Trưởng bản nói được, làm được
Sinh ra và lớn lên ở bản người Rục, một tộc người mới rời hang đá, thoát khỏi cảnh “ăn lông ở lỗ” mới hơn 50 năm nay, anh Tư hiểu rất rõ những khó khăn, khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc cũng như những thiệt thòi mà đồng bào của anh đã trải qua.
Mới 40 tuổi nhưng Trần Xuân Tư đã được bà con người Rục ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) tín nhiệm bầu làm trưởng bản từ hơn 10 năm nay. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong con mắt và cái bụng của người Rục, anh là người “nói được làm được”, biết giúp đỡ bà con dân bản lúc khó khăn cùng vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Sinh ra và lớn lên ở bản người Rục, một tộc người mới rời hang đá, thoát khỏi cảnh “ăn lông ở lỗ” mới hơn 50 năm nay, anh Tư hiểu rất rõ những khó khăn, khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc cũng như những thiệt thòi mà đồng bào của anh đã trải qua. Ngày mới rời hang đá ra sống định cư, dân bản Rục chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và những mùa nương rẫy bấp bênh nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng mãi.
Lứa lợn rừng giống của anh Trần Xuân Tư chuẩn bị xuất chuồng. Ảnh: P.P
Ngày đó ở bản Rục, phần lớn bà con chưa học xong tiểu học đã bỏ giữa chừng, riêng Trần Xuân Tư một mình vượt hàng chục cây số đường rừng ra Trường Dân tộc nội trú huyện học hết lớp 9. Có trình độ văn hóa cao nhất bản, anh Tư được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản. “Làm trưởng bản mà cứ nghèo thì nói ai nghe. Làm gì để có cái ăn, cái mặc, thoát nghèo cho gia đình và cho bà con dân bản là điều làm tôi trăn trở hàng đêm” – anh Tư kể.
Video đang HOT
Đầu năm 2012, Trần Xuân Tư mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi lợn rừng. Trên diện tích 1.500m2, anh mua lưới chia thành từng khu vực và vào tận Quảng Trị mua lợn rừng giống về thả. Ban đầu anh Tư cũng gặp không ít khó khăn bởi thiếu vốn, giá thành con giống cao, kinh nghiệm chưa có… Nhưng với sự quyết tâm vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay mình, vừa làm vừa học hỏi nên gia đình anh đã thành công với mô hình nuôi lợn rừng sinh sản. Chỉ từ đầu năm 2016 đến nay, anh đã bán được hơn 50 con lợn giống, thu về 100 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi gần 20 con trâu, bò và trồng 10ha keo lai. Hiện đã có trên 7ha chuẩn bị cho thu hoạch.
Nhờ chăn nuôi và trồng rừng, gia đình anhTư đã làm được nhà khang trang, lo cho con cái ăn học đầy đủ, đồng thời có điều kiện giúp đỡ nhiều hộ khác cùng phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Theo Danviet
Bí quyết nuôi lợn rừng lớn nhanh như thổi, thịt săn chắc
Hiện nay, có rất nhiều người nuôi lợn rừng vì vật nuôi này có khả năng kháng bệnh tốt, giá bán cao. Nhưng theo thống kê, cứ 100 hộ nuôi thì có đến 95 hộ gặp thất bại do thiếu kiến thức, và mắc nhiều sai lầm về nuôi con đặc sản này.
Theo anh Thắng, một chủ trang trại lợn rừng hữu cơ quy mô lớn ở Việt Nam, sai lầm nghiêm trọng nhất là các chủ trang trại thường chăn thả lợn rừng hoang dã, hoặc nhốt chung quá nhiều cá thể trong một chuồng dẫn đến hiện tượng giao phối cận huyết (hiện tượng lợn bố mẹ giao phối với lợn con, các con trong cùng một đàn giao phối với nhau).
Cận cảnh một đàn lợn rừng giống thuần chủng.
Phần lớn hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ mua một con đực giống, không phân tách lợn khi nuôi nên khó tránh khỏi hiện tượng này. Lợn rừng khi bị cận huyết sẽ mắc phải các hiện tượng như lợn con sinh ra bị quái thai, dị dạng; giảm khả năng sinh sản; khả năng tăng trưởng, thích nghi với điều kiện sống, chống chọi bệnh tật kém. Bà con chú ý, nếu lợn bị cận huyết thì không nuôi để sinh sản, chuyển toàn bộ làm thịt thương phẩm.
Khi nuôi lợn rừng bà con không nên chăn thả tự nhiên, hoang dã 100% sẽ bị cháy bì, thịt khô dẫn tới chất lượng thịt thương phẩm không ngon. "Theo tôi, bà con chỉ nên nuôi nhốt tập trung với mật độ 1m2 / 1 con ngay từ khi mới sinh tới khi đạt cân nặng khoảng 30-40kg (giai đoạn này cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế lợn vận động để đạt tỷ lệ tăng trưởng cao). Sau khi đạt cân nặng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 - 2 tháng thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc. Lợn rừng nuôi theo hình thức kết hợp cả hoang dã và nuôi nhốt vừa giúp tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt vẫn đảm bảo thơm ngon, giúp người nuôi dễ bán, đạt hiệu quả kinh tế cao" - anh Thắng tiết lộ.
Hầu hết các hộ nuôi lợn rừng hiện nay chỉ cho ăn rau cùng cám ngô, gạo mà không bổ sung thức ăn tinh đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng chậm. Để khắc phục điều này, bà con cần nuôi giun quế (trùn quế) cho lợn rừng ăn.
Đàn lợn rừng thương phẩm không nên nuôi thả hoang dã 100%, mà nên nuôi nhốt trong chuồng đến khi đạt trọng lượng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 - 2 tháng, bà con thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc.
"Ưu điểm của nuôi giun quế trong chăn nuôi lợn rừng: Lợn rừng ăn khỏe, chóng lớn, đẻ nhiều, ít bệnh tật, thịt thơm ngon hơn hẳn so với lợn rừng nuôi thông thường. Tốc độ tăng trọng của lợn rừng tăng trên 70% so với hình thức nuôi thông thường. Tận dụng được nguồn phân thải ra của lợn rừng làm thức ăn cho giun quế không tốn chi phí chăn nuôi. Ngoài ra bà con còn sử dụng phân giun quế để bón cây, cải tạo đất giúp cây trồng tăng trưởng rất nhanh" - anh Thắng chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Chính, chủ trang trại lợn rừng nổi tiếng ở huỵên Thanh Sơn, Phú Thọ, nhiều chủ trang trại nuôi lợn rừng hiện nay gặp thất bại do không kiểm soát được bệnh tiêu chảy ở lợn. Lợn rừng khi nuôi thường mắc bệnh tiêu chảy. Đại đa số các hộ dân hiện nay xử lý bằng cách tiêm kháng sinh, cho uống thuốc Tây.Việc sử dụng thuốc tây thường xuyên không chỉ làm tăng chi phí chăn nuôi mà còn làm giảm khả năng tăng trưởng và tồn dư kháng sinh gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Khu trồng cây thuốc nam dùng để chữa trị bệnh đi ngoài cho lợn rừng tại trang trại của anh Thắng.
Bà Chính cho biết thêm, để kiểm soát bệnh tiêu chảy ở lợn, bà con cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản). "Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen... vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra" - bà Chính cho hay.
Cũng theo bà Chính, hiện nay, các chủ trang trại còn mắc phải một sai lầm nữa ngay khi chọn mua lợn rừng thương phẩm về nuôi để sinh sản. Do không hiểu về khoa học kỹ thuật nên bà con thường chọn con to, khỏe dẫn đến hiện tượng chọn sai con giống, lợn đẻ ít con, ít sữa và đặc biệt là hay cắn con...
Theo kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi lợn rừng, bà Chính cho rằng khi chọn mua lợn rừng sinh sản, bà con cần phải chú ý đến các yếu tố như chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật. Mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh, lưng thẳng, hông rộng, chân to, cao, chắc khỏe. Đặc biệt là phải chọn lợn có cơ quan sinh dục phát triển bình thường, xương chậu rộng, vú đồng đều, vú lợn có 5 đôi xếp đồng đều mỗi bên.
Theo Danviet
Nuôi con đặc sản cho thu nhập cao Đó là mô hình đang được người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam triển khai, đầu tư xây dựng chuồng trại, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi với mong muốn có thu nhập cao. Dúi dễ nuôi và cho lãi cao Từ năm 2006-2007, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Phú Ninh triển khai...