Trường bắn Long Bình còn hàng nghìn hài cốt tử tù vô danh
Trường bắn Long Bình (phường Tân Phú, quận 9, TP HCM) đã được giải tỏa để xây dựng dự án đô thị nhưng hàng ngàn hài cốt của tử tù vẫn chưa được thân nhân đến lấy.
Sau khi nhà nước chính thức đóng cửa trường bắn Long Bình, đã có hàng trăm hài cốt của các tử tù được người nhà đến lấy về quê an táng.
Người thân chối bỏ
Thế nhưng, vẫn còn khoảng vài ngàn hài cốt nằm lại, đa phần là vô danh. Nguyên nhân là do những tử tù này đã được an táng lâu ngày, trên người trước khi đưa ra hành quyết không có thông tin cá nhân nên gây khó khăn cho người thân khi tới nhận hài cốt.
Trong số những tử tù còn nằm lại, có một số trường hợp đã được ông Ba Son (một phu trường bắn ở Long Bình) tới tận gia đình thông báo, chỉ cần họ đến để liên hệ là có thể lấy hài cốt về. “Vậy mà sau hơn 1 năm được tôi thông báo, nhiều gia đình vẫn thờ ơ. Thậm chí, gọi điện không bắt máy, gửi thư không hồi âm” – ông Ba Son ngán ngẩm.
Ở trường bắn Long Bình hiện còn nhiều hài cốt tử tù.
Theo ông Ba Son, đa phần người thân từ chối lấy hài cốt của các tử tù vì cho rằng sẽ đem đến nhiều phiền toái, mất thể diện với làng xóm. Vì vậy, có một số trường hợp đã được hỏa táng và gửi vào các ngôi chùa lân cận trên địa bàn quận 9 để thờ tự, đồng nghĩa với việc họ sẽ mãi mãi vô danh. “Điều này khiến tôi và các phu trường bắn khác trăn trở rất nhiều” – ông Ba Son nói.
Điều ông Ba Son lo nhất hiện nay là giờ tuổi tác ông đã cao, không biết còn sống được bao lâu, nếu sau này có người thân các tử tù tới nhận hài cốt nhưng không được ông hướng dẫn thì sẽ dễ nhầm lẫn. Đó là chưa nói đến việc nhiều tử tù được một số cộng sự của ông Ba Son đứng ra chôn cất, giờ họ giải nghệ, lang bạt khắp nơi tìm kế sinh nhai nên những thông tin về các tử tù này cũng không dễ xác minh. “Giờ tôi chỉ mong ước tất cả các tử tù nằm ở trường bắn Long Bình đều được người thân tới lấy hài cốt để họ được an lòng nơi chín suối”, ông Ba Son thổ lộ.
Để thuận tiện cho người thân các tử tù, ông Ba Son đã lập một danh sách ghi rõ vị trí, họ tên, ngày tháng năm các tử tù bị thi hành án. Chỉ cần người thân các tử tù đọc đúng tên tuổi, ngày tháng năm mất thì rất có thể ông sẽ nhận ra và trao đúng hài cốt cho họ. Nhiều tử tù có tiếng như Năm Cam, Tăng Minh Phụng… đều đã được ông Ba Son và nhóm phu lấy hài cốt, sau đó bàn giao cho gia đình đưa về an táng. “Riêng hài cốt Nguyễn Hữu Thành (tức Phước “tám ngón”) vẫn còn nằm lại trường bắn Long Bình vì chưa được người thân lấy về”, ông Ba Son cho biết.
Video đang HOT
Trường bắn “lột xác”
Trước đây, trường bắn Long Bình là một thung lũng hẻo lánh, không ai dám đến, ngoài những phu trường bắn như ông Ba Son. Sau khi nhà nước có quyết định thi hành án tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc thì nơi đây được rào kín.
Hiện nay, khu vực trường bắn Long Bình đã được san bằng. Tất cả những mộ tử tù chôn cất tại đây từ năm 1976 đến nay lần lượt được chính quyền địa phương bốc dỡ và chuyển đến một nơi khác.
Cùng chúng tôi ra trường bắn Long Bình, ông Ba Son chỉ tay về một mảnh đất đã được san phẳng và cho biết: “Trước đây, khu vực xung quanh trường bắn là những ụ đất cao quá đầu người. Tối đến, nghe tiếng quạ kêu, không một bóng người qua lại. Cách đây vài tháng, các phu trường bắn được gọi đến nơi này để hốt hài cốt các tử tù”.
Hiện khu vực trường bắn Long Bình đang được một đơn vị đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng để xây dựng dự án. Dự kiến trong vài năm tới, dự án sẽ được triển khai, khu vực trường bắn ngày nào sẽ trở thành một khu đô thị sôi động. Xung quanh trường bắn, nhà dân đã bắt đầu mọc lên khiến khu vực này bớt đi phần heo hút. Con đường dọc hai bên trường bắn giờ cũng đã được mở rộng và trải nhựa thênh thang.
Theo ông Ba Son, trước khi trường bắn được san bằng để xây dựng dự án, có khoảng vài ngàn ngôi mộ của các tử tù vẫn chưa được người nhà lấy về. Tất cả các ngôi mộ trên đã được ông và các bạn phu bốc lên, sau đó lau rửa sạch sẽ rồi bỏ vào hủ cốt. Hiện có một số được ghi tên và quê quán để sau này người nhà tới nhận. Đã có nhiều trường hợp đến tìm ông Ba Son để nhờ nhận diện hài cốt người thân và đưa về quê an táng, trong đó có nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng.
Quy tập hài cốt về nghĩa trang Phúc An Viên
Dù đã giã từ nghề này nhưng ông Ba Son vẫn sẵn sàng giúp đỡ người thân của tử tù muốn lấy hài cốt về quê an táng.
Chia tay chúng tôi, ông nhắn nhủ nếu có ai cần lấy hài cốt thì báo giúp. “Dù tử tù có lầm lỗi đến đâu thì đó cũng đã là quá khứ, hãy bỏ qua để dưới suối vàng họ được yên lòng”, ông Ba Son nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 9, cho biết theo kế hoạch, tất cả hài cốt còn lại của các tử tù tại trường bắn Long Bình sẽ được quy tập về nghĩa trang Phúc An Viên (phường Long Thạnh Mỹ, quận 9). Hiện trường bắn Long Bình đang được các cơ quan chức năng tiến hành giải phóng mặt bằng, sau đó bàn giao cho đơn vị đầu tư thực hiện dự án phát triển đô thị. “Người thân nếu cần lấy hài cốt của các tử tù thì liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 9 để được giải quyết”, ông Thành nói.
Theo Người lao động
Giải tỏa pháp trường: Hàng ngàn hài cốt vô danh
Trường bắn Long Bình (phường Tân Phú, quận 9, TP HCM) đã được giải tỏa để xây dựng dự án đô thị nhưng hàng ngàn hài cốt của tử tù vẫn chưa được thân nhân đến lấy.
Sau khi nhà nước chính thức đóng cửa trường bắn Long Bình, đã có hàng trăm hài cốt của các tử tù được người nhà đến lấy về quê an táng.
Người thân chối bỏ
Thế nhưng, vẫn còn khoảng vài ngàn hài cốt nằm lại, đa phần là vô danh. Nguyên nhân là do những tử tù này đã được an táng lâu ngày, trên người trước khi đưa ra hành quyết không có thông tin cá nhân nên gây khó khăn cho người thân khi tới nhận hài cốt.
Ở trường bắn Long Bình hiện còn nhiều hài cốt tử tù (Ảnh: Hải Liên)
Trong số những tử tù còn nằm lại, có một số trường hợp đã được ông Ba Son (một phu trường bắn ở Long Bình) tới tận gia đình thông báo, chỉ cần họ đến để liên hệ là có thể lấy hài cốt về. "Vậy mà sau hơn 1 năm được tôi thông báo, nhiều gia đình vẫn thờ ơ. Thậm chí, gọi điện không bắt máy, gửi thư không hồi âm" - ông Ba Son ngán ngẩm.
Theo ông Ba Son, đa phần người thân từ chối lấy hài cốt của các tử tù vì cho rằng sẽ đem đến nhiều phiền toái, mất thể diện với làng xóm. Vì vậy, có một số trường hợp đã được hỏa táng và gửi vào các ngôi chùa lân cận trên địa bàn quận 9 để thờ tự, đồng nghĩa với việc họ sẽ mãi mãi vô danh. "Điều này khiến tôi và các phu trường bắn khác trăn trở rất nhiều" - ông Ba Son nói.
Điều ông Ba Son lo nhất hiện nay là giờ tuổi tác ông đã cao, không biết còn sống được bao lâu, nếu sau này có người thân các tử tù tới nhận hài cốt nhưng không được ông hướng dẫn thì sẽ dễ nhầm lẫn. Đó là chưa nói đến việc nhiều tử tù được một số cộng sự của ông Ba Son đứng ra chôn cất, giờ họ giải nghệ, lang bạt khắp nơi tìm kế sinh nhai nên những thông tin về các tử tù này cũng không dễ xác minh. "Giờ tôi chỉ mong ước tất cả các tử tù nằm ở trường bắn Long Bình đều được người thân tới lấy hài cốt để họ được an lòng nơi chín suối" - ông Ba Son thổ lộ.
Để thuận tiện cho người thân các tử tù, ông Ba Son đã lập một danh sách ghi rõ vị trí, họ tên, ngày tháng năm các tử tù bị thi hành án. Chỉ cần người thân các tử tù đọc đúng tên tuổi, ngày tháng năm mất thì rất có thể ông sẽ nhận ra và trao đúng hài cốt cho họ. Nhiều tử tù có tiếng như Năm Cam, Tăng Minh Phụng... đều đã được ông Ba Son và nhóm phu lấy hài cốt, sau đó bàn giao cho gia đình đưa về an táng. "Riêng hài cốt Nguyễn Hữu Thành (tức Phước "tám ngón") vẫn còn nằm lại trường bắn Long Bình vì chưa được người thân lấy về" - ông Ba Son cho biết.
Trường bắn "lột xác"
Trước đây, trường bắn Long Bình là một thung lũng hẻo lánh, không ai dám đến, ngoài những phu trường bắn như ông Ba Son. Sau khi nhà nước có quyết định thi hành án tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc thì nơi đây được rào kín.
Hiện nay, khu vực trường bắn Long Bình đã được san bằng. Tất cả những mộ tử tù chôn cất tại đây từ năm 1976 đến nay lần lượt được chính quyền địa phương bốc dỡ và chuyển đến một nơi khác.
Trường bắn Long Bình được san bằng để phục vụ dự án mới (Ảnh: Thành Đồng)
Cùng chúng tôi ra trường bắn Long Bình, ông Ba Son chỉ tay về một mảnh đất đã được san phẳng và cho biết: "Trước đây, khu vực xung quanh trường bắn là những ụ đất cao quá đầu người. Tối đến, nghe tiếng quạ kêu, không một bóng người qua lại. Cách đây vài tháng, các phu trường bắn được gọi đến nơi này để hốt hài cốt các tử tù".
Hiện khu vực trường bắn Long Bình đang được một đơn vị đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng để xây dựng dự án. Dự kiến trong vài năm tới, dự án sẽ được triển khai, khu vực trường bắn ngày nào sẽ trở thành một khu đô thị sôi động". Xung quanh trường bắn, nhà dân đã bắt đầu mọc lên khiến khu vực này bớt đi phần heo hút. Con đường dọc hai bên trường bắn giờ cũng đã được mở rộng và trải nhựa thênh thang. Theo ông Ba Son, trước khi trường bắn được san bằng để xây dựng dự án, có khoảng vài ngàn ngôi mộ của các tử tù vẫn chưa được người nhà lấy về. Tất cả các ngôi mộ trên đã được ông và các bạn phu bốc lên, sau đó lau rửa sạch sẽ rồi bỏ vào hủ cốt. Hiện có một số được ghi tên và quê quán để sau này người nhà tới nhận. Đã có nhiều trường hợp đến tìm ông Ba Son để nhờ nhận diện hài cốt người thân và đưa về quê an táng, trong đó có nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng...
Quy tập hài cốt về nghĩa trang Phúc An Viên Dù đã giã từ nghề này nhưng ông Ba Son vẫn sẵn sàng giúp đỡ người thân của tử tù muốn lấy hài cốt về quê an táng. Chia tay chúng tôi, ông nhắn nhủ nếu có ai cần lấy hài cốt thì báo giúp. "Dù tử tù có lầm lỗi đến đâu thì đó cũng đã là quá khứ, hãy bỏ qua để dưới suối vàng họ được yên lòng" - ông Ba Son nói. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 9, cho biết theo kế hoạch, tất cả hài cốt còn lại của các tử tù tại trường bắn Long Bình sẽ được quy tập về nghĩa trang Phúc An Viên (phường Long Thạnh Mỹ, quận 9). Hiện trường bắn Long Bình đang được các cơ quan chức năng tiến hành giải phóng mặt bằng, sau đó bàn giao cho đơn vị đầu tư thực hiện dự án phát triển đô thị. "Người thân nếu cần lấy hài cốt của các tử tù thì liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 9 để được giải quyết" - ông Thành nói.
Theo Thành Đồng
Giã từ nghề "xương máu" Ngày 6/8, tử tù đầu tiên đã bị thi hành án bằng phương pháp tiêm thuốc độc. Đây là lúc các trường bắn bị "xóa sổ" và những người đảm nhận việc gội rửa, tẩm liệm, chôn xác tử tù... cũng chuyển sang nghề khác. Với các phu trường bắn, công việc họ từng làm là nghề "xương máu". Nó luôn ám ảnh...