Trường bắt học sinh viết giấy báo nợ, dân mạng chê hành xử ‘chợ búa’
Việc em học sinh lớp 7 ở Nghệ An phải viết giấy báo nợ do thiếu tiền gửi xe khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt, người phản đối trường, người phê phán phụ huynh.
Mạng xã hội đang lan truyền tờ giấy báo nợ ghi khoản tiền 162.000 đồng tiền gửi xe đạp mà gia đình em H.M.N. (lớp 7, Trường THCS Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) chưa đóng. N. là một trong 30 học sinh được trường yêu cầu viết giấy báo nợ vì các khoản phí chưa hoàn thành.
Trả lời báo chí, phụ huynh em N. bày tỏ sự bức xúc, cho rằng “đây là khoản đóng góp vô lý”. Còn Hiệu trưởng cho biết, các học sinh này phải viết giấy báo nợ do nhà trường đã thông báo nhiều lần nhưng phụ huynh không đóng, và đây là việc làm “cực chẳng đã vì không còn cách nào khác”.
Sự việc gây ồn ào trêncộng đồng mạng. Nhiều người không đồng tình với việc trường bắt chính học sinh phải viết giấy báo nợ, vì chuyện thiếu các khoản phí và vấn đề giữa phụ huynh và nhà trường, học sinh không có vai trò tham gia giải quyết. Thay vì gọi đứa trẻ lên phòng họp để viết văn bản đó, nhà trường hoàn toàn có áp dụng nhiều cách khác để liên hệ với phụ huynh học sinh, trao đổi, hỏi rõ những khó khăn hay khúc mắc họ gặp phải.
Tài khoản Dương Kha cho rằng, việc bố mẹ học sinh này cũng đánh giá “đây là khoản đóng góp vô lý” chứng tỏ mối quan hệ và sự tương tác, truyền thông giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo.
Thúy Quỳnh: Đành rằng cũng là sai sót, nhưng ngành giáo dục là ngành dạy con em học cách làm người mà nhà trường hành xử theo cách “xã hội đen” như vậy, liệu có đúng lương tâm và trách nhiệm không?
Kim Dung Vu Vu: Nhà trường là nơi giáo dục nhân cách mà hành xử với các con giống như xã hội đen, chẳng khác gì gieo vào đầu học sinh những suy nghĩ tiêu cực.
Đợi Chờ: Ở quê tôi, một số phu huynh học sinh nộp chậm lắm. Tiên ung hô, giáo viên chủ nhiệm toàn nộp trước cho các em. Một vài em chăng nôp, giáo viên chủ nhiệm đành lấy tiên túi bù vào.
Video đang HOT
Sự việc thu hút sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: FB)
Ngô Sơn: Tôi là giáo viên có thâm niên dạy học trên 30 năm đã nghỉ hưu. Trường học quê tôi không bao giờ thu tiền gửi xe đạp điện của học sinh, thậm chí giáo viên còn nhường một nửa lán xe của các thầy cô cho học sinh để xe đạp điện… Tất cả vì học sinh thân yêu.
Trong Hieu: Nhà trường phải ra thông báo nhắc nợ, đưa học sinh cầm về giao cho phụ huynh chứ không thể nói miệng bảo học sinh về nhắc phụ huynh. Còn phụ huynh nếu có thông báo bằng giấy tờ nếu không đồng ý thì cũng viết trả lời chứ không thể kệ được. Cứ giấy trắng mực đen mà làm việc chứ đừng lôi con trẻ ra!
Huỳnh Ngọc Hường: Cho dù học sinh có thiếu các khoãn thì thiếu gì cách để quản lý sao lại phải có giấy báo nợ? Nhà trường chứ đâu phải chợ búa mà làm vậy? Chữ nghĩa nhiều để đâu và tình huống sư phạm sao không xử sự cho đúng trong môi trường sư phạm?
Bên cạnh những ý kiến không đồng tình với cách xử lý của nhà trường, nhiều bình luận cũng phản ứng với bố mẹ em học sinh trong câu chuyện. Họ cho rằng, “không có lửa làm sao có khói”, nếu phụ huynh đóng tiền đầy đủ cho con như bao gia đình khác thì con đã không phải lên phòng họp viết tờ giấy báo nợ kia.
Hoang Ngoc Mai: Nhà trường hành xử như dân xã hội. Nhưng phụ huynh học sinh cũng chày bửa. Không vừa ý thì mang xe ra chỗ khác mà gửi!
Nguyễn Loan: Cũng một phần do bố mẹ nữa tất cả phụ huynh đóng được thi mình cũng đóng đi chống làm gì tội con ảnh hưởng tinh thần của cháu. Cái này cũng do người lớn cả thôi nhà trường nên rút kinh nghiệm.
Nguyễn Năm: Nhà trường đã gửi giấy nhiều lần cho phụ huynh, sao phụ huynh không đến trường giải quyết dứt khoát đi? Nếu thấy không đúng theo quy định thì cũng phải nói rõ ràng, và nếu ko đồng ý thì cuộc họp đầu năm phản đối luôn. Gia đình thiếu trách nhiệm với con cái mới dẫn đến việc như vậy!
Quynh Anh: Cứ làm theo quy định của nhà trường thì làm gì có sự việc như này xảy ra. Đây phụ huynh cũng quái lắm cơ. Có phải trường nào cũng giống nhau đâu. Nhất là ở nông thôn mọi khoản đóng góp đều ít, thì nhà trường lấy đâu ra mà bù. Có những phụ huynh ở thành phố còn quái hơn, con đi học ăn bán trú mấy tháng không đóng tiền, quỹ phụ huynh cũng không đóng, trong khi mọi quyền lợi của con mình vẫn như những nhà họ đóng đầy đủ, hỏi nên làm gì với những phụ huynh như thế?
Quan điểm của bạn thế nào? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.
"Khi hỏi tại sao học sinh ứng xử với thầy cô như vậy, hãy hỏi về nguyên nhân khiến chúng làm điều đó", bức thư nói thẳng khiến nhiều người giật mình
Câu trả lời của một học sinh giấu tên về những mong muốn thay đổi ở nhà trường, thầy cô và bạn bè đã khiến cho không ít người bất ngờ.
Nền giáo dục hiện đại ngày nay luôn khuyến khích các bạn học sinh, sinh viên thẳng thắn nói ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thầy cô, trường lớp và bạn bè xung quanh. Việc đưa ra ý kiến sẽ được tổ chức theo nhiều cách khác nhau, có thể là một buổi khảo sát nhỏ hoặc những câu hỏi được hồi đáp bằng bức thư giấu tên.
Mới đây, một thầy giáo tại trường Spring Hill Academy đã chia sẻ một bức thư giấu tên của một học sinh lớp 7 và nhận được sự chú ý rất lớn từ cộng đồng mạng. Cụ thể, thầy giáo đã đặt ra 3 câu hỏi:
" 1. Trong thời gian gần đây em nhận thấy trường mình có gì thay đổi không? Điều thay đổi nào ấn tượng nhất đối với em?
2. Trong thời gian qua bản thân em có gì thay đổi không? Điều thay đổi nào làm em ấn tượng nhất? Thay đổi đó có nguyên nhân từ đâu và có ảnh hưởng gì tới bản thân em?
3. Em có mong muốn nhà trường và thầy cô, bạn bè thay đổi gì không? Nêu rõ mong muốn của em."
Bức thư giấu tên của một học sinh lớp 7 với những câu trả lời khiến ai cũng phải bất ngờ.
Và trong rất nhiều câu trả lời giấu tên, có một bức thư hồi đáp khiến cho không chỉ thầy giáo mà bất kì ai cũng phải bất ngờ vì những suy nghĩ thẳng thắn, chân thật mà bạn học sinh này bày tỏ:
1. Em thấy trường mình có gỡ đi tấm lưới màu xanh và xây thêm nhà ăn, thay đổi lớp học và xây thêm lớp học. Điều em ấn tượng nhất là nhà ăn ngoài trời cho cấp 2 vì ở đây rất mát.
2. Em thấy em bắt đầu học được cách thuyết phục người khác và kiềm chế bản thân nhiều hơn. Nguyên nhân là vì có những người cảm thấy không thích cách nói chuyện của em làm em ban đầu cảm thấy khá phiền nhưng em vẫn lựa chọn thay đổi bản thân. Em có thêm những động lực để nâng cao và thay đổi từ học tập đến ngoại hình vì em muốn người khác nhìn em của phiên bản tốt nhất. Em thấy hầu hết nó ảnh hưởng tích cực tới em, giúp em cải thiện từ tâm, học thức đến vẻ bề ngoài.
3. Em mong muốn thầy cô mỗi khi hỏi tại sao học sinh lại ứng xử với thầy cô như vậy thì hãy hỏi về nguyên nhân khiến học sinh phải làm điều đó. Ví dụ khi học sinh ứng xử không đúng chừng mực với giáo viên, em mong thầy cô thay vì hỏi: "Tại sao con lại nói chuyện như thế với thầy/cô" thì hãy hỏi: "Vấn đề con đang gặp là gì?".
Ngay sau khi chia sẻ, bức thư giấu tên của học sinh này đã mau chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự bất ngờ với chia sẻ của bạn học sinh, đồng thời dành sự ngưỡng mộ cho các thầy, cô giáo trong trường vì đã giáo dục những học sinh của mình dám nói thẳng, nói thật.
Facebook D.Đ bình luận: "Quá ấn tượng! Ý thức về bản thân cực kỳ rõ ràng."
" Học trò viết được như vậy là giỏi nhưng quan trong là tại sao trò dám viết như vậy? Thầy nào thì trò đó thôi.", tài khoản V.T.C chia sẻ.
Bạn Đ.L cho biết: "Học trò được nói ra tiếng nói của bản thân, đáng được tôn trọng."
Ồn ào chuyện thầy giáo bị tố đánh học sinh đến nhập viện Câu chuyện thầy giáo dạy thể dục bị tố tát, đánh học sinh lớp 7 đến mức phải nhập viện lại khiến mạng xã hội dậy sóng, sau nhiều vụ việc không hay trong ngành giáo dục được cư dân mạng chia sẻ mạnh thời gian gần đây. Em D. đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa Lời...