Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội – “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”
Ngày 19/11, trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội (cơ sở 1 Bắc Ninh) đã tổ chức kỉ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, là dịp để mọi người và toàn xã hội tôn vinh nghề dạy học, một nghề mà như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Giáo sư, tiến sỹ, hiệu trưởng Lê Trung Hải phát biểu trong buổi tọa đàm
Ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Theo đó, nghề dạy học và các thầy cô giáo được xã hội hết sức quan tâm, tôn vinh và coi trọng.
Trong cuộc sống, khi nghĩ về đạo nhà giáo và công việc của chúng ta đang làm, chúng ta vui trước sự vinh danh của xã hội với thầy cô giáo có những đóng góp thầm lặng và hiệu quả trong sự nghiệp trồng người. Đó cũng là một lẽ giản đơn bởi thầy cô chính là người truyền lửa – ngọn lửa của khoa học, của niềm tin, của cái đúng, cái đẹp. Truyền cái đạo làm người, truyền nghề cho các thế hệ trẻ, khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ ngọn lửa tâm hồn, ngọn lửa yêu thương và trách nhiệm đối với cộng động với xã hội.
Nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh Bắc Ninh và một số cơ quan thông tấn báo chí về chúc mừng nhà trường.
Trường cao đẳng Y Dược Hà Nội tiền thân là trường Trung cấp Y Dược Thăng Long, trải qua hơn một thập kỷ, nhà trường đã không ngừng phát triển và trưởng thành, đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ y tế có tay nghề cao trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đây là tiêu điểm cho sự phát triển mang tính đột phá của nhà trường, góp phần trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế Việt Nam trong thời kỳ mới, khẳng định theo triết lý nhân sinh của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Đảm bảo về chất và lượng
Xác định được tầm quan trọng và thực hiện sứ mạng của mình, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội không ngừng đổi mới, tăng cường quản lý công tác đào tạo cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp và thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo một cách tốt nhất.
Các thầy cô trường cao đẳng Y Dược Hà Nội cùng chụp ảnh lưu niệm nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày nhà giáo Việt Nam.
Nâng cao chất lượng đầu vào trong công tác tuyển sinh, tăng cường triển khai công tác tư vấn, hướng nghiệp tại các trường THPT, giúp cho học sinh hiểu rõ về ngành nghề nhà trường đang đào tạo, để từ đó học sinh có ý thức về nghề nghiệp, lựa chọn được cho mình ngành nghề theo sở thích, phù hợp với điều kiện gia đình với khả năng của bản thân.
Áp dụng chương trình đào tạo mới, cập nhật những nội dung, những tiến bộ khoa học mới thuộc ngành học đang được áp dụng thực tế. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng, sát với thực tế, đào tạo lý thuyết gắn với thực hành, tăng cường các nội dung chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuẩn nghề nghiệp nhằm đạt được mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng.
Hoàn thiện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị.
Video đang HOT
Đông đảo học sinh sinh viên tham dự lễ
Chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thực tập đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đúng các quy định nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo một cách tốt nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Đề cao công tác giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho sinh viên.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo theo định kỳ để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, sử lý những tồn tại nhằm mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo, đảm bảo được các mục tiêu đề ra.
Thực hiện mô hình Viện – Trường, là mô hình lý tưởng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành, giúp sinh viên có được những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp chuẩn theo thực tế.
Giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách cho sinh viên, luôn quan tâm đến các hoạt động phong trào, tạo cho sinh viên có nhiều sân chơi bổ ích, bồi dưỡng kỹ năng sống, giúp sinh viên tự tin, có thêm hành trang lập thân, lập nghiệp sau khi ra trường.
Thành tựu đạt được
Nhà trường luôn tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức thi tay nghề sinh viên, hội giảng giáo viên. Trường cũng đã tham gia nhiều chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức như: Tham gia xây dựng vườn hoa lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn; Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sĩ năm 2019 tại tỉnh Quảng Trị với số tiền 70 triệu đồng; Tham gia Đoàn đại biểu các Hiệu trưởng của các trường Cao đẳng Việt Nam sang tham quan, học tập và giao lưu với trường Cao đẳng Kỹ thuật Vân Nam tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức.
Nhà trường đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp quan trọng và có hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế, được xã hội đánh giá cao, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Bắc Ninh ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý.
Năm 2017, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tự hào là một trong các trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, lựa chọn ngành, nghề trọng điểm theo cấp độ quốc gia và khu vực giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025 với ba mã ngành: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh;
Quý đại biểu và cựu sinh viên của Trường về dự lễ
Cũng trong năm 2017, Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì ” Đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước năm 2017″.
Năm 2018, Nhà trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen vì “Đã có nhiều thành tích trong công tác Giáo dục nghề nghiệp năm học 2017 – 2018″.
Các thầy cô biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11
Có được những thành tựu đó là do công lao của tất cả các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trường, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo có vai trò hết sức to lớn. Trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, thế hệ các thầy cô giáo của Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội đã đưa nhà trường từng bước phát triển, mãi là những tấm gương sáng về sự nỗ lực cố gắng và lòng yêu nghề cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập. Thế hệ các thầy cô giáo hiện nay sẽ tiếp tục phấn đấu để kế tục xứng đáng truyền thống các thế hệ đi trước, đưa Nhà trường từng bước phát triển vững chắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn.
Theo kinhtenongthon
Nhà báo Thu Hà: Đừng tặng quà rồi "đẩy hết trách nhiệm lên vai thầy cô"
Mình thích tặng cô vào cuối năm, sau khi con đã học xong rồi, như 1 lời cảm ơn, chứ không hàm ý gửi gắm nhờ vả và kỳ vọng.
Ngày 20/11, trường con mình có thông báo "không nhận hoa, quà tặng, phong bì của phụ huynh". Bánh kem cũng bị từ chối.
Trường còn thả nhẹ 1 câu: "Rất mong ba mẹ giúp thầy cô thực hiện đúng quy định của nhà trường!".
Thế là phụ huynh khá bối rối. Bởi nhiều chục năm nay, ngày này vẫn là ngày của hoa và quà.
Cô Nguyễn Phương Hoa kể: Một đồng nghiệp Đức của mình, giáo viên THCS tại Berlin, nhân dịp Noel nhận được chiếc khăn lụa từ một học sinh châu Á. Nhưng cô ấy rất bất an và lo lắng. Nói thế nào cô ấy cũng lắc đầu quầy quậy. Vì một đồng nghiệp của cô ấy đã bị phạt 4.000 Euro (khoảng 103 triệu đồng) chỉ vì đã nhận món quà từ các phụ huynh.
..."Cho tôi xin lỗi, tôi hiểu tấm lòng của bà nhưng tôi không được phép nhận quà, tôi không muốn mất việc".
Ở Đức, tặng quà có giá trị trên 15 Euro (khoảng 385.000 đồng), không chỉ cô giáo chịu hình phạt ấy mà đến cả các phụ huynh học sinh cũng đang có nguy cơ bị truy cứu.
Không biết bao nhiêu lần học trò Cao học cứ hỏi mình làm cách nào để tri ân công lao các thầy cô (họ muốn tri ân bằng "phong bì"). Mình bảo: "Các anh chị cứ học cho tử tế, làm việc cho nghiêm túc, đấy là cách tốt nhất các anh chị tri ân chúng tôi".
"Thầy cô cũng như mọi người bình thường, họ cũng có lúc sai, lúc đúng" (Ảnh minh họa).
Mình thấy xã hội ta rất giỏi xô đẩy những điều hay lệch qua 1 bên thành "xéo xẹo xèo xeo".
Nói: "Tôn sư trọng đạo", nghề giáo là nghề cao quý nhất, rồi tung hô, rồi ép "tiên học lễ", là cũng chưa hẳn đã tốt cho thầy cô đâu ạ. Thầy cô cũng như mọi người bình thường, họ cũng có lúc sai, lúc đúng. Lúc hiền hoà, khi tức giận, lúc nghiêm nghị, khi thư giãn.
Nhưng nếu bị đẩy lên quá cao thì có nghĩa là khi giáo viên sai, học sinh vẫn phải tuân thủ, phục tùng. Khi đó, cái sai đó sẽ bị đẩy tới mức độ kinh khủng. Như quả cầu tuyết, càng lăn xa càng to lên.
Nói: "Trăm sự nhờ thầy" là chúng ta đang đặt quá nhiều trách nhiệm và kỳ vọng vào vai giáo viên.
Trong khi, dòng máu chảy trong tim con, cấu trúc não bộ của con, những ký ức, những tổn thương con đã phải chịu, tiềm thức của con... đều do ba mẹ cả.
Mình thấy nhiều ba mẹ rất nỗ lực tìm trường, tìm thầy cho con. Sẵn sàng chạy xe rất xa để cho con được học thầy tốt. Sẵn sàng làm lụng như thiêu thân để có tiền nộp học phí những khoá học đắt nhất cho con.
Nhưng ở nhà thì, hoặc là nuông chiều con, hoặc là bạo lực với con, hoặc là nói đủ thứ chuyện tiêu cực của cuộc sống trong bữa cơm chung... trống đánh xuôi, kèn thổi ngược vậy thì khó cho giáo viên lắm.
Đố các bạn, giữa 2 kiểu học sinh này, thầy cô sẽ muốn dạy ai hơn:
- Một học sinh có phong bì dày, nhưng kể khắp nơi là mình đã "đút" cho giáo viên bao nhiêu, thản nhiên oang oang về "văn hoá phong bì", "đi chùa Thầy", bài thì không học, ngồi trong lớp thì nghịch phá, giáo viên nói thì vênh váo cãi, hơi chút là vác điện thoại ra doạ quay phim, chụp hình cô...
- Một học sinh không có phong bì, chỉ có tinh thần tự giác, ham học hỏi, có kỷ luật tốt trong giờ học, kiên trì vượt qua khó khăn, cư xử đúng đắn, phản biện hoà nhã, biết chia sẻ, biết cảm ơn xin lỗi,...
Mình thì vẫn tin ba mẹ là người thầy lớn nhất của con cái. Mái nhà là trường học đầu tiên và quan trọng nhất của con.
Ba mẹ ạ, đừng đẩy hết trách nhiệm lên vai thầy cô.
Nói thật là xưa nay mình cũng vẫn tặng quà giáo viên, nhưng mình không thích xếp hàng Ngày 20/11 vội vội vàng vàng. Mình thích tặng cô vào cuối năm, sau khi con đã học xong rồi, như 1 lời cảm ơn, chứ không hàm ý gửi gắm nhờ vả và kỳ vọng.
Khi được nghỉ học ngày 20/11, mình luôn thích về thăm thầy cô giáo cũ!
Có ai muốn 20/11 này tặng cô một câu: "Thưa cô, tôi xin đứng cùng team với cô, cùng chịu trách nhiệm dạy dỗ con tôi!".
Vài nét về tác giả:
Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM, đồng thời là tác giả cuốn sách: "Con nghĩ đi, mẹ không biết". Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu, cá tính là Xu và Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên.
Theo Helino
Trường đại học Kinh tế quốc dân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) Tối 18-11, tại Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân (HKTQD) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu tại buổi lễ. Ảnh: TRỌNG ĐỨC (TTXVN) Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo ảng,...