng đồng, những người có ảnh hưởng và phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự kỳ thị. Mỗi người nên có hành động ủng hộ, thay vì xa lánh khi tình hình dịch bệnh vẫn đang nghiêm trọng", theo WHO.
Chính phủ Nhật Bản hiện vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ về cách kiểm soát sự bùng phát của virus corona, bao gồm cả việc xử lý "ổ dịch nổi" Diamond Princess với hơn 600 người nhiễm bệnh. Tính tới ngày 23/2, số ca nhiễm tại Nhật đã lên tới 773 người.
Hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản thừa nhận 23 hành khách đã được cho phép rời tàu mà không thực hiện xét nghiệm cần thiết. Những người này đã sử dụng phương tiện công cộng sau khi rời khỏi khu vực cách ly.
Theo Zing
Nhân viên y tế chống nCoV ở Nhật bị phân biệt đối xử Nhiều y bác sĩ Nhật tham gia chống virus corona đang trở thành nạn nhân bị kỳ thị ở nơi làm việc và con cái họ bị bắt nạt tại trường học. Hiệp hội Y học Thảm họa Nhật Bản (JDAM) ngày 25/2 ra một thông báo kêu gọi người lao động, các nhân viên y tế và trường học hành động nhằm...