Trưởng Ban Kinh tế TƯ: Chính phủ đã đánh giá sát tình hình thực tế
Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước, GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Chính phủ đã đánh giá sát với tình hình thực tế.
Tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013, việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014, GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Chính phủ đã đánh giá sát với tình hình thực tế, báo cáo của Chính phủ ngắn gọn, có nhiều số liệu, đi thẳng vào vấn đề và có đổi mới.
Thảo luận tại phiên họp, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ đồng tình cao với những giải pháp của Chính phủ, thẩm tra của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội những tháng còn lại của năm nay, tuy nhiên cũng đề nghị cần phải nhanh chóng cụ thể hóa những vấn đề nêu ra trong Hiến pháp 2013.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ
Trao đổi về tình hình biển đông tác động đối với vấn đề kinh tế, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho rằng: Trong điều kiện hội nhập, các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, mỗi bước đi của nước nào đó phải tính toán kỹ, thời buổi này không phải muốn làm gì cũng được. Chính vì vậy, theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trước mắt chúng ta cần giải quyết tốt những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Thống nhất với báo cáo của Chính phủ và thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần tập trung xử lý tổng cầu, làm sao phân bổ, giải ngân sớm các nguồn vốn đưa ra thị trường, đẩy nhanh vốn trái phiếu, ngân sách, nhất là vốn đối ứng cho ODA cũng cần giải nhanh lên. Tăng cường đối thoại giữa chính quyền, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, giải quyết tốt vấn đề quản lý đầu tư, giải phóng mặt bằng, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Đối với kết cấu hạ tầng về giao thông, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị sớm ban hành văn bản, nghị định về hợp tác công tư, đi kèm với việc phải quy định rõ ràng các thể chế trong hợp tác công tư để phát huy thêm các nguồn lực xã hội hóa, tăng cường đầu tư. Về tái cơ cấu nền kinh tế: Theo Nghị quyết của Quốc hội, cần đẩy mạnh tái cấu trúc, mục tiêu trong 2 năm 2014-2015, cần rà soát lại kết quả đạt được, chú trọng gắn tổng thể với vấn đề trọng tâm, tái cơ cấu ngành, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quan tâm mô hình hợp tác công tư đối với lĩnh vực y tế, giáo dục để giảm tải cho bệnh viện, tăng cường đầu tư cho giáo dục, gắn nhà nước với doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.
Đánh giá việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, vừa qua Chính phủ ban hành các Nghị quyết 15 là rất kịp thời, đề nghị cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, Quốc hội cần có chương trình giám sát khu vực này để làm sao quá trình tái cơ cấu có hiệu quả, không để thất thoát, cần thực hiện theo nguyên tắc thị trường để bảo đảm minh bạch, hiệu quả.
Đối với lĩnh vực tài chính tiền tệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu, vừa qua lập công ty quản lý nợ xấu nhưng quyền hạn còn rất hạn chế, cần bổ sung chứng năng nhiệm vụ cho công ty này, cho phép công ty được mua bán nợ thật, chứ không chỉ quản lý nợ, phải sửa đổi chức năng nhiệm vụ, phải cấp vốn thực tế, giải quyết các thủ tục pháp lý, xử lý tài sản đảm bảo, hoàn thiện thể chế phát triển thị trường mua bán nợ thì chúng ta mới giải quyết được nợ xấu. Theo GS.TS Vương Đình Huệ, trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, công tác truyền thông là rất quan trọng, trong tình hình hiện nay, đề nghị cần truyền thông chính xác, thận trọng khi đưa tin về lĩnh vực này.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải làm rõ nguyên nhân vì sao tăng trưởng tín dụng mấy năm nay đầu năm thì thấp cuối năm thì tăng nhanh. Và năm nay rút kinh nghiệm từ những bài toán thành công của năm trước cố gắng từ bây giờ chúng ta phải đẩy tín dụng ra không để những ngân hàng tháng 9 tháng 10 tín dụng không đạt cuối cùng còn 1, 2 tháng tín dụng lại vọt lên đạt và vượt kế hoạch, đây chính là bài toán tín dụng chúng ta phải xem xét.” GS.TS Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Nguyễn Thanh Liêm
Theo Dantri
Tuyên hủy tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"
HĐXX TAND Tối cao tại TPHCM quyết định chấp nhận một phần kháng cáo đối với Tổng giám đốc Nguyễn Bi và phó tướng Nguyễn Thanh Huyền, tuyên hủy tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với 2 bị cáo này.
Các bị cáo được ngồi nghe tuyên án
Sau một tuần xét xử và nghị án, chiều 19/5, HĐXX TAND Tối cao tại TPHCM ra phán quyết về vụ tham nhũng xảy ra tại công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (công ty Vifon).
Theo đó, HĐXX đã chấp nhận một phần kháng cáo của hai bị cáo, tuyên hủy tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Bi (65 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Vifon) và Nguyễn Thanh Huyền (59 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc công ty Vifon), trả hồ sơ cho VKSND Tối cáo điều tra, xét xử lại.
HĐXX lập luận rằng, việc Bi gửi tiền huy động vốn vào công ty Vifon là có. Đối với một số phiếu chi mà công ty Vifon chi ra, bị cáo Bi có thừa nhận được thanh toán 4 phiếu với số tiền hơn 200 triệu đồng. Vậy còn hơn 30 phiếu chi còn lại đã được chi chưa? Chi khi nào và ai nhận thì cần phải làm rõ. Đây là căn cứ để xác định hành vi phạm tội của Nguyễn Bi đối với số tiền 2,283 tỷ đồng, đồng thời là căn cứ đánh giá tính chất, mức độ phạm tội của Nguyễn Thanh Huyền về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Nguyễn Bi
Đồng thời, HĐXX tuyên bác kháng cáo kêu oan, tuyên y án sơ thẩm 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Bi về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", 20 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Huyền về tội "Tham ô tài sản". HĐXX cho rằng bản án sơ thẩm đới với 2 bị cáo Huyền và Bi là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tương xứng với tội trạng mà các bị cáo gây ra.
Đối với nguồn gốc số tiền 7,9 tỷ đồng, HĐXX cho rằng đây là tiền lợi nhuận có được từ chuyển nhượng vốn liên doanh được Bộ Công nghiệp cho phép công ty Vifon trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tiền lợi nhuận này xuất phát từ nguồn vốn của nhà nước, số tiền mất đi là tài sản nhà nước mất.
"Phó tướng" Thanh Huyền
Đồng thời, HĐXX lập luận rằng xác định là tài sản nhà nước bị mất nên tòa sơ thẩm xác đinh Bộ Công thương là nguyên đơn dân sự là không sai. Ngoài ra, dù Bộ Công thương không làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không có nghĩa tiền nhà nước không bị mất.
Bên cạnh đó, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Dương Thị Mẫn (67 tuổi, nguyên kế toán thanh toán công ty vifon), tuyên giảm án từ 7 năm xuống 5 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", bởi lẽ xét thấy bị cáo Mẫn có hoàn cảnh neo đơn, bản thân đã 2 lần đi mổ tim, sức khỏe yếu không ai chăm sóc nên giảm án cho bị cáo để thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.
HĐXX bác kháng cáo tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù đối với bị cáo Đàm Tú Liên (53 tuổi, nguyên kế toán trưởng công ty vifon), 7 năm tù đối với bị cáo Ka Thị Thu Hồng (57 tuổi, nguyên thủ quỹ công ty vifon) cùng về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo rời toà
Ngoài ra việc Huyền nhận số tiền 65.000 USD từ quyết định chi thưởng 290.000 USD của Nguyễn Bi thì tòa sơ thẩm chưa xem xét là thiếu sót. Vì vậy Tòa sẽ kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm để xét xử yêu cầu Huyền nộp lại sung công quỹ nhà nước.
Bên cạnh đó, HĐXX cho rằng nay có đủ căn cứ xác định số tiền 9,8 tỷ đồng là tiền tham ô, vì vậy đối với bản án kinh doanh thương mại có hiệu lực pháp luật buộc công ty vifon trả cho vợ chồng bị cáo Huyền số tiền hơn 12 tỷ đồng trước đó, HĐXX sẽ có kiến nghị giám đốc thẩm xem xét. Bởi lẽ, số tiền Huyền mua cổ phiếu của công ty Vifon cần xác định lại có phải là tiền tham ô mà có hay không? Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc Huyền bồi thường số tiền 9,8 tỷ đồng cho Bộ Công thương.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù về tội "Tham ô", 15 năm tù về tội "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị buộc phải bồi thường cho Bộ Công thương số tiền 9,8 tỷ đồng, bồi thường cho công ty Vifon số tiền 1,379 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Bi bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp hình phạt chung là 22 năm tù; tuyên buộc bị cáo Bi bồi thường cho Vifon 2,2 tỷ đồng.
Bị cáo Đàm Tú Liên, nguyên Kế toán trưởng lĩnh mức án 8 năm tù; bị cáo Dương Thị Mẫn, nguyên Kế toán thanh toán lĩnh mức án 7 năm tù và Ka Thị Thu Hồng lĩnh mức án 7 năm tù, về tội danh "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo theo hồ sơ vụ án, công ty Vifon được thành lập năm 1993 là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập. Tuy nhiên, từ 2002 - 2006, lợi dụng giai đoạn chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, các bị cáo Nguyễn Thanh Huyền và Nguyễn Bi đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, lấy tiền của nhà nước và cổ đông để đưa vào huy động vốn cá nhân rồi sau đó rút ra chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Nhà nước và các cổ đông số tiền 18,2 tỷ đồng.
Công Quang - Quốc Anh
Theo dantri
Vụ "dùng nhục hình làm chết người": Cần thay đổi tội danh Mặc dù không thuộc trường hợp bắt quả tang nhưng việc anh Ngô Thanh Kiều bị bắt khẩn cấp giữa đêm mà không có lệnh bắt giữ, không chỉ là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà còn có dấu hiệu của "Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật". Vừa qua, TAND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú...