Trưởng Ban tiếp công dân: Làm hết trách nhiệm vẫn bị hành hung
Với quãng thời gian gần 6 năm làm công tác tiếp công dân, Trưởng Ban tiếp công dân bị hành hung Nguyễn Hồng Điệp cho hay, trước đây những người dân đi khiếu kiện họ bức xúc cũng chỉ la hét, chửi mắng, cùng lắm là dọa nạt nhưng gần đây họ tấn công cả cán bộ tiếp công dân.
“Sau hôm bị người dân khiếu kiện xô đẩy, hành hung tôi đã viết đơn xin nghỉ phép để lấy lại tinh thần. Nhưng đêm về nằm lại nghĩ mình xin nghỉ phép lúc này, cán bộ cấp dưới thấy hoang mang nên tôi lại tiếp tục đi làm” – ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng Ban tiếp công dân TƯ chia sẻ với phóng viên sáng 27.5.
Liên tiếp nhiều vụ cán bộ tiếp dân bị đánh tại trụ sở
Chúng tôi bước vào phòng làm việc của ông Nguyễn Hồng Điệp cùng lúc ông nhận được cuộc điện thoại của Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội Nguyễn Đức Hiền gọi hỏi thăm về chuyện bị đánh. Ông Điệp cho biết, hai ngày gần đây sau khi báo chí đăng tin ông bị những người dân đi khiếu kiện xô đẩy, hành hung tại sân Trụ sở tiếp công dân TƯ số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội, bạn bè, người thân, quen thậm chí cả những người đi khiếu kiện trước đây liên tục gọi điện hỏi thăm.
Với quãng thời gian gần 6 năm làm công tác tiếp công dân, ông Điệp cho hay, trước đây những người dân đi khiếu kiện họ bức xúc cũng chỉ la hét, chửi mắng, cùng lắm là dọa nạt nhưng gần đây họ tấn công cả cán bộ tiếp công dân. Ngoài trường hợp ông Điệp bị xô đẩy, hành hung vào sáng ngày 24.5 đầu năm 2016, cán bộ Trần Thị Thu Hiền trong lúc tiếp công dân bị một người phụ nữ quê Thanh Hóa đi khiếu kiện dùng dao đâm gây tổn hại 13% sức khỏe.
Cũng trong tháng 5.2016, cán bộ Ngô Sĩ Giang bị một người đàn ông khiếu kiện ở Nam Định lăng mạ và đánh ngay tại Trụ sở tiếp công dân. “Ông này còn mang cả chai xăng định xông vào phòng để đốt, nhờ lực lượng bảo vệ ngăn chặn kịp nên không xảy ra vấn đề gì” – ông Điệp kể.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hồng Điệp bị xô ngã vào gốc cây sáng 24.5
Cũng theo ông Điệp, nhiều cán bộ cấp dưới của ông đã làm hết trách nhiệm trong khi tiếp công dân nhưng vẫn bị người dân khiếu kiện đe dọa khiến cho họ bất an. “Ví dụ trường hợp chị Trần Thị Thu Hiền sau khi bị đâm trọng thương phải điều trị một cán bộ nữ khác vào giải quyết công việc thay. Chị này cũng bị người khiếu kiện dọa ” rồi sẽ đến lượt” – ông Điệp cho biết.
Mong có lực lượng công an bảo vệ
Nói về sự vất vả, nguy hiểm của công việc ông Điệp thổ lộ thêm: Hàng ngày tại Trụ sở tiếp công dân thường xuyên có khoảng vài chục người đi khiếu nại tụ tập, do bức xúc họ chửi bới, la hét ầm ĩ. ” Mặc dù người khiếu kiện cũng biết là chúng tôi không phải là người gây ra bức xúc nhưng họ vẫn nói gay gắt. Có nhiều trường hợp, cơ quan chức năng đã giải quyết đúng cho người dân rồi nhưng họ thấy quyền lợi chưa được đảm bảo nên vẫn bức xúc.
Nếu chúng tôi nói việc của họ đã được giải quyết theo đúng các quy định pháp luật thì người dân lại nói chúng tôi bao che. Việc như vậy diễn ra hằng ngày khiến các cán bộ ở đây khá căng thẳng, đó là sự độc hại chúng tôi phải chịu đựng” – ông Điệp chia sẻ.
Sau khi bị xô ngã ông Điệp (áo trắng) đã gọi lực lượng Công an.
Ở Trụ sở tiếp công dân TƯ được bố trí 8 bảo vệ, theo ông Điệp đối với một cơ quan tiếp công dân số bảo vệ như vậy còn ít. Chính vì thế toàn bộ khu vực sân của Trụ sở để mặc cho người đi khiếu kiện “chiếm lĩnh”. “Tất cả những băng rôn, khẩu hiệu của công dân bày ra chúng tôi không làm gì được. Có lúc thấy căng thẳng quá chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng của quận Hà Đông hỗ trợ. Nhưng khi không có bóng dáng của lực lượng chức năng mọi việc lại như cũ”- ông Điệp nói.
Ông Điệp cho hay, đã nhiều lần đề nghị đưa Trụ sở tiếp công dân TƯ vào mục tiêu bảo vệ, nghĩa là phải có lực lượng công an thường trực tại trụ sở trong giờ làm việc, tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa được thực hiện.
Theo Danviet
Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương bị hành hung ngay tại trụ sở
Trong 2 ngày qua (24-25.5), ông Nguyễn Hồng Điệp- Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) liên tục bị một nhóm công dân tỉnh Bạc Liêu đi khiếu nại, tố cáo dài ngày bao vây, dọa nạt và hành hung gây thương tích ngay tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội).
Trao đổi với PV Dân trí trưa nay 25.5, ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết, nhóm công dân tỉnh Bạc Liêu đã tới lưu trú tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương từ hơn 2 tháng nay và đã được bố trí tiếp nhiều lần. Mặc dù Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu nhưng nhóm công dân này vẫn không chịu trở về địa phương mà đeo bám và có nhiều hành vi gây mất trật tự an ninh Trụ sở. Trước đó, nhóm công dân tỉnh Bạc Liêu cũng đã chặn xe, đập cửa kính, đe dọa đánh các lãnh đạo Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Ông Nguyễn Hồng Điệp trong một lần trả lời phỏng vấn (Ảnh: T.K)
Đỉnh điểm của sự việc diễn ra vào sáng qua (24.5) khi nhóm công dân tỉnh Bạc Liêu đã bao vây, túm áo, xô đẩy khiến ông Nguyễn Hồng Điệp bị ngã ngửa, đập đầu vào gốc cây trong sân Trụ sở Tiếp công dân Trung ương. Trên lưng của ông Điệp cũng xuất hiện nhiều vết xước do quá trình lôi kéo, xô đẩy.
"Họ còn la hét, chửi bới và tiếp tục đe dọa sẽ có hành vi tiếp theo đối với các đồng chí lãnh đạo Trụ sở Tiếp công dân Trung ương và cán bộ tiếp dân tại đây"- ông Điệp nói.
Đến sáng nay 25.5, khi tới cơ quan làm việc, ông Điệp tiếp tục bị một nhóm công dân của tỉnh Bạc Liêu và địa phương khác la hét, đe dọa.
"Gần đây chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều hành vi gây rối, chửi bới, dọa nạt và hành hung như vậy. Nếu ngành công an không có cách xử lý, bảo vệ phù hợp thì anh em cán bộ, lãnh đạo ở Trụ sở Tiếp công dân Trung ương còn bị hành hung, đe dọa. Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương còn bị hành hung như vậy thì sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ tiếp dân và gia đình họ đây?"- ông Điệp lo lắng.
Báo cáo của Ban Tiếp công dân Trung ương cho biết, gần đây Trụ sở Tiếp công dân Trung ương liên tục xảy ra các vụ việc công dân đi khiếu kiện lâu ngày tụ tập căng băng rôn, khẩu hiệu và la hét, đe dọa, thậm chí chặn xe lãnh đạo rồi hô khẩu hiệu để quay phim, chụp ảnh đăng lên các trang mạng xã hội. Nhiều đoàn đông người đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương với thái độ bức xúc, manh động, có nhiều lời nói xúc phạm cán bộ tiếp dân.
Gần nhất, vào ngày 28.1.2016, bà Phạm Thị Thuận (xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) đã bất ngờ rút dao giấu trong người chém cán bộ tiếp dân Trần Thị Thu Hiền đang làm nhiệm vụ hướng dẫn ở Phòng Đăng ký đầu. Sau khi có kết quả giám định thương tật của bà Hiền là 13%, cơ quan công an đã khởi tố tạm giam bà Thuận 4 tháng.
Ban Tiếp công dân Trung ương cũng đã có văn bản kiến nghị đề xuất với Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Công an TP Hà Nội tăng cường lưc lượng bảo vệ cho Trụ sở Tiếp công dân Trung ương trước tần xuất vi phạm trật tự tại đây ngày một gia tăng và tính mạng của cán bộ tiếp dân ngày càng đe dọa nghiêm trọng.
Theo Thế Kha (Dân Trí)
Một cán bộ Ban Tiếp công dân Trung ương bị chém vào mặt Khi đang làm nhiệm vụ tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội), bà Trân Thi Thu Hiên - can bô Phong Tiêp dân 1 đã bị một người dân thường xuyên tới đây gửi đơn khiếu nại, tố cáo rút dao giấu trong người chem vao măt, gây thương tích. Bà Trân...