Trưởng công an xã gạ tình nữ sinh lớp 9
Ông Nguyễn Thanh Long, Trưởng Công an xã Tiên An dùng điện thoại nhắn tin tình dục, gợi tình đối với em Th.
Không những nhắn tin gạ tình, ông Nguyễn Thanh Long – Trưởng Công an xã Tiên An, huyện Tiên Phước, Quảng Nam, còn có hành vi sàm sỡ với nữ sinh lớp 9. Sự việc đang gây bức xúc trong dư luận.
Lấy điện thoại đổi tình
Liên tục thời gian gần đây, người dân xã Tiên An bức xúc trước hành vi của ông Nguyễn Thanh Long đối với em N.T.T.Th (SN 1998, học sinh lớp 9 Trường T. ở thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước).
Ông Nguyễn Thanh Long, Trưởng Công an xã Tiên An dùng điện thoại nhắn tin tình dục, gợi tình đối với em Th.
Theo đơn trình bày của Th với cơ quan chức năng: “Khoảng đầu tháng 6.2012, ông Long cho em một điện thoại Samsung 2 sim, có số điện thoại là 0169.3306… và số 0169.611… Cách một tuần sau, ông Long nhắn tin vào điện thoại nói là cho điện thoại để làm “chuyện ấy” nghe!
Em không hiểu “chuyện ấy” là chuyện gì. Sau đó, cứ mỗi chiều chủ nhật, ông Long xuống nhà ôm em và sờ soạng khắp người em, đồng thời cho em lúc 20.000, 30.000, 50.000 đồng. Có một lần ông Long tập huấn ở TP.Tam Kỳ nhắn tin về hỏi em thích điện thoại mới không sẽ mua cho để vừa nghe nhạc, chụp hình.
Nói xong, ông Long mua điện thoại mới và nói: Đưa “cái nớ” cho bác rồi bác cho điện thoại. Th nói: Con sợ, không dám. Ông Long nói: Sợ cái chi, có bao cao su, có biện pháp hết rồi, đừng sợ. Nhưng em cương quyết không. Cứ mỗi lần sờ soạng cả người em xong, ông Long không quên dặn rằng đừng nói cho ai biết, nếu biết sẽ bị ba, mẹ đánh…”
Chị Đoàn Thị H – mẹ cháu Th – nức nở: “Khi tôi phát hiện cháu Th có điện thoại, tôi hỏi thì cháu Th nói bác Long cho. Tôi nghi ngờ chuyện này lâu lắm rồi vì cứ đến chủ nhật hàng tuần ông Long hay xuống nhà tôi. Đến khoảng 8 giờ sáng ngày 19.8.2012, tôi mới bắt tận tay ông Long đang có hành vi đồi bại với con gái tôi”.
Chị H kể tiếp: “Vào lúc đó, Th nằm ở phòng khách xem tivi, còn tôi đang nằm trong buồng phía sau nhà bếp. Ông Long tưởng vợ chồng tôi ra đồng, không có ở nhà nên sờ soạng người cháu Th. Nghe tiếng con gái kêu: Đau con quá bác Long ơi!, tôi vớ lấy cây chổi chạy lên. Nhưng chưa kịp đánh, ông Long đã bỏ chạy ra khỏi nhà”.
Sợ dư luận đàm tiếu không hay cho con gái nên gia đình đã chuyển cháu Th từ Trường THCS X (xã Tiên An) xuống Trường THCS T, cách nhà 10km để học. Sau đó, gia đình đã làm đơn tố giác ông Long và bàn giao hai chiếc sim cho cơ quan chức năng (còn điện thoại, do bức xúc quá nên chị H đã đập bể).
“Thế nhưng không hiểu sao, đã đầu tháng 12.2012 rồi, ông Long vẫn chưa được xử lý theo quy định” – chị Hảo bức xúc.
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Long- Trưởng Công an xã Tiên An, thừa nhận: “Sáng 19.8.2012 tôi có vào nhà Th nhưng vào tích tắc rồi ra”. Ông Long phủ nhận việc cho điện thoại cho Th: “Tôi không cho chiếc điện thoại di động nào cho cháu Th, cũng không nhắn một tin nhắn nào vào máy điện thoại di động của cháu Th. hết. Tôi làm trưởng công an xã 12 năm rồi nên hiểu biết pháp luật chứ, ai đi làm chuyện đồi bại ấy…”.
Có nhắn tin “tình dục, gợi tình”
Công văn số 190 của Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Tiên Phước gửi cho Đảng ủy, UBND xã Tiên An có đoạn sau: “Vào khoảng tháng 4-5 năm 2012, ông Nguyễn Thanh Long phát hiện một vụ sử dụng mìn để đánh bắt cá trên suối nên đã đến kiểm tra. Đối tượng bỏ chạy để lại một chiếc điện thoại di động Samsung Viettel nên ông Long đã thu giữ chiếc điện thoại nhưng không lập hồ sơ vụ việc, không lập biên bản thu giữ chiếc điện thoại này.
Sau đó, ông Long đã sử dụng chiếc điện thoại này vào mục đích cá nhân, đem cho cháu N.T.T.Th. Ngoài ra, ông Long còn nhiều lần sử dụng số thuê bao 0986.243955 nhắn tin vào số điện thoại 0169.3306… và số 0169.611… của cháu Th mang nội dung “tình dục, gợi tình”.
Video đang HOT
Hành vi của ông Long đã vi phạm đạo đức Đảng viên và nhân cách, đạo đức người công an, gây dư luật xấu trong nhân dân. Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Phước thông báo hành vi vi phạm của ông Long và đề nghị Đảng ủy, UBND xã Tiên An có hình thức kỹ luật đối với ông Long theo thẩm quyền”.
Ông Phan Anh Chuyên – Bí thư Đảng ủy xã Tiên An, khẳng định: “Sau khi sự việc xảy ra vào sáng ngày 19.8.2012, mẹ cháu Th có đến nhà tôi kể hết mọi chuyện. Sau đó, công an huyện có lên làm việc và điều tra xác minh.
Bí thư Huyện ủy Tiên Phước cũng trực tiếp chỉ đạo điều tra, xác minh để xử lý. Ban Thường vụ Đảng ủy xã họp yêu cầu đồng chí Long giải trình nhưng đến nay ông Long vẫn chưa chịu viết. Nếu ông Long vẫn không chịu viết bản tường trình, chúng tôi sẽ dựa theo kết luận của cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi vi phạm của ông Long”.
Theo 24h
Những tử tù "lỡ" chuyến đò về âm phủ
Trong cuộc chiến khốc liệt phòng chống tội phạm ma tuý nơi "tuyến lửa" Tây Bắc, hàng ngàn tên tội phạm đã bị bắt và phải trả giá cho tội ác của mình trong các trại giam hay nghiêm khắc hơn là bản án tử hình.
Nhưng cũng có rất nhiều tội phạm đã "lỡ chuyến đò về âm phủ" vào những ngày cuối cùng của cuộc đời nhờ chính sách khoan hồng của pháp luật. Đây thể hiện nguyên tắc nhân đạo cũng như sự ưu việt của pháp luật nước ta đối với những người lầm lỗi nhưng biết ăn năn, hối cải...
Và Thị Mỷ: Phạm nhân nữ đầu tiên được tha tội chết ở Tây Bắc
Mùa thu này là năm thứ 11 Và Thị Mỷ (còn có tên khác là Và Thị Mo hay Vừ Thị Mò) phải sống kiếp tù đày. Sinh năm 1070, người phụ nữ dân tộc Mông nổi tiếng xinh đẹp và thuỳ mị từng có cuộc sống bình yên và hạnh phúc với một gia đình lớn ở bản Ca Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên (Điện Biên). Nhưng như ma đưa lối quỉ dẫn đường, vì nhẹ dạ cả tin cô bị lôi kéo tham gia vào một đường dây ma tuý và đã phải trả giá bằng bản án tử hình khi đang còn xuân sắc.
Một ngày đầu tháng 3/2001, Mỷ nhận "nhiệm vụ" chuyển 2 bánh heroin xuống thị trấn Mường Thanh giao cho một khách sộp từ dưới Hà Nội. Thời điểm đó Tây Bắc đang bắt đầu vào mùa gió Lào hanh hao, khô nẻ, nhưng để nguỵ trang số ma túy giấu trong cạp váy, Và Thị Mỷ cuốn thêm một chiếc khăn, kèm theo chiếc áo khoác rộng thùng thình. Chính sự "cẩn thận" của Mỷ không khác gì "lạy ông tôi ở bụi này", cô rơi vào tầm ngắm của các trinh sát. Và Thị Mỷ bị tổ công tác của Công an thị xã Điện Biên Phủ bắt quả tang với tang vật 2 bánh heroin giấu trong người...
Hồi đó Điện Biên với trọng điểm là xã Na Ư bắt đầu nổi lên là một vùng đất nóng bỏng về tội phạm ma tuý, nhưng số sơn nữ tham gia vào các đường dây còn rất hiếm hoi. Từ ngàn đời nay, phụ nữ người dân tộc thiểu số chỉ như cái bóng của chồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên các mảnh nương cằn khô khát, hiếm khi can dự vào việc lớn của gia đình và cộng đồng. Và Thị Mỷ bị bắt thực sự làm dư luận ở vùng biên viễn nghèo khó rúng động bởi gia đình cô trước nay vẫn được biết đến với một nhân thân sạch sẽ.
Thượng tá Nguyễn Huy Dự, Trưởng Công an thị xã khi đó trực tiếp dẫn chúng tôi xuống gặp Và Thị Mỷ. Cô vận trang phục người Mông, ngồi dúm dó với vẻ mặt đầy sợ hãi ở góc bàn chứng kiến các cơ quan chức năng lấy mẫu tang vật và niêm phong 2 bánh heroin. Đôi mắt đẹp của Mỷ cụp xuống buồn thê thảm. Mỷ không biết chữ và tiếng Kinh cũng chỉ bập bõm nên các điều tra viên phải lấy cung qua người phiên dịch. Cô lóng ngóng và run rẩy khi cán bộ làm thủ tục lăn tay và điểm chỉ vào biên bản ghi lời khai...
Toà sơ thẩm rồi phúc thẩm đều tuyên án Và Thị Mỷ tử hình về hành vi vận chuyển trái phép ma tuý. Và cũng chỉ đến lúc đó, cô mới thực sự biết mình phải đối mặt với cái chết. Thượng tá Đặng Trọng Hiệp, Phó giám thị Trại tạm giam C10 kể lại rằng Mỷ thực sự đã bị sốc vì không hề biết hậu quả sẽ đến với mình khi thực hiện hành vi phạm tội. Cô khóc lóc, kêu gào và không chịu ăn uống. Đêm nào cũng thế, khi cả khu trại đã chìm vào giấc ngủ thì từ dãy buồng biệt giam K1 lại cất lên tiếng khóc nỉ non, ai oán. Mỷ khóc nhiều lắm, khóc chán lại quay sang nói nhảm; ôm gối ầu ơ ru con ngủ.
Khu biệt giam K1 vốn chỉ dành cho phạm nhân chờ ngày ra pháp trường nên khi màn đêm buông xuống thì chẳng kẻ nào dám ngủ. Tiếng khóc, tiếng ru con ời ời bằng tiếng Mông của Mỷ làm cho không khí ở đây càng thêm thê lương, ảm đảm. Phòng ngừa Mỷ có hành động dại dột, Ban giám thị đã thường xuyên thăm hỏi, động viên và bố trí người giám sát cô. Ít ngày sau phiên toà phúc thẩm, Mỷ dần lấy lại bình tĩnh và đồng ý nhờ người đứng tên viết hộ đơn gửi Chủ tịch nước xin tha tội chết.
Hồi đó, Khu K1 có đến 15 phạm nhân lãnh án tử hình (hầu hết là tội phạm ma tuý), nửa đêm về sáng khi có tiếng lẻng xẻng, tiếng bước chân vội vã, tiếng rít của cánh cửa sắt đồng nghĩa báo hiệu một người lại... ra đi. "Hàng xóm" với Mỷ là phạm nhân Nguyễn Thị Hoa, 54 tuổi, quê ở Đội 4, Thanh Yên (huyện Điện Biên). Hoa bị kết án tử hình về hành vi mua bán trái phép 4 bánh heroin. Nằm cách nhau một bức tường dày nhưng mỗi khi màn đêm buông trùng, Hoa và Mỷ lại gõ ám hiệu rồi giãi bày tâm sự. Kém Hoa 12 tuổi, Mỷ vẫn gọi Hoa là cô xưng cháu.
Được cán bộ động viên, thăm hỏi và từ ngày có "bạn" tâm tình dường như Mỷ đã bình tâm trở lại. Nhưng sau khi Nguyễn Thị Hoa đi "trả án", Mỷ lại rơi vào trạng thái suy sụp, lo sợ và tuyệt vọng. Đêm hôm đó, cán bộ quản giáo đi kiểm tra các buồng như thường lệ đã kịp thời phát hiện và cứu sống Và Thị Mỷ. Cô dùng chiếc khăn vẫn vận bên người để treo cổ quyên sinh...
"Cháu đã hai lần cận kề cái chết và đều được cứu sống, ơn này cháu trả đến kiếp sau cũng không hết" - Mỷ đã xúc động bật khóc và nói như vậy trong buổi công bố quyết định của Chủ tịch nước ân giảm từ tử hình xuống tù chung thân. Cô cũng là phạm nhân nữ đầu tiên ở Lai Châu (cũ) phạm tội ma tuý được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật. Sau hôm công bố quyết định, niềm vui đã vỡ òa khi Mỷ được gặp bố mẹ và 5 đứa con của mình sau 751 ngày xa cách tưởng không có ngày gặp lại...
Gần đây gặp Và Thị Mỷ ở Trại 5 Thanh Hoá sau 10 năm được tha tội chết, hình như cô dửng dưng và thách thức cả với sự nghiệt ngã của thời gian và cuộc sống chốn lao tù. Mỷ vẫn trẻ và mặn mà hơn cái ngày cận kề cái chết dù bây giờ cô đã lên chức... bà ngoại (con gái đầu Mỷ sinh năm 1989). Không chỉ vậy, cô còn được học chữ và biết biên thư về cho bầy con ở Na Ư. Mỷ tâm sự rằng sau 2 lần được cứu sống, cô càng trân trọng cuộc sống hơn.
Cuộc đời Và Thị Mỷ đã thực sự bước sang một trang mới dù đường về còn xa ngái. Niềm an ủi và là động lực để Mỷ phấn đấu cải tạo tốt là 5 đứa con ở quê nhà. Dù mẹ dính vào lao lý nhưng các con của cô đã vượt qua bao nỗi khó khăn, nhọc nhằn, vượt lên cả những lời thị phi cay nghiệt để sống và học tập tiến bộ...
Sự "trở về" của tử tù từng là bí thư chi đoàn
Người ta nói rằng cuộc đời mỗi người chỉ sinh ra một lần, sống một lần và chết cũng một lần nhưng với Vừ A Tủa, sinh năm 1978 ở bản Ca Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên lại không phải như vậy. Bởi quyết định ân giảm từ tử hình xuống chung thân của Chủ tịch nước như đã sinh ra Vừ A Tủa một lần nữa, Vừ A Tủa được trở về với cuộc sống tưởng như đã cận kề với cái chết.
Sau 180 ngày dằng dặc nằm ở khu biệt giam K1 của Trại tạm giam Công an tỉnh Điện Biên, anh ta chính thức "lỡ chuyến đò về âm phủ" khi đích thân Thượng tá Nguyễn Trọng Trường, Giám thị Trại tạm giam trực tiếp đọc quyết định ân giảm của Chủ tịch nước. Giây phút thoát khỏi bàn tay thần chết thật vui mừng khó tả, Tủa sống trong tâm trạng lâng lâng cả tháng trời, và đến hôm nay trong câu chuyện với chúng tôi, anh ta vẫn líu ríu vì hạnh phúc...
Vừ A Tủa.
Trước khi dính vào vòng lao lý, Vừ A Tủa từng là tấm gương sáng cho đám thanh niên ở Na Ư. Từ lâu thung lũng đẹp như tranh vẽ này đã bị ma túy hoành hành đến xơ xác, thế hệ 7X được ăn học tử tế như Tủa không nhiều, chưa kể mỗi năm lại lác đác có người dính vào ma túy, bị bắt hoặc phải trốn chạy nơi xứ người. Vốn nhanh nhẹn, hoạt bát, Vừ A Tủa nhanh chóng "phất" về "quan lộ", được tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư rồi làm quyền Bí thư đoàn xã Na Ư.
Gần 5 năm làm Phó Bí thư, hơn một năm làm Bí thư xã đoàn Vừ A Tủa đã làm được nhiều việc, đưa phong trào tuổi trẻ ở Na Ư vốn trầm lắng bao năm phát triển có nét có hình hơn. Ghi nhận lớn nhất trong thời gian Tủa tham gia công tác đoàn thể là khuấy động được phong trào thanh niên làm kinh tế trang trại, tham gia xoá đói giảm nghèo.
Hồi đó, trong cuộc họp với lãnh đạo chủ chốt ở xã, Vừ A Tủa thay mặt tuổi trẻ ở 6 bản: Con Cang, Na Ư, Búng Bửa, Na Láy, Ca Hâu và Hua Thanh bày tỏ sự quyết tâm vươn lên thoát đói nghèo, tiên phong không trồng, không mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý. Nhưng đời chẳng học được chữ ngờ, Vừ A Tủa bị các trinh sát của Đồn Biên phòng Tây Trang bắt quả tang về hành vi vận chuyển trái phép 6 bánh heroin (trọng lượng 2,1kg). Với lượng ma tuý này, Tủa đã tự định đoạt số phận của mình, và nếu chiếu theo qui định của luật pháp, anh ta sẽ đối mặt với bản án tử hình và phải bắn đến... 7 lần mới hết tội!
Trời cuối thu Tây Bắc se lạnh nhưng trên trán Tủa lấm tấm mồ hôi, anh ta run rẩy co mình lại trên ghế khi hồi tưởng về những ngày nằm ở khu biệt giam chờ thi hành án tử hình. "Đấy là chuỗi ngày thật kinh khủng đối với tôi. Anh sẽ không bao giờ hình dung được cảm giác phải nằm trong phòng biệt giam, bị còng chân và đếm từng giờ, từng phút để chờ đợi cái chết đang gấp gáp đến với mình. Mấy lần tôi định tự sát nhưng lại không dám. Cứ nghĩ đến giây phút phải ra pháp trường thì tay chân tôi lại bủn rủn, đầu óc u mê, mụ mẫm".
Vừ A Tủa.
Sau 2 lần ra Toà và đều bị kêu án tử hình, Vừ A Tủa mất hết nhuệ khí để sống. Cả ngày Tủa chỉ khóc ròng, than thân trách phận. Tủa bảo mất ngủ vì sợ chết một phần nhưng anh ta thương vợ con. Vợ Tủa là Lý Thị Say, người đàn bà tảo tần giờ đây đang vật vã với mảnh nương cách nhà cả chục cây số để kiếm cái ăn, nuôi dạy 4 đứa con khi chồng bị khép vào tội chết. Dù biết là mong manh nhưng được sự động viên của cán bộ quản giáo, Vừ A Tủa viết đơn xin pháp luật mở lượng khoan hồng. Tủa nói rằng "Chỉ khi người ta cận kề cái chết mới thấy sự sống quí giá biết chừng nào. Nếu như trước đó tôi trắng đêm vì sợ chết thì sau khi giám thị công bố quyết định của Chủ tịch nước nhiều tuần tôi vẫn không thể ngủ được vì mừng. Tôi như được sinh ra lần thứ hai...".
Với hành vi vận chuyển trái phép tới 6 bánh heroin, bản án tử hình dành cho Vừ A Tủa là đúng người, đúng tội. Nhưng căn cứ theo nhân thân của Tủa (gia đình từng có nhiều thế hệ tham gia và có đóng góp cho cấp ủy, chính quyền địa phương), sự ăn năn hối cải và sự hợp tác tích cực với cơ quan điều tra trong mở rộng vụ án nên Vừ A Tủa được Chủ tịch nước tha tội chết. "Bản án chung thân với tôi không phải là dài vì giờ đây tôi luôn tin tưởng vào sự phấn đấu và tiến bộ của mình. Chắc chắn có ngày may mắn sẽ mỉm cười, tôi sẽ lại được Đảng, Nhà nước và Ban giám thị quan tâm, được đặc xá, được giảm án" - Vừ A Tủa lạc quan. Với Tủa, được sống đã là hạnh phúc và ngày được trở về với vợ, nhất là đứa con gái bé bỏng là động lực để anh ta phấn đấu, hoàn thiện lại mình trên con đường hoàn lương làm lại cuộc đời.
Pháp luật mở lối về
Thượng tá Lầu A Tính, Phó giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Điện Biên là một trong những người phải chứng kiến nhiều câu chuyện buồn vui nhất của nghề "cai ngục" ở vùng đất cực Tây Bắc. Trưởng thành từ trinh sát ma túy, mấy chục năm đối đầu với biết bao tên tội phạm nguy hiểm, anh chẳng lạ gì bản chất của chúng; ranh ma, quỉ quyệt, lúc bị truy bắt thì lồng lên như con thú, sẵn sàng ăn thua với lực lượng Công an nhưng đến khi vào trại thì tên nào tên nấy đều "anh hùng rơm" cả.
Dù không muốn nhưng Thượng tá Tính và đồng đội vẫn phải chứng kiến nhiều cuộc ra đi không trở lại của phạm nhân lãnh án tử hình. Cho đến bây giờ, anh vẫn nhớ như in vụ án Vàng A Pó, 38 tuổi, ở Na Ư vận chuyển trái phép 5 bánh heroin. Khi còn ở đơn vị PC47, anh chính là người đã tham gia chuyên án bắt Pó và đồng bọn. Chỉ một bị cáo trong đường dây tội ác này may mắn thoát tội chết, còn Vàng A Pó và 2 tên nữa thì không. Với vai trò cầm đầu tích cực, trực tiếp tham gia mua bán, vận chuyển ma tuý, tàng trữ và sử dụng vũ khí quân dụng trái phép...
Vàng A Pó đã phải tự đánh dấu chấm hết cho cuộc đời của mình. Hôm đi "trả án", Pó đã bình tĩnh chấp nhận cái chết và không quên gửi lời cảm ơn tới Ban giám thị, nhất là Thượng tá Tính - người đã luôn ở bên anh ta trong những ngày cuối cùng của cuộc đời tội lỗi. "Mọi tội ác đều phải trả giá âu cũng là lẽ công bằng nhưng giá như xã hội không còn cái ác thì có lẽ sẽ không mất thêm một mạng sống dù kẻ đó là tội phạm, thậm chí từng phạm tội ác tày trời..." - ánh mắt của vị sĩ quan dạn dày sương gió trở nên khắc khoải, chất chứa bao nỗi niềm.
Thượng tá Tính trải lòng: "Hầu hết phạm nhân khi bị kết án tử hình đều suy sụp mất niềm tin trong cuộc sống. Cán bộ quản giáo phải dành sự quan tâm đặc biệt với họ, động viên, chia sẻ, giúp đỡ họ. Nhiều người ban đầu quậy tơi bời, thậm chí còn chửi rủa, ném đồ vào quản giáo hay người vào dọn buồng nhưng sau nhiều lần gặp cán bộ quản giáo, họ đã bình tĩnh trở lại, viết đơn xin tha tội chết và hy vọng".
Đại uý Phạm Hạ Long, quản giáo khu biệt giam tử hình Trại tạm giam Noong Bua kể về trường hợp của phạm nhân Lường Thị Thưởng, 44 tuổi, ở Đội 5, xã Thanh Xương, Điện Biên. Thưởng bị bắt trong đường dây mua bán, vận chuyển 6 bánh heroin từ Điện Biên về Hà Nội. Khi ra toà, có đến 4/7 bị cáo bị tuyên án tử hình, chị ta đã chán nản, nhiều lần dọa tự sát nhưng rồi được cán bộ động viên, Thưởng đã dần lấy lại niềm tin vào cuộc sống và chính nghĩa.
Lường Thị Thưởng.
Ngày 5/3/2008, sau 3 năm bị bắt, Lường Thị Thưởng đã được tha tội chết. Bây giờ Thưởng đang thụ án tại Trại giam Phú Sơn 4, với cô được tha tội chết đến bây giờ vẫn như một giấc mơ. Cô là một trong những phạm nhân tích cực lao động cải tạo, hy vọng được ân xá, giảm án phạt tù để sớm trở về với cuộc đời...
Nhân đạo là một nguyên tắc của luật pháp nước ta. Trong quá trình xét xử, Tòa án bao giờ cũng đề cao các tình tiết giảm nhẹ, có lợi cho các bị cáo. Ngay cả khi bị tuyên án tử hình các bị cáo vẫn được quyền viết đơn xin Chủ tịch nước tha tội chết. Pháp luật đã kế thừa truyền thống và đạo lý ngàn đời của ông cha ta là "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" để mở lối về cho những người lầm lỗi thực sự biết ăn năn, hối cải. 5 năm trở lại đây, chỉ tính riêng ở Trại tạm giam Công an tỉnh Điện Biên đã có 12 phạm nhân được Chủ tịch nước ân giảm từ tử hình xuống tù chung thân. Tất cả đều là phạm tội về ma tuý, trong đó có 2 người nước ngoài.
Người được hưởng "ân sủng" gần đây nhất chính là Vừ A Tủa, được Chủ tịch nước ký quyết định ân giảm ngày 8/7/2012. Càng có ý nghĩa nhân văn hơn khi họ đều còn rất trẻ (có bị cáo sinh năm 1991), điều đó có nghĩa sau khi được tha tội chết, một trang mới của cuộc đời đã mở ra cho những người lầm lỗi; họ thực sự được tạo cơ hội trở về với gia đình và cuộc sống đời thường.
Cùng với Vừ Thị Mỷ, Vừ A Tủa, thời gian qua ở Trại tạm giam Công an tỉnh Điện Biên đã có thêm nhiều phạm nhân từ "cõi chết" trở về, đó là Sùng A Mua, Sùng A Dũng, Vàng A Sùng ở xã Na Ư, huyện Điện Biên; Lò Văn Tình, Lường Văn Phong ở bản Kép, Chiềng Sinh (Tuần Giáo), Hạng Khua Ly ở Pú Nhi, Điện Biên Đông; Ly A Lai, Thào Nén ở bản Pa Hốc, huyện Mường Mày, Phong Sa Lỳ (Lào)... Đây là những tội phạm ma tuý đều bị tuyên án tử hình nhưng tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thực sự ăn năn hối cải đã được Chủ tịch nước tha tội chết vào những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Sùng A Dũng.
Vẫn biết ngày về còn dài lắm nhưng sau khi "lỡ chuyến đò về âm phủ", họ càng thấm thía và cảm nhận điều quí giá của cuộc sống. Pháp luật luôn công bằng nhưng lại luôn vị tha cho những người lầm đường lạc lối biết hối cải. Lúc chia tay, Vừ A Tủa phấn khởi khoe với tôi bức thư của cô con gái út Vừ Thị Pa, đang học lớp 3.
Sùng A Mua.
Nhìn ánh mắt ầng ậc nước mắt vì xúc động của Tủa, tôi biết anh ta thực sự ân hận và đang sám hối về hành vi rồ dại của mình để hôm nay giông bão đổ ập xuống gia đình của anh ta. Cũng như nhiều phạm nhân "thoát" án tử hình khác, Vừ A Tủa ngộ ra nhiều điều và nhắn nhủ những bạn trẻ đừng bán mình cho cám dỗ mà vi phạm pháp luật, rồi tự mình đóng sập cánh cửa cuộc đời khi vẫn còn rất trẻ...
Theo 24h
Trưởng công an xã đã "giúp" Dương Chí Dũng bỏ trốn như thế nào? Ông Hiển cho biết, Vũ Văn Sáu đã mượn danh mình, làm sổ hộ khẩu giả, sau đó đề nghị làm CMND cho Hoàng Văn Linh dán ảnh Đồng Xuân Phong. Dương Chí Dũng Theo nguồn tin riêng của PV, ngày 9/11 (1 ngày trước khi Vũ Văn Sáu - Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng, bị bắt),...