Trường Cao đẳng ASEAN kiện Thanh tra Bộ GD-ĐT
Do bị xử phạt hành chính và bị dừng tuyển sinh năm 2013, Trường Cao đẳng ASEAN đã khởi kiện Thanh tra Bộ GD-ĐT lên Tòa án nhân dân TP Hà Nội.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 14/8, bà Trần Kim Phương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng ASEAN cho biết: “Lý do mà Trường CĐ ASEAN khởi kiện Thanh tra Bộ GD-ĐT là áp quy định giảng viên của trường công lập vào trường tư nên tính số giảng viên cơ hữu của trường không đúng. Hiện trường đang có 132 giảng viên cơ hữu (có bảng lương) quy đổi bằng 147 giảng viên. Nhưng Thanh tra chỉ tính số giảng viên cơ hữu theo bảng lương đến 31/12/2012 là 89 giảng viên quy đổi bằng 105 giảng viên. Số giảng viên chênh lệch với thực tế là 42 giảng viên. Thanh tra cộng số sinh viên tuyển sinh năm 2013 là 1172 sinh viên vào năm 2012. Theo Thông tư 57, Trường Cao đẳng ASEAN thuộc nhóm các trường khác chứ không phải nhóm Trường y – dược nhưng Thanh Tra lại áp thuộc nhóm trường này để tính tỷ lệ giảng viên.
Ngoài ra, trường còn có 160 giảng viên (đã ký Hợp đồng nguyên tắc) làm giảng viên cơ hữu. Căn cứ vào số lượng tuyển sinh năm 2013, trường sẽ ký hợp đồng dài hạn, làm việc toàn phần tại trường với số lượng giảng viên tương ứng chứ không như Thanh tra đang hiểu là có sinh viên mới mời giảng viên và cho đó là giảng viên thỉnh giảng.
Ngoài ra, quy trình xử phạt ký quyết định hành chính của Thanh tra với trường là sai quy định. Với kết luận sai phạm hành chính này, Thanh tra đã ra quyết định dừng tuyển sinh của trường là không có căn cứ quy định pháp luật, gây nhiều thiệt hại cho nhà trường”.
Theo bà Trần Kim Phương, sau khi trường khởi kiện Thanh tra Bộ GD-ĐT ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội, Tòa án đã yêu cầu trường và Thanh tra Bộ GD-ĐT đối thoại, thống nhất sự việc theo đúng bản chất để đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất. Trường mong Bộ GD-ĐT có tinh thần hỗ trợ các trường thay vì chỉ tập trung tìm các sai sót để xử phạt.
Video đang HOT
Về phía Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Bộ khẳng định: “Bộ luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến từ các cơ sở giáo dục”.
Được biết, hiện nay Trường CĐ ASEAN và Thanh tra Bộ GD-ĐT đang đối thoại. Dự kiến trong tuần này chương trình đối thoại kết thúc để đưa ra kết luận cụ thể.
Theo Dantri
Vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông: Xử lý theo kiểu... kiểm điểm
Đã hơn một tháng trôi qua sau vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên, khiến 3 người tử vong, 9 người bị thương; mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn về việc xử lý kết quả kiểm tra, xác định ranh giới hành chính tại nơi xảy ra hôn chiên.
Cần làm rõ trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tập thể có liên quan.
Địa điêm được xác định ranh giới hành chính là đoạn giáp ranh giữa hai xã Quảng Nham (Quảng Xương) và xã Hải Châu (Tĩnh Gia). Qua kiểm tra hồ sơ, tất cả các mốc địa giới hành chính giao cho UBND các xã Quảng Nham, Hải Châu quản lý, bảo vệ và bộ hồ sơ bản đồ địa giới hành chính xã Quảng Nham lưu tại xã Quảng Nham, đêu đã bị mất.
Theo báo cáo của các bên, hồ sơ địa giới hành chính đã bị mất và giữa hai huyện, hai xã không có việc tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. Trên thực tế, UBND xã Quảng Nham giao khoán 45 ha đất bãi bồi bên bờ phía Đông của sông Yên (thuộc ranh giới quản lý của xã) cho 30 hộ nuôi ngao; UBND xã Hải Châu giao khoán 38 ha đất bãi bồi bên bờ phía Tây của sông Yên (thuộc ranh giới quản lý của xã) cho 31 hộ nuôi ngao; từ đây làm nảy sinh mâu thuân.
Dư luận hoài nghi, các địa phương nói trên căn cứ vào đâu để xác định không có sự tranh chấp về ranh giới khi hồ sơ địa giới hành chính và mốc địa giới hành chính của các bên quản lý đã bị mất?
Bước đầu, Chủ tịch các xã có liên quan nói trên đã nhận trách nhiệm chưa thực hiện nghiêm việc quản lý, sử dụng, bảo vệ hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính theo quy định của nhà nước. Theo báo cáo, khi hết nhiệm kỳ, Chủ tịch xã khóa trước không bàn giao hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính và hòm sắt đựng hồ sơ, bản đồ cho Chủ tịch UBND xã khóa sau (?).
Trên cơ sở xem xét nội dung báo cáo, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền, đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
Theo đó, yêu cầu chủ tịch hai huyện và hai xã kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể đã để mất hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và mốc địa giới hành chính; không kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nuôi và khai thác ngao tại khu vực bãi giữa sông Yên giữa một số hộ dân hai xã, để xảy ra đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát lại diện tích đất giao khoán cho người dân nuôi ngao. Nghiêm cấm các hành vi san ủi cát hai bên bờ sông, căng lưới lấn chiếm lòng sông và vùng khai thác ngao tự nhiên làm ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ dân nghèo, lưu thông dòng chảy và đi lại tàu thuyền trên sông Yên. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý đường sông, thực hiện tốt việc quản lý đường thủy nội địa, tăng thêm phao để phân luồng đường thủy; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đến nay, vụ án đã được khởi tố, các đối tượng liên quan trực tiếp trong vụ hỗn chiến trên cũng đã bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, các cá nhân, tập thể không kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, để xảy ra hôn chiên gây hậu quả nghiêm trọng, vẫn chưa bị xử lý.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Thu nhập đầu người Hà Nội tăng 1,33 lần sau 5 năm sáp nhập Sau sáp nhập, thu nhập bình quân đầu người Hà Nội năm 2012 đạt 2.257 USD/người, gấp 1,33 lần so với năm 2008 (1.697 USD/người). Tuy vậy, tình trạng cán bộ tiêu cực, vòi vĩnh, né tránh việc khó... vẫn chưa được khắc phục. Ngày 31/7, Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 5 năm mở rộng địa giới hành...