Trường Cán bộ Tòa án: 20 năm xây dựng và phát triển, phấn đấu trở thành Học viện Tòa án
Sáng nay 23/8, Trường Cán bộ Tòa án đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Trường (23/8/1994 – 23/8/2014).
Phó Chánh án TANDTC Tưởng Duy Lượng phát biểu tại buổi lễ
Đến dự buổi lễ có Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TANDTC Tưởng Duy Lượng; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC; lãnh đạo TAND tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nội; các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường qua các thời kỳ; các học viên khóa I Đào tạo Thẩm phán…
Ông Chu Xuân Minh, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án nêu những chặng đường phát triển của nhà trường
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, Hiệu trưởng Chu Xuân Minh nêu bật những chặng đường phát triển của nhà trường kể từ khi thành lập cho đến nay. Theo đó, ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, sau khi các Toà án được thiết lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 13/9/1945, cùng với hoạt động của Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ Toà án cũng được hình thành và phát triển.
Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc TANDTC, sau này đổi tên thành Trường Cán bộ Tòa án. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Tp. Hồ Chí Minh. Hai cơ sở này đã tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Nhiều thế hệ cán bộ Tòa án các cấp và cơ quan tư pháp khác đã được đào tạo và trưởng thành từ Trường Cán bộ Tòa án. Năm 1982, TANDTC đã chuyển giao công tác quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức sang Bộ Tư pháp, Trường Cán bộ Tòa án được sáp nhập với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội thành Trường Đại học Luật Hà Nội trực thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Thi hành Hiến pháp năm 1992, thi hành Luật Tổ chức TAND năm 1992, xuất phát từ nhu cầu thực tế về bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết phê chuẩn bộ máy tổ chức của TANDTC tại Nghị quyết số 210/UBTVQH khóa IX ngày 20/5/1994, trong đó có quy định về Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Cán bộ Tòa án và Hội thẩm nhân dân.
Ngày 23/8/1994, Chánh án TANDTC ban hành Quyết định số 100/TCCB thành lập Trường Cán bộ Tòa án. Khi mới thành lập lại, Trường Cán bộ Tòa án có chức năng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho các Thẩm phán, công chức Tòa án và Hội thẩm nhân dân. Việc tổ chức thông qua các lớp học chuyên đề theo từng lĩnh vực và nhu cầu của thực tiễn xét xử. Giai đoạn này, Tòa án được giao thêm thẩm quyền, hệ thống Tòa án thành lập thêm các Tòa chuyên trách mới như Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Hành chính, cùng với nhiều văn bản pháp luật được ban hành mới, sửa đổi như Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự sửa đổi (1999), nên các chương trình bồi dưỡng tập trung vào việc hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ xét xử các loại án và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Bên cạnh đó, Trường phối hợp với các tòa chuyên trách tổng kết thực tiễn xét xử, bồi dưỡng nghiệp vụ, rút kinh nghiệm xét xử hàng năm cho các TAND địa phương. Đồng thời, Trường triển khai bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, hỗ trợ giảng viên và biên soạn các tài liệu tập huấn cho TAND địa phương. Về cơ cấu tổ chức, giai đoạn này Trường chủ yếu đóng vai trò là đơn vị tổ chức. Trường có Ban Giám hiệu và 2 phòng chức năng là Phòng Giáo vụ và Phòng Hành chính – Quản trị. Đây cũng là giai đoạn Trường Cán bộ Tòa án triển khai xây dựng cơ sở vật chất của Trường tại 262 Đội Cấn – Hà Nội.
Toàn cảnh buổi lễ
Video đang HOT
Giai đoạn hoạt động đào tạo từ năm 2002 đến năm 2011, TANDTC nhận lại việc quản lý các Tòa án địa phương về mặt tổ chức nên công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán và cán bộ Tòa án của toàn hệ thống Tòa án được phát triển mạnh. Giai đoạn này là giai đoạn có nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành mới hoặc sửa đổi như Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi (2003), Bộ luật Tố tụng dân sự (2004), Bộ luật Dân sự sửa đổi (2005), Luật Tố tụng hành chính (2011), Trường đã xây dựng chương trình tấp huấn và tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán rộng khắp cả nước để triển khai thi hành áp dụng thống nhất pháp luật và kỹ năng giải quyết các loại án.
Các chương trình hợp tác quốc tế cũng hoạt động mạnh mẽ. Thực hiện các hợp tác ký kết về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Tòa án Nước CHDCND Lào, Trường Cán bộ Tòa án tổ chức đào tạo, trao đổi nghiệp vụ cho gần 100 Thẩm phán, cán bộ Tòa án Lào với thời gian từ 1-3 tháng cho mỗi khóa học. Các chương trình hợp tác với các đối tác tư pháp thuộc Liên minh Châu Âu, dự án Judge (Canada) được thực hiện chuyên sâu với nhiều nội dung, cho nhiều đối tượng Thẩm phán, công chức Tòa án. Đặc biệt, dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Cán bộ Tòa án” của Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã tài trợ cho Trường cả về xây dựng trụ sở Trường tại huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội và hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên cho Trường. Chính phủ Hàn Quốc mà đầu mối là Tòa án tối cao Hàn Quốc cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã hỗ trợ cho Việt Nam bằng Dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Cán bộ Tòa án”. Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận được thực hiện ngày 19/12/2008. Ngày 09/01/2009, thực hiện trao đổi Công hàm giữa Chính phủ hai nước. Ngày 28/3/2011, tiến hành Lễ khởi công xây dựng trụ sở mới của Trường Cán bộ Tòa án tại huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội (kinh phí do Hàn Quốc tài trợ là 3 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam là 80 tỷ đồng) trên diện tích 5 ha. Ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất, Việt Nam và Hàn Quốc cũng thực hiện những hợp tác về đào tạo giảng viên, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo tư pháp.
Đội văn nghệ của Trường biểu diễn tại buổi lễ
Trong giai đoạn này, Trường vinh dự được đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tới thăm vào ngày 10/10/2011. Chủ tịch nước đã chỉ đạo cần làm rõ nhu cầu đào tạo nghề để có sự phân công hợp lý việc đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp. Chủ tịch nước đã tới thăm công trường xây dựng Trường Cán bộ Tòa án tại huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội. Sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để Trường Cán bộ Tòa án nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ mạnh mẽ.
Cũng trong giai đoạn này, để đáp ứng nhu cầu thực tế về đào tạo, bồi dưỡng, Lãnh đạo TANDTC đã chỉ đạo xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án”. Ngày 29/12/2011, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ra Thông báo số 03-TB/CCTP đồng ý để TANDTC đào tạo nghề cho Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới định kỳ, hàng năm cho toàn bộ đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp và cán bộ Tòa án (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án…). Thực hiện chức năng đào tạo được giao như trên, Trường Cán bộ Tòa án đã triển khai việc đào tạo cho tất cả các Thư ký Tòa án mới được tuyển dụng trong thời hạn 3 năm.
Ban giám hiệu nhà trường chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu
Hiện tại, trụ sở Trường Cán bộ Tòa án tại Đường 282, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội giai đoạn 1 được khánh thành ngày 18/7/2013. Ngay sau Lễ khánh thành là Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2 với nội dung Tòa án Tối cao Hàn Quốc tiếp tục tài trợ về xây dựng và hợp tác đào tạo cho Tòa án Việt Nam với tổng số vốn là 10 triệu USD. Ngày 11/01/2014, Lễ khởi công xây dựng giai đoạn 2 được tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thống nhất Quốc hội Hàn Quốc, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, Lãnh đạo Tòa án tối cao Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).
Về tổ chức bộ máy, thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án”, tổ chức bộ máy của Trường đã được củng cố một bước quan trọng. Ngày 03/4/2012, Chánh án TANDTC ký Quyết định số 559/QĐ-TCCB về cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ Tòa án gồm: Khoa Thẩm phán, khoa Công chức Tòa án, Phòng Hợp tác đào tạo, Phòng Giáo vụ, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Quản trị – Tài vụ.
Theo lộ trình của Đề án “Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án” thì sau năm 2020, Trường Cán bộ Tòa án mới nâng lên thành Học viện Tòa án. Trước vị thế mới của Tòa án đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013, ngày 15/4/2014, Chánh án TANDTC đã ký Quyết định số 32/QĐ-TANDTC về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập Dự án thành lập Học viện Tòa án để nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Học viện Tòa án nhằm đảm bảo xây dựng Học viện theo đúng mục tiêu, yêu cầu, đúng trình tự quy định của pháp luật. Học viện Tòa án sẽ là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc TANDTC có chức năng đào tạo đại học chuyên ngành Tòa án, đào tạo nghề cho các chức danh Tòa án, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Tòa án, đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học xét xử.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TANDTC Tưởng Duy Lượng ghi nhận những thành tích mà Trường Cán bộ Tòa án đã đạt được và mong rằng các cán bộ, giảng viên, học viên của nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo TANDTC, của cán bộ, công chức trong toàn hệ thống TAND. Phó Chánh án Tưởng Duy Lượng yêu cầu nhà trường nâng cao cơ sở vật chất, xây dựng được đội ngũ giảng viên hùng hậu để Trường sớm trở thành Học viện Tòa án, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cải cách tư pháp.
Trong quá trình 20 năm thành lập và phát triển, Trường Cán bộ Tòa án đã từng bước lớn mạnh, hoàn thành nhiệm vụ là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng duy nhất của hệ thống TAND, góp phần quan trọng vào thành tích chung của TAND. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo TANDTC, Trường Cán bộ Tòa án đã có thêm những điều kiện để vươn lên mạnh mẽ, liên tục được nhận Cờ thi đua của TAND, năm 2013 được nhận Cờ thi đua của Chính phủ; năm 2014 vinh dự được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động.
Theo Congly
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính làm việc với lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa IV
Ngày 23-8, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhân chuyến đi nghiên cứu thực tế tại Quảng Ninh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã thông tin tới đoàn công tác về tiềm năng khác biệt, cơ hội, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và những vấn đề thực tiễn đặt ra tại tỉnh.
Theo đó, để thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang" xanh", thời gian qua tỉnh đã tập trung xây dựng các chiến lược và quy hoạch từ cấp tỉnh đến cấp huyện một cách tổng thể.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách về thể chế và đề xuất cơ chế chính sách thông qua các đề án phát triển kinh tế - xã hội, Đề án Xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn; tạo bước đột phá trong thực hiện cải cách hành chính thông qua việc phát triển nguồn nhân lực, xây dựng trung tâm hành chính công.
Tỉnh cũng tập trung nguồn lực trong xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó huy động nguồn lực xã hội, triển khai đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư.
Hiện nay, tỉnh đang tích cực thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, sức chiến đấu; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh giản bộ máy, biên chế"; đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)...
Đồng chí Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, với sự ủng hộ của Trung ương và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian tới, Quảng Ninh hướng trọng tâm vào hoàn thiện Đề án Xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn; hoàn thiện Đề án "Nâng cao năng lức, sức chiến đấu; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh giản bộ máy, biên chế".
Quang cảnh buổi làm việc.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đặt ra, tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó trọng tâm tháo gỡ nút thắt trong phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thể chế chính sách, tái cơ cấu, nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư công.
Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thay mặt đoàn công tác đã trân trọng cảm ơn sự đón tiếp và tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh cho đoàn trong chuyến đi nghiên cứu thực tế tại Quảng Ninh.
Qua chuyến thực tế đã giúp đoàn có những trải nghiệm, đánh giá và nhìn nhận về các vấn đề đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương có tính đặc thù như tỉnh Quảng Ninh.
Nhân dịp này, lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa IV đã trao tặng 100 triệu đồng cho Quỹ Khuyến học tỉnh Quảng Ninh.
Theo Baoquangninh
Hỏng một mắt vẫn được cấp chứng nhận đủ điều kiện lái xe ô tô Dù bị hỏng một mắt trái nhưng ông Trịnh Xuân N. vẫn được Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, để ông học lái xe hạng B2. Ông Trịnh Xuân N. (SN 1964, trú tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc),...